Từ tháng 1/2014 đến tháng 27/4/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đại Từ - Thực trạng tổ chức khuyến nông của huyện Đại Từ
+ Quá hình thành và phát triển của Trạm khuyến nông + Chức năng, nhiệm vụ của Trạm
+ Đội ngũ cán bộ khuyến nông
+ Tình hình cung cấp và sử dụng vốn cho các hoạt động khuyến nông
- Kết quả hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đại Từ
+ Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn. + Hoạt động đào tạo, tập huấn
+ Hoạt động thông tin, tuyên truyền + Hoạt động tham quan, hội thảo đầu bờ + Hoạt động tư vấn, dịch vụ
- Đánh giá về các hoạt động khuyến nông
20
+ Đánh giá của CBKN và nông dân về hoạt động xây dựng mô hình trình. diễn.
+ Đánh giá vai trò của CBKN và nông dân về hoạt động tham quan hội thảo. + Đánh giá của CBKN và nông dân về hoạt động thông tin tuyên truyền. + Đánh giá của CBKN và nông dân về hoạt động tư vấn và dịch vụ.
- Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động khuyến nông.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đóng góp cho sự phát triển của công tác khuyến nông trên địa bàn huyện.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu * Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Là các số liệu thống kê đã được công bố trong các văn bản, sách báo, niêm giám thống kê, báo cáo tổng kết định kỳ hàng năm của huyện qua 3 năm từ 2011-2013 liên quan đến điều kiện tự nhiên, tình hình đất đai, dân số lao động, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất nông nghiệp được thu thập từ Phòng thống kê huyện Đại Từ.
Các thông tin số liệu về tổ chức Trạm khuyến nông, số cán bộ khuyến nông và các số liệu phản ánh về kết quả hoạt động khuyến nông như: số buổi tập huấn kỹ thuật, số mô hình trình diễn, số nông dân tham gia tập huấn, kinh phí cho hoạt động khuyến nông được thu thập từ Trạm khuyến nông huyện Đại Từ.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Là nguồn số liệu được thu thập thông qua quá trình điều tra, phỏng vấn 60 hộ sản xuất, 20 cán bộ khuyến nông về tình hình thực hiện công tác khuyến nông.
- Điều tra, phỏng vấn cán bộ khuyến nông, nông dân bằng bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.
- Sử dụng phương pháp PRA: Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia. Đề tài này sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn chính thức với không chính thức nông dân trên cơ sở bộ câu hỏi bán cấu trúc đã được xây dựng sẵn để thu thập thông tin.
21 - Chọn mẫu điều tra:
+ Chọn mẫu điều tra cán bộ khuyến nông: Thu thập các số liệu và thông tin về các nội dung và kết quảđạt được của hoạt động khuyến nông qua các cuộc trao đổi trực tiếp và câu hỏi được chuẩn bị với các cán bộ khuyến nông, do điều kiện khó khăn tôi tiến hành phỏng vấn 20 cán bộ trong tổng số 45 CBKN trong đó có 12 CBKN cấp xã và 8 CBKN cấp huyện.
+ Chọn xã điều tra: Tôi tiến hành chọn mẫu 3 xã đại diện cho huyện để điều tra: xã Hà Thượng, xã Cù Vân, xã An Khánh.
+ Chọn hộ nông dân điều tra: Tại mỗi xã chọn 2 xóm đại diện cho xã, mỗi xóm chọn 10 hộ nông dân dựa vào phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện để phỏng vấn. Tổng số hộ nông dân được phỏng vấn là 60 hộ.
3.4.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu được điều tra sẽ được thống kê để mô tả các hoạt động của công tác khuyến nông của huyện Đại Từ.
- Phương pháp thống kê so sánh: Số liệu được điều tra liên quan tới hoạt động khuyến nông qua các năm 2011 – 2013, sẽ được tổng hợp, phân tổ và so sánh với nhau để thấy được thực trạng, kết quả hoạt động công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – thách thức về cơ cấu tổ chức, môi trường thể chế, nội dung và kinh phí hoạt động của khuyến nông huyện Đại Từ, đặc biệt là các hệ thống khuyến nông cơ sở để thấy được mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của hệ thống khuyến nông huyện Đại Từ trong giai đoạn mới.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được tiến tổng hợp và xử lý sau đó thực hiện bằng các phép tính đơn giản.
22
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU