Đánh giá chung về công tác khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 65)

huyện Đại Từ

4.4.1. Đánh giá của CBKN về hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ * Đánh giá về hoạt động xây dựng mô hình trình diễn

Trong 3 năm qua tất cả các cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ đều tham gia xây dựng MHTD, trong số các mô hình đó có mô hình đạt kết quả tốt và được nhân rộng nhưng cũng có những mô hình không được nhân rộng. Khi mô hình có kết quả tốt cần tiến hành hội thảo đầu bờ, tổ chức tham quan giúp các địa phương khác học hỏi áp dụng. Theo điều tra từ cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ thì trung bình 3 năm có khoảng 25 mô hình được xây dựng 95% các mô hình đạt kết quả tốt, tuy nhiên chỉ có khoảng 60% các mô hình được nhân rộng. Các mô hình có kết quả thấp hoặc không mang lại kết quả phần lớn là do thiên tai dịch bệnh. Hơn nữa, khi thực hiện mô hình đều được các cấp ngành và người dân tham gia ủng hộ giúp đỡ bên cạnh đó, các mô hình đòi hỏi kinh phí cao mà kinh phí triển khai thực hiện mô hình còn hạn chế.

* Đánh giá về hoạt động đào tạo, tập huấn

Sự thành công của người CBKN là được người dân chấp nhận và các hoạt động đó thực sự mang lại lợi ích cho nông dân. Những kiến thức mà CBKN chuyển giao được bà con nông dân chấp nhận và áp dụng vào thực tế sản xuất là bước đệm để đánh giá khả năng và phương pháp tập huấn của CBKN. Sau 10 năm thành lập, Trạm khuyến nông huyện Đại Từ đã hoạt động rất hiệu quả với đội ngũ cán bộ năng động và không ngừng học hỏi. Các cán bộ khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đại Từ luôn luôn trang bị kiến thức cho mình bằng chính sự nỗ lực học hỏi, bằng việc tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ khuyến nông, ... Trước khi tổ chức tập huấn về bất cứ nội dung nào các CBKN đều có sự chuẩn bị, nguồn để cán bộ khuyến nông căn cứ xây dựng lên nội dung cho các lớp tập huấn được tổng hợp qua bảng 4.15:

58

Bảng 4.15: Nguồn để CBKN căn cứ xây dựng nội dung cho các lớp tập huấn (n=20)

Chỉ tiêu Số CBKN (người)

Tỷ lệ (%) 1.Tài liệu từ trên đưa xuống 14 70

2. Sách, báo 20 100

3. Kiến thức của bản thân 17 85 4. Học tập từ kinh nghiệm của đồng nghiệp 18 90 5. Học tập từ kinh nghiệm của người dân 6 30

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra, năm 2014)

Qua bảng 4.15 ta thấy các cán bộ khuyến nông đã dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau để xây dựng nội dung cho các buổi tập huấn. Trong đó, 100% số CBKN dựa vào kinh nghiệm qua sách báo. Số cán bộ khuyến nông tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp là 18 người chiếm 90%, kiến thức của bản thân là 17 người chiếm 85%, tài liệu từ trên đưa xuống có 14 cán bộ chiếm 70 %, học từ kinh nghiệm người dân có 6 cán bộ chiếm 30%. Như vậy, đa số các cán bộ của Trạm đã có sự tham khảo tổng hợp nhiều nguồn tài liệu nên các buổi tập huấn đã đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Tuy nhiên, sự tham khảo ý kiến của người dân còn hạn chế.

Trong 3 năm các cán bộ khuyến nông đều tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân trên địa bàn phụ trách trung bình mỗi năm CBKN tập huấn từ 5- 10 lớp. Nhìn chung, các lớp tập huấn đều nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bà con. Tuy nhiên, những kiến thức mà cán bộ khuyến nông đưa đến cho bà con nông dân không phải đều được áp dụng 100% mà chỉ được khoảng 60% trong việc áp dụng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất.

* Đánh giá về hoạt động thông tin tuyên truyền

Hoạt động thông tin tuyên truyền của Trạm luôn được chú trọng, và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân.

Trong những năm qua CBKN huyện Đại Từ sử dụng những hình thức tuyên truyền như: Thông qua hệ thống loa phát thanh của xã (thị trấn), thôn

59

(xóm), tờ rơi, báo chí, bản tin khuyến nông, các tài liệu phát tay trong các buổi

tập huấn, tuyên truyền bằng miệng qua các buổi đi thăm đồng.

Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được chuyển tải một cách sớm nhất đến từng thôn xóm, thông qua trưởng xóm, các chi hội ban ngành tổ chức tại cơ sở.

Nội dung tuyên truyền thường là phổ biến khoa học kĩ thuật mới, sâu bệnh hại và những mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm tới, CBKN cần phát huy và đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

* Đánh giá về hoạt động tư vấn và dịch vụ

Các hoạt động tư vấn dịch vụ của Trạm thường là cung ứng giống cây trồng, thuốc BVTV, thuốc thú y cho bà con, khi bà con có nhu cầu đăng kí với cán bộ khuyến nông cơ sở, CBKN cơ sở tổng hợp đưa lên Trạm khuyến nông. Trạm sẽ liên hệ với các trung tâm có uy tín, công ty để cung cấp giống kịp mùa vụ với giá bán thấp hơn ngoài thị trường. Do địa bàn rộng khả năng tiếp xúc được với đông đảo bà con nông dân là không nhiều cho nên việc tư vấn trực tiếp cho nhu cầu từng hộ là rất ít. Các hoạt động tư vấn cho bà con hầu hết được lồng ghép khi đi tập huấn, tham quan, hội thảo.

4.4.2. Đánh giá của người dân về công tác khuyến nông huyện Đại Từ Bảng 4.16: Sự tham gia của người dân trong các hoạt động khuyến nông

tại địa phương (n= 60)

STT Hoạt động khuyến nông Số hộ tham gia Tỷ lệ (%)

1 Xây dựng mô hình trình diễn 16 26,7

2 Đào tạo tập huấn 42 70

3 Thông tin tuyên truyền 10 16,7

4 Tham quan hội thảo 12 20

5 Tư vấn dịch vụ 23 38,3

(Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra năm 2014)

Qua bảng 4.16 cho thấy: Trong số 60 hộ được điều tra ngẫu nhiên, số lượng hộ biết và tham gia các hoạt động khuyến nông tại địa phương tương đối cao. Điều này nói lên các hoạt khuyến nông ngày được hộ quan tâm, trong đó số hộ tham gia vào hoạt động đào tạo tập huấn, xây dựng mô hình

60

trình diễn, tư vấn dịch vụ khá đông. Tuy nhiên, số hộ tham gia hoạt động thông tin tuyên truyền, tham quan hội thảo còn ít.

* Đánh giá của người dân về hoạt động xây dựng mô hình trình diễn

Hiện nay các mô hình trình diễn nhận được nhiều sự quan tâm của người dân và ngày càng có nhiều người dân muốn tham gia vào các mô hình trình diễn. Hầu hết, các mô hình thực hiện tại địa phương đều mang lại kết quả tốt, và phù hợp với điều kinh tế của các hộ gia đình tham gia.

Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng mô hình trình diễn được thể hiện ở bảng 4.17 sau:

Bảng 4.17. Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng mô hình trình diễn STT Chỉ tiêu Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số hộ điều tra 60 100,00 - Không biết về các mô hình trình diễn 35 58,33 - Biết về các mô hình trình diễn 25 41,67

+ không tham gia mô hình 9 36.00

+ Tham gia mô hình trình diễn 16 64,00

2 Lý do tham gia mô hình trình diễn

- Nâng cao thu nhập 16 100

- Nâng cao sự hiểu biết về KHKT 8 50

- Nhận được sự hỗ trợ 14 87,5

- Lý do khác 3 18,75

3 Lý do không tham gia mô hình trình diễn

- Thiếu vốn 6 66,67 - Mô hình khó áp dụng 4 44,45 - Rủi do cao 1 11,12 - Ảnh hưởng bởi thất bại của các mô hình trước 2 22,23 (Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra năm 2014)

Qua bảng 4.17 cho ta thấy: Trong tổng số 60 hộ điều tra thì có 35 hộ không biết về mô hình, 25 hộ biết về các mô hình trình diễn diễn ra ở địa phương (Chiếm 41,67 %) với: 16 hộ tham gia mô hình (Chiếm 64%), 9 hộ biết nhưng không tham gia mô hình (Chiếm 36%). Trong đó những người được hỏi có tham gia thực hiện các mô hình với mục đích chủ yếu là: Nâng

61

cao thu nhập (với 100%), nhận được sự hỗ trợ từ mô hình (với 87,50%), nâng cao hiểu biết về KHKT (với 50%), còn lại là các lý do khác (với 18,75%). Những hộđược hỏi biết về mô hình nhưng không tham gia mô hình với các lý do: Thiếu vốn chiếm 66,67%, mô hình khó áp dụng chiếm 44,45%, ảnh hưởng bởi thất bại của các mô hình trước chiếm 11,12%, rủi do cao chiếm 22,23%. Từ những phân tích trên cho thấy: 100% các hộ nông dân tham gia hoạt động mô hình trình diễn với mong muốn nâng cao thu nhập cho gia đình, đây chính là sự mong đợi của người dân. Tuy nhiên, mô hình trên địa bàn xã còn hạn chế. Trên thực tế qua điều tra ở 3 xã được chọn làm mẫu điều tra thì số hộđược tham gia các mô hình lại rất ít. Điều này cho thấy việc xây dựng mô hình trình diễn của Trạm chỉ mới tập trung ở một số xã nhất định, chưa có sự nhân rộng ra trên tất cả các địa bàn, hơn nữa việc xác định nhu cầu trước khi xây dựng mô hình chư được thực hiện. Đây là hạn chế trong hoạt động mà thời gian tới Trạm cần khắc phục.

Vì vậy, trong thời gian tới Trạm nên tăng cường số lượng các mô hình, số hộ tham gia mô hình cũng như việc xác định nhu cầu trước khi triển khai mô hình, phân bổ các mô trên tất cả các xã, làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân biết và hiểu về mục đích và lợi ích của các mô hình trình diễn để thuyết phục được nhiều người dân hiểu và nhân rộng các mô hình thành công hơn.

Mức độ thành công của một mô hình trình diễn được thể hiện ở kết quả đánh giá về kết quả thực hiện mô hình, khả năng nhân rộng của nó trong thực tế sau khi mô hình kết thúc.

Bảng 4.18: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra các hộ về kết quả tham gia mô hình trình diễn

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng hộ điều tra 16 100

- Hiệu quả 14 87,5

- Không hiệu quả 2 12,5

- Có mô hình hiệu quả có mô

hình không hiệu quả 0 0

62

Qua bảng 4.18 ta thấy trong 16 hộ làm mô hình khuyến nông thì 14 hộ thấy hiệu quả với mô hình chiếm 87,5%, có 2 hộ thấy mô hình không hiệu quả và không có hộ tham gia mô hình nhưng không hiệu quả, đây là dấu hiệu đáng mừng của hoạt động xây dựng mô hình trình diễn của Trạm. Tuy nhiên, khả năng nhân rộng không cao người dân thường quay lại sử dụng cây trồng, giống vật nuôi cũ sau khi kết thúc mô hình. Khi được hỏi thì có rất nhiều lý do như sự đầu tư lớn hơn so với phương pháp làm cũ, tốn nhiều công lao động, kĩ thuật phức tạp, khả năng chống chịu thấp so với giống cũ …

Trên thực tế, phần lớn các mô hình Trạm thực hiện được người dân tham gia tốt nhưng hầu như không có mô hình nào mang tính bền vững và lâu dài. Thông thường khi mô hình kết thúc, thì bà con cũng bỏ luôn không làm nữa vấn đề là làm sao nhân rộng được mô hình, làm sao cho mô hình mang tính bền vững. Nguyên nhân một số mô hình không được nhân rộng do:

- Khi thực hiện tiếp mô hình sản phẩm của mô hình không có thị trường bán.

- Sau khi mô hình kết thúc gia đình không đủđiều kiện thực hiện tiếp do kinh phí đầu tư lớn, yêu cầu kĩ thuật cao, đòi hỏi nhiều nhân lực, diện tích lớn.

- Chưa hiểu về mô hình, tham gia vì được hỗ trợ.

Như vậy, qua những gì phân tích ở trên có thể thấy: Khi xây dựng các mô hình trình diễn, chúng ta không nên chỉ đơn thuần chú ý tới hiệu quả của mô hình trước mắt. Mà trước khi xây dựng các mô hình khuyến nông cần tính toán kỹ các mô hình đó có dễ nhân rộng không? Hộ có đáp ứng được yêu cầu của mô hình không? Có nguồn tiêu thụ không? Có như vậy, các mô hình mà Trạm xây dựng mới đáp ứng được nhu cầu và mang lại hiệu quả cho hộ, mới có tính bền vững và lâu dài.

* Đánh giá của người nông dân về hoạt động đào tạo tập huấn.

Trong khuyến nông sự tham gia của người dân là cần thiết và không thể thiếu sự tham gia của người dân vào hoạt động đào tạo tập huấn

Qua điều tra và phỏng vấn 60 hộ nông dân ở 3 xã cho thấy CBKN đã và đang thực sự trở thành “những người bạn của nhà nông”.

63

Qua bảng 4.19 cho thấy: Năm 2013, có 42 hộ trong tổng số 60 hộ điều tra (chiếm 70%) biết về các hoạt động tập huấn khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đại Từ.

Bảng 4.19: Sự tham gia của người dân vào hoạt động đào tạo tập huấn

STT Chỉ tiêu

Năm 2013

SL (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Tổng số hộ điều tra 60 100

2 Biết về tập huấn 45 75

3 Tham gia tập huấn 42 70

4 Lý do tham gia tập huấn

- Được hỗ trợ kinh phí 5 11,9 - Nâng cao hiểu biết về KHKT 33 78,6 - Được vận động 4 9,5

5

Lý do không tham gia tập huấn

- Thiếu thông tin về lớp học 12 66,7 - Nội dung không phù hợp 2 11,1

- Lý do khác 4 22,2

(Nguồn: Tổng hợp điều tra phỏng vấn năm 2014)

Khi điều tra, phỏng vấn lý do tham gia hoạt động tập huấn thì lý do vận động tham gia tập huấn có 4 hộ chiếm 9,5%, do nhu cầu hiểu biết về khoa học kỹ thuật đối với người dân là quan trọng có 33 hộ tham gia chiếm 78,6% và còn có 5 hộ tham gia vì lí do kinh phí chiếm 11,9%. Ở các buổi tập huấn thì người dân được hỗ trợ hoàn toàn kinh phí, người dân không phải đóng kinh phí mà lại được thu lại tiền. Cho nên một số hộ tham gia cho có phong trào coi đi tập huấn là để có kinh phí chứ không phải là để nâng cao kiến thức, nên các lớp tập huấn đã chưa thực sự đạt hiệu quả.

64

Đối với các hộ không tham gia tập huấn thì số lượng hộ không tham gia vì thiếu thông tin về lớp học vẫn còn khá cao chiếm 66,7%, trong các năm gần đây đang có hướng giảm dần do khả năng tiếp cận các thông tin liên quan tới hoạt động khuyến nông đã tăng lên, lý do nội dung không phù hợp cũng giảm dần, khi phỏng vấn tôi được biết các hộ không tham gia khi đã có thông tin về tập huấn là do hộ bận việc riêng, thiếu người...

Qua phỏng vấn 42 hộ biết và tham gia tập huấn năm 2013 đánh giá về hoạt động đào tạo tập huấn được tổng hợp qua bảng 4.20 như sau:

Bảng 4.20: Đánh giá của người dân về hoạt động đào tạo tập huấn (n=42) Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Thời gian bố trí - Rất phù hợp 4 9,5 - Phù hợp 27 64,3 - Bình thường 10 23,8 - Không phù hợp 1 2,4 2. Nội dung - Rất cần thiết 7 16,7 - Cần thiết 31 73,8 - Bình thường 4 9,5 - Không cần thiết 0 0 3. Hiệu quả - Có 28 66,7 - Không 14 33,3

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra, năm 2014)

Qua bảng 4.20 ta thấy trong tổng số 42 hộđiều tra có 4 hộ chiếm 9,5% cho rằng thời gian bố trí các lớp tập huấn là rất phù hợp, có 27 hộ chiếm 64,3% cho rằng thời gian bố trí các lớp tập huấn là phù hợp, 10 hộ chiếm

65

23,8% cho rằng sự bố trí các lớp tập huấn là bình thường và có 1 hộ chiếm 2,4% cho rằng thời gian các lớp tập huấn là không phù hợp. Theo đánh giá của các hộ cho là rất phù hợp và phù hợp tức là sự sắp xếp thời gian cho các lớp tập huấn của CBKN là hợp lý vì các lớp tập huấn thường được tổ chức trước khi vào vụ khoảng 1-2 tuần, tập huấn về chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng cho gia súc gia cầm thường được tổ chức vào tháng 2 dương lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 65)