Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trạm khuyến nông huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46)

`

( Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Đại Từ)[6]

Hình 4.1: Sơđồ cơ cấu tổ chức trạm khuyến nông huyện Đại Từ

Qua hình 4.2 ta thấy đứng đầu Trạm khuyến nông là Trạm trưởng chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung, chỉđạo toàn diện công việc. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của cơ quan, ký các văn bản của Trạm báo cáo công tác với Huyện uỷ, UBND huyện và các cơ quan chuyên môn cấp trên. Trạm trưởng quản lý các công việc thông qua 2 Trạm phó.

Chuyên viên kỹ thuật: (Thuỷ sản, lâm nghiệp) Trưởng trạm Phó trạm Phó trạm Chuyên viên kỹ thuật: (Trồng trọt, chăn nuôi, thú y) Cán bộ khuyến nông cơ sở Bộ phận tài vụ khuyến nông viên làng KN tự quản Nhóm sở thích câu lạc bộ KN

39

Trạm phó là người giúp Trạm trưởng trong công tác chỉ đạo và lãnh đạo các hoạt động của cơ quan, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trạm trưởng. Trực tiếp chỉ đạo một số lĩnh vực của cơ quan và chịu trách nhiệm trước Trạm trưởng về lĩnh vực mình phụ trách. Hai Trạm phó chịu trách nhiệm về các lĩnh vực khác nhau một cán bộ chuyên ngành trồng trọt phụ trách về kỹ thuật đồng thời trực tiếp xây dựng và thực hiện các mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật, đánh giá kết quả và thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng và tuyên truyền, chuyển giao tới cơ sở. Một cán bộ chuyên ngành lâm nghiệp phụ trách kế hoạch, hành chính, dự án với các hoạt động chính đó là: Tổ chức hành chính cơ quan, xây dựng và thực hiện các dự án, triển khai và thực hiện các dự án đầu tư trên lĩnh vực nông lâm nghiệp, xây dựng kế hoạch hoạt động theo định kỳ và tổng hợp báo cáo kết quả trước toàn thể Trạm Khuyến nông.

Trạm phó quản lý công việc thông qua khuyến nông cơ sở. KN cơ sở chịu sự giám sát về mặt chuyên môn từ Trạm khuyến nông huyện Đại Từ và quản lý của UBND xã. Hệ thống khuyến nông viên cơ sở có vai trò đáng kể trong tham mưu cho lãnh đạo địa phương, trong lập kế hoạch và thực hiện chỉ đạo sản xuất, đưa những thông tin đến người dân. Ở cấp thôn bản thì đã xuất hiện ba loại tổ chức khuyến nông đó là làng khuyến nông tự quản, câu lạc bộ khuyến nông, nhóm cùng sở thích

Ngoài ra, Trạm còn có một cán bộ chuyên ngành kế toán làm việc độc lập dưới sự quản lý của lãnh đạo Trạm.

4.2.3.3. Phương thức hoạt động của trạm khuyến nông huyện Đại Từ

Căn cứ vào quy chế thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, quy chế hoạt động của cơ quan UBND - HĐND huyện Đại Từ thì Trạm khuyến nông huyện Đại Từ hoạt động theo các nguyên tắc sau:

- Không áp đặt mệnh lệnh từ trên xuống mà xuất phát từ nhu cầu của người nông dân tại địa phương mình.

40

- Không làm thay nông dân, phải có sự tham gia của nông dân. Vai trò của khuyến nông viên là tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn, theo dõi và quản lý chung về mô hình trình diễn và các hoạt động chung của khuyến nông tại địa phương mình.

- Khuyến nông là xây dựng kênh thông tin hai chiều với nông dân vừa hướng dẫn, vừa tổng kết kinh nghiệm.

- Khuyến nông là hoạt động xã hội trong đó khuyến nông, nhà nước là đầu mối nhưng không hoạt động độc lập mà phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức và cá nhân khác có cùng mục đích nhiệm vụ.

Những nguyên tắc này sẽ làm cơ sở giúp Trạm khuyến nông huyện Đại Từ hoạt động hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46)