Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 43)

CBKN có một vai trò hết sức quan trọng trong công tác khuyến nông, sau khi thành lập trạm Khuyến nông huyện Đại Từ đã không ngừng củng cố, bồi dưỡng đội ngũ CBKN từ huyện xuống cơ sở. Lực lượng cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ được phân thành 2 cấp là cấp huyện và cấp xã (thị trấn).

36

Bảng 4.6: Đội ngũ CBKN tại huyện Đại Từ năm 2013

Tên chỉ tiêu Tổng số

Phân theo chuyên nghành đào tạo Phân theo cấp quản lí Trồng trọt Chăn nuôi - Thú y Lâm nghiệp Thủy sản Khuyến nông Khác Cấp huyện Cấp xã 1. S lượng CBKN 45 15 12 5 4 6 3 14 31 2. Phân theo gii tính - Nam 18 4 5 4 2 2 1 6 9 - Nữ 27 11 7 1 2 4 2 8 22 3. Phân theo cp qun lý - Cấp huyện 14 5 3 2 1 1 2 - Cấp xã 31 10 9 3 3 5 1 4. Phân theo trình độ hc vn - Thạc sĩ - Đại học 15 12 5 4 6 3 14 31 - Cao đẳng -Trung cấp

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Đại Từ và kết quảđiều tra) [4,5,6,12]

37

Tổng số CBKN trên toàn huyện đến cuối năm 2013 là 45 người trong đó trạm khuyến nông có 14 người (chiếm 27,90%), cấp xã là 31 người (chiếm 72,09%).

Kết quả tổng hợp qua bảng 4.6 về đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ cho ta thấy:

- Giới tính: Trong tổng số 45 cán bộ khuyến nông của huyện thì có 18 CBKN là nam giới chiếm 40,0%, nữ giới là 27 người chiếm 60,0%. Trong đó, ở cấp huyện có 14 người CBKN nam chiếm 33,33% và 66,67% CBKN là nữ. Ở cấp xã, thị trấn có 29,03% CBKN là nam và 70,97% CBKN là nữ. Như vậy, ở cả cấp huyện, cấp xã (thị trấn) thì tỷ lệ nữ giới tham gia vào công tác khuyến nông cao hơn nam giới. Điều này cho thấy sự hợp lý trong hệ thống khuyến nông huyện Đại Từ phù hợp với định hướng và chủ trương của Nhà nước là tăng tỷ lệ cán bộ là phụ nữ.

- Trình độ học vấn:

+ Cấp huyện: Đội ngũ CBKN trạm khuyến nông huyện Đại Từ gồm 14 người, trong đó toàn bộ CBKN của trạm đều có trình độ đại học (100%) lên và tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhau: Trồng trọt có 5 cán bộ, chăn nuôi có 3 cán bộ, lâm nghiệp có 2 cán bộ, thủy sản có 1 cán bộ, ngành khác có 2 cán bộ. Với số lượng và trình độ chuyên môn của CBKN huyện Đại Từ như trên đã bước đầu đáp ứng được về chất lượng so với công việc và phù hợp cơ cấu kinh tế của huyện.

+ Cấp xã (thị trấn): Toàn huyện có 31 cán bộ khuyến nông cấp xã, chia đều cho các xã và thị trấn, mỗi xã có 1 cán bộ, trình độ đại học chiếm đại đa số chiếm 100(%), không có trình độ cao đẳng và trung cấp.

- Chuyên ngành đào tạo: CBKN của huyện được đào tạo về chuyên ngành trồng trọt và chăn nuôi – thú y chiếm đa số. Đến đầu năm 2014, đã có 6 cán bộ được đào tạo chính quy về chuyên ngành khuyến nông tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Hầu hết, các cán bộ khuyến nông của Trạm chưa qua đào tạo chính quy về khuyến nông, phương pháp khuyến nông, phương pháp đào tạo khuyến nông và phương pháp tiếp cận cộng đồng. Các cán bộ có kiến thức về chuyên ngành do vậy họ sẽ tập trung nhiều vào kỹ thuật. Đây chính là một sự thiếu hụt lớn trong kỹ năng chuyển giao của cán bộ khuyến nông Trạm

38

khuyến nông huyện Đại Từ. Đó cũng chính là thách thức lớn trong chất lượng nguồn nhân lực của Trạm cần được quan tâm hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 43)