Hoạt động đào tạo, tập huấn về khuyến nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 58)

Tập huấn kỹ thuật là công việc không thể thiếu được trong công tác khuyến nông, là một trong những hình thức giáo dục, là quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của người dân. Đào tạo tập huấn sẽ giúp người dân được tiếp cận với các kiến thức KHKT, tạo điều kiện cho người dân có thể áp dụng vào thực tế sản xuất giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ. Để đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn Trạm khuyến nông huyện Đại Từ đã phố hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, Công ty cổ phần giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên, Phòng NN & PTNT huyện Đại Từ.

Kết quả tổ chức các lớp đào tạo tập huấn được tổng hợp ở bảng 4.12 như sau:

51

Bảng 4.12: Kết quảđào tạo tập huấn cho nông dân huyện Đại Từ qua 3 năm ( 2011 - 2013) Tên chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2011 2012 2013 12/11 13/12 1.Tổng số lớp tập huấn Lớp 1.176 940 627 79,9 66,7 + Trồng trọt Lớp 722 540 368 74,8 68,2 + Chăn nuôi Lớp 300 265 180 88,3 67,9 + Lâm nghiệp Lớp 97 80 50 82,5 62,5 + Thủy sản Lớp 48 49 24 102,1 48,8 + Bioga Lớp 9 6 5 66,7 83,3 2.Tổng số lượt người

tham gia Người 43.573 32.996 24.991 75,7 75,7

BQ Người/ lớp Người/lớp 37,05 35,1 39,86 94,7 113,0

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Đại Từ) [4,5,6]

Trong vòng 3 năm qua (2011- 2013) Trạm khuyến nông huyện Đại Từ đã tổ chức 2.743 lớp tập huấn trên 31 xã thị trấn với 101.560 lượt người tham gia. Các Hoạt động tập huấn kỹ thuật của Trạm không chỉ dừng lại ở một lĩnh vực riêng lẻ mà bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bioga, tập huấn theo thời vụ và tập huấn cho khuyến nông cơ sở, trong đó các lớp tập huấn về trồng trọt vẫn là chủ yếu.

Qua bảng 4.12 cho ta thấy: Trong 3 năm qua, Trạm khuyến nông Đại Từ đã tổ chức được 2.743 lớp tập huấn kỹ thuật. Trong đó, có 1.630 lớp tập huấn kỹ thuật về lĩnh vực trồng trọt chiếm 59,42%,745 lớp tập huấn thuộc lĩnh vực chăn nuôi chiếm 27,16%, 227 lớp tập huấn kỹ thuật về lĩnh vực lâm nghiệp chiếm 8,27%, 121 lớp về thủy sản chiếm 4,41% và 20 lớp bioga chiếm 0,73%. Tuy nhiên, số lớp tập huấn kỹ thuật giảm qua các năm năm 2012 là 79,9% giảm 20,1% so với năm 2011 năm 2013 là 66,7% giảm 33,3% so với năm 2012. Bên cạnh đó, bình quân số người tham gia tập huấn trên một lớp lại tăng năm 2011 là 37,05 người, năm 2013 là 39,86 người. Việc tổ chức tập

52

huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trên khắp địa bàn huyện với quy mô rộng, thời gian của mỗi lớp tập huấn thường là từ 1- 2 ngày, cụ thể như sau:

+ Tập huấn về trồng trọt vẫn được xem là quan trọng, thường chiếm từ trên 55% - 60% trong tổng số nội dung tập huấn của Trạm. Bởi vì, ngành trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của huyện và ngày càng được bà con quan tâm hơn.

+ Tập huấn về chăn nuôi: Cũng được xem là thế mạnh của huyện nên chiếm tỷ lệ khá cao 25-30% trong số buổi tập huấn.

+ Tập huấn về nuôi trồng thủy sản: Bình quân số buổi tập huấn chưa cao chiếm khoảng 5% và đang có xu hướng giảm nhưng nó lại mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân.

+ Tập huấn bioga: Bình quân số buổi tập huấn thấp khoảng 0,8% nhưng Trạm đã xây dựng khá nhiều công trình và được nhân dân hưởng ứng. Năm 2011, xây dựng được 71/70 công trình năm 2012, xây dựng được 60/60 công trình năm 2013, xây dựng được 50/50 công trình. Tuy nhiên, đến năm 2013 số lớp tập huấn lại giảm còn có 5 buổi tập huấn theo điều tra, phỏng vấn CBKN được biết số người tham gia ít do chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc chi phí đầu tư cao.

Tóm lại, trong 3 năm qua thì số lượng lớp tập huấn đang có xu hướng giảm, số lượng người tham tập huấn tăng lên chứng tỏ hoạt động tập huấn ngày càng được người dân quan tâm. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác tập huấn vẫn còn một số hạn chế như: Các lớp tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân chủ yếu tập trung vào kỹ thuật trồng trọt, nội dung các lớp tập huấn chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, phương pháp tổ chức các lớp tập huấn chưa hấp dẫn, cũng chưa quan tâm tới tập huấn cho nông dân về công nghệ sau thu hoạch và thị trường. Hơn nữa, ở các buổi tập huấn phần đa là nam giới, là cán bộ trưởng thôn trong xóm, mà việc đồng áng thường là nữ giới đảm nhiệm nhiều hơn.

Vì vậy trong thời gian tới, Trạm khuyến nông nên tiến hành điều tra về nhu cầu của người dân, thiết kế chương trình, nội dung, phương pháp giảng bài trước khi tổ chức các lớp tập huấn sao cho phù hợp với nhu cầu của người dân, điều kiện thực tiễn tại địa phương. Cần đặc biệt quan tâm đến thị trường và các đối tượng là nông dân nghèo, phụ nữ.

53

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 58)