Thực trạng các hoạt động khuyến nông trong giai đoạn 2011–2013

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 50)

Hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đại Từ chủ yếu tập trung vào 6 hoạt động chính là xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật,

43

tham quan hội thảo, thông tin tuyên truyền, tư vấn dịch vụ và công tác khuyến nông cơ sở.

Bảng 4.8: Các hoạt động khuyến nông chủ yếu của trạm khuyến nông

Hoạt động ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I. Xây dng MHTD MH 17 20 15 1. Trồng trọt 7 10 7 2. Chăn nuôi 4 4 5 3. Thủy sản 3 3 1 4. Lâm nghiệp 2 1 1 5. Bể Bioga 1 2 1 II. Tp hun k thut Lp 1.176 940 627 1. Trồng trọt 722 540 368 2. Chăn nuôi 300 265 180 3. Thủy sản 48 49 24 4. Lâm nghiệp 97 80 50 5. Bioga 9 6 5

III. Tham quan hi tho Cuc 6 9 10

1. Trồng trọt 3 4 5

2. Chăn nuôi 2 3 3

3. Nuôi trồng thủy sản 1 1 2

4. Lâm nghiệp 0 1 0

IV. Thông tin tuyên truyn CT 13 16 12

1. Trồng trọt 6 8 6

2. Chăn nuôi 4 4 3

3. Thủy sán 2 2 2

4. Lâm nghiệp 1 2 1

( Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Đại Từ)[4,5,6]

Hoạt động khuyến nông của Trạm chủ yếu là trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản còn hoạt động khuyến lâm có phần kém phát triển hơn. Cụ thể qua 3 năm 2011 - 2013 như sau:

+ Trồng trọt: Trạm xây dựng được 24 mô hình, 1.630 lớp tập huấn, 12 buổi tham quan hội thảo và 20 chương trình thông tin tuyên truyền.

44

+ Chăn nuôi: Trạm xây dựng được 13 mô hình trình diễn, 745 lớp tập huấn, 8 buổi tham quan hội thảo về chăn nuôi, 11 chương trình thông tin tuyên truyền về chăn nuôi.

+ Nuôi trồng thủy sản: Trạm xây dựng được 7 mô hình, 121 lớp tập huấn, 4 buổi tham quan hội thảo về thủy sản, 6 chương trình thông tin tuyên truyền.

+ Lâm nghiệp: Trạm không xây dựng được 4 mô hình trình và 227 lớp tập huấn, Trạm mới chỉ thực hiện 1 buổi tham quan hội thảo và 4 chương trình thông tin tuyên truyền.

Ngoài ra, Trạm đã xây dựng được 4 mô hình trình diễn và 20 buổi tập huấn về Bioga đến cuối năm 2013 toàn huyện có 181 công trình Bioga. Có được kết quả đó là do sự nỗ lực của Trạm, sự hỗ trợ của UBND huyện, xã và sự đồng tình ủng hộ của người dân.

4.3.2. Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn

Xây dựng mô hình trình diễn là nội dung quan trọng trong quá trình chuyển giao kỹ thuật tiến bộ tới hộ nông dân, đối với người nông dân đa số còn e ngại, sợ rủi ro nhất là khi chưa được tận mắt thấy tai nghe thì rất khó thuyết phục để người dân áp dụng những TBKT vào sản xuất. Vì vậy, mô hình trình diễn mang tính thuyết phục cao là điều kiện để chứng minh kỹ thuật mới có tính ưu việt hơn, giúp nông dân thấy được hiệu quả của kỹ thuật mới và áp dụng vào sản xuất đại trà. Hơn nữa, xây dựng mô hình cũng là điều kiện thử nghiệm giống mới khi áp dụng vào điều kiện thực tế tại địa phương xem có phù hợp hay không.

Trạm khuyến nông huyện Đại Từ đã thực hiện xây dựng mô hình trình diễn trên tất cả các lĩnh vực sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn cụ thể qua từng năm như sau:

- Trồng trọt:

Cây trồng chủ yếu của huyện Đại Từ là cây lương thực như lúa, ngô và cây hoa màu như đậu đỗ, lạc, ... Hàng năm Trạm khuyến nông Đại Từ đều xây dựng các mô hình trình diễn về các giống mới có tiềm năng năng suất cao trên địa bàn huyện. Kết quảđược tổng hợp qua bảng 4.9 như sau:

45

Bảng 4.9: Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về trồng trọt giai đoạn 2011 - 2013

Năm Mô hình Quy

Địa điểm (xã) Số hộ tham gia

2011

MH lúa thuần chất lượng cao(ĐS1, Nàng xuân, An Dân,SH 2, TL6)

2ha

Khôi Kỳ, Tiên Hội, Hùng Sơn, Tân Linh, Phục Linh

10

MH lúa tím xen đậu tương 2 ha Ký Phú 5

MH khoai nương 1 ha Lục Ba 7

Mô hình trồng 16,5 ha mây nếp 16,5

ha Mỹ Yên, Cát Nê 15

Mô hình trồng lạc 1 ha Lục Ba 5

Mô hình trồng chè cành Phúc

Vân Tiên 8,5 ha Phú Lạc, Tân Linh 12

Mô hình khảo nghiệm giống ngô như: NK66, NK6323, Bo21, LVN 54, AG 59, MB 68, MB 69 Mỹ Yên, Ký Phú, Hùng Sơn 20 2012

MH giống lúa lai mới (Giống Vân Quang, Kim Trác, D ưu 130, Nhị ưu 986)

2ha Phú Lạc 13

MH lúa lai mới (Đại Dương 1, Đại

Dương 8) 4 ha Tiên Hội 10

MH trình diễn giống lúa thuần (An

Dân 11, ĐD2 ) 1 ha Bình Thuận, Phúc

Lương 8

MH trồng chuối 2 ha Phục Linh 7

Mô hình giống lúa lai 3 dòng

GS9 1 ha Phú Lạc 8

Mô hình cánh đồng một giống

HTX dịch vụ 2 ha Cù Vân, Bản Ngoại 25

Mô hình trồng cây dược liệu

(ba kích) 8 ha Văn Yên 20

Mô hình trồng bưởi diễn 1 ha Tiên Hội, Hoàng

46

Mô hình trồng khoai tây 0,5 ha Kí Phú 6

Mô hình giống lúa thuần chất

lượng cao ĐD2 1 ha Phúc Lương 8

2013

Gieo cấy lúa lai kết hợp chăn nuôi gà Mía lai, năng suất lúa đạt 62 tạ/ha, chăn gà mía lai sau 90 ngày tuổi gà được 2,1- 2,4kg/con;

1 ha Na Mao 5

Mô hình cánh đồng một giống

(giống lúa lai SYN 6) 1 ha Cù Vân 12

Mô hình khảo nghiệm các giống lúa lai (TH3-5; Vân Quang; Phong Phú 301; Lục đơn; Du ưu; Đạo minh ưu; Q ưu số 12); lúa thuần (An dân 11; QR15; DDT37; DDT52) 2 ha Xã Hùng Sơn, Khôi Kỳ, Phú Lạc và Na Mao 20

Mô hình trồng chuối nuôi cấy

1 ha

Hùng Sơn, Phục

Linh 8

Mô hình bón phân rúi trên cây

lúa 0,5 ha Phú Lạc 2

Mô hình bón hạt giữ ẩm cho

chè 1 ha Tân Linh 6

Mô hình trồng hoa 1 ha Hùng Sơn 3

( Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Đại Từ)[4,5,6]

Qua bảng 4.9 cho ta thấy: Qua 3 năm qua trạm khuyến nông Đại Từ đã xây dựng được 24 mô hình trình diễn trong đó có 10 mô hình lúa (tập trung vào các giống lúa lai có năng suất và sản lượng cao như lúa lai Syn 6, TH3-5, Q ưu số 12... và một số giống lúa thuần chất lượng cao như: An dân 11; QR15; DDT37; DDT52, có 1 mô hình trồng ngô lai, 2 mô hình hiệu quả phân bón cho cây lúa và chè, 2 mô hình chuối, 1 mô hình khoai lang, 1 mô hình cây mây nếp, 1 mô hình dược liệu, 1 mô hình hoa, 1 mô hình bưởi diễm, 1 mô hình khoai tây, 1 mô hình lạc với tổng diện tích 61 ha và 245 hộ tham gia.

Ngoài cây lương thực chính như lúa, ngô Trạm đã chú ý tới xây dựng mô hình trình diễn đối với một số loại cây trồng như cây mây nếp, cây dược liệu (ba kích), bưởi diễm, đặc biệt là cây chè thu nhâp thu nhập cao. Tuy nhiên, các mô hình không được phân đều cho các xã, ở một số xã 1 năm có

47

vài mô hình nhưng cũng có xã thì không có. Đề nghị Trạm trong thời gian tới lưu ý và có hướng giải quyết cho hợp lý hơn.

- Chăn nuôi:

Trong thời gian gần đây ngành chăn nuôi ngày càng được chú trọng và phát triển, việc phát triển ngành chăn nuôi cũng là một hướng đầu tư mang lại hiệu quả cao và được nhiều người nông dân quan tâm. Vì vậy, việc xây dựng mô hình trình diễn về chăn nuôi được Trạm coi trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của bà con nông dân. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về chăn nuôi được thể hiện qua bảng 4.10 như sau:

Bảng 4.10: Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2013

Năm Tên mô hình Xã thực hiện Quy mô (con)

2011

Mô hình chăn nuôi gà Mía thả

vườn Cát Nê, 1500

Mô hình hình chăn nuôi vịt thịt Ký Phú 1000 Mô hình chuyển giao kỹ thuật nuôi

lợn rừng Mỹ Yên 100

Mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc Hùng Sơn 500

2012

Mô hình chăn nuôi nhím Bình Thuận 30 Mô hình nuôi gà thịt an toàn sinh học Văn Yên 2000 MH nuôi gà đẻ an toàn sinh học Cù Vân 1200 Mô hình nuôi lợn nái Móng Cái Na Mao 20

2013

MH nâng cao khả năng sinh sản và

sản xuất của trâu Phú Lạc 70

MH nuôi gà đẻ an toàn sinh học Hà Thượng 3000 MH nuôi bò sinh sản bằng phương

pháp thụ tinh nhân tạo Tân Linh 65 Mô hình nuôi lợn thịt an toàn sinh

học Hùng Sơn 500

MH nuôi bò thịt kết hợp trồng cỏ Phú Thịnh 50

( Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Đại Từ)

Qua bảng 4.10 cho thấy trong 3 năm qua, Trạm đã xây dựng được 13 MHTD khuyến nông về chăn nuôi: Trong đó, 1 MH về lợn giống móng cái, 4 MH về gà, 2 Mh về bò, 1 MH về vịt, 1 MH về trâu, 3 MH nuôi lợn thịt theo hướng an toàn sinh học và đặc biệt trong năm 2013 Trạm MH cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Nhờ các mô hình mà số lượng gia súc,

48

gia cầm của huyện tăng lên qua các năm và mang tính chất công nghiệp, hơn nữa các mô hình đã có sự chú trọng đến chăn nuôi an toàn sinh học chủđộng phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi theo hướng phòng bệnh là chủ yếu nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm rủi ro cho người chăn nuôi. Các mô hình chăn nuôi một số giống vật nuôi mới như mô hình: chăn nuôi nhím, mô hình chăn nuôi lợn rừng cũng hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

- Thủy sản:

Thuỷ sản là một lĩnh vực mới nhưng cũng đã đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho những hộ nuôi cá, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ở huyện. Đại Từ là một huyện có diện tích tích sông suối, hồ đập rộng lớn. Đặc biệt là Hồ Núi Cốc là hồ rộng nhất tỉnh Thái Nguyên với diện tích mặt nước 769 ha. Tuy nhiên, vẫn chưa được tận dụng tối đa để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản. Chính vì vậy, việc xây dựng các MHTD về thuỷ sản cần được Trạm quan tâm và thực hiện trên địa bàn huyện. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về thủy sản được thể hiện qua bảng 4.11 như sau:

Bảng 4.11: Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về thủy sản, lâm nghiệp và bioga giai đoạn 2011 – 2013

Năm Tên mô hình Xã thực hiện Diện tích

( ha )

2011

Mô hình nuôi cá Tầm La Bằng 1,5 ha

Mô hình nuôi cá ruộng Vạn Thọ 0,5 ha

Mô hình nuôi Baba Tân Thái 0,2 ha

Mô hình trồng keo lai Mỹ Yên 40 ha

Mô hình trồng cây sa nhân Quân Chu, Cát Nê 5 ha

Mô hình bioga Hùng Sơn 1

2012

MH nuôi cá Rôphi đơn tính An Khánh 0,6 ha

MH trồng cây ba kích Văn Yên 1 ha

MH nuôi thâm canh cá tổng hợp Lục Ba, Bình Thuận 1 ha Mô hình nuôi Baba Cù Vân, Tân Thái 0,2 ha

MH bioga Tiên Hội, Khôi Kỳ 2

2013

MH nuôi ếch Lục Ba 0,1 ha

MH trồng cây ba kích Văn Yên, Kí Phú 1 ha

49

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Đại Từ) [4,5,6]

Qua bảng 4.11 cho thấy: Số lượng các mô hình trình diễn về thủy sản là không nhiều 7 mô hình, và quy mô tương đối nhỏ. Tuy nhiên đối tượng xây dựng mô hình như cá Tầm cho kết quả rất khả quan 6 tấn/ha, các đối tượng ba ba, ếch, cá rôphi đơn tính cho kết quả tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do diện tích sông hồ tự nhiên lớn nên sản lượng thủy sản của huyện không ngừng được tăng lên, năm 2011 sản lượng thủy sản đạt 1.220 tấn, năm 2012 đạt 1.800 tấn và năm 2013 đã lên tới 1.852 tấn.

- Mô hình lâm nghiệp:

Năm 2011, Trạm khuyến nông huyện Đại Từ triển khai mô hình mô hình cây keo lai tại xã Mỹ Yên với diện tích 40 ha và Trạm kết hợp với phòng nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ thực hiện các mô hình trồng cây sa nhân tại các xã Quân Chu, Mỹ Yên, Cát Nê.

Năm 2012 và năm 2013, Trạm Khuyến nông huyện thực hiện mô hình trồng cây ba kích kết hợp với trồng rừng ở xã Văn Yên và Mỹ Yên

- Mô hình về cây công nghiệp: Mô hình thâm canh chè chất lượng cao mô hình đã được bà con ủng hộ. Năm 2011, Trạm đã triển khai mô hình trồng mới chè tại xã Tiên Hội và Hoàng Nông diện tích 7,8 ha bằng các giống chè Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên. Năm 2012, xây dựng mô hình bón hạt giữ ẩm cho chè. Năm 2013, chăm sóc tốt diện tích chè đã trồng năm 2012 và trồng một số chè mới như LDP1, LDP2, Bát Tiên. Kết quả toàn huyện năm 2013 đã trồng mới, trồng thay thếđược 477 ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt 57.000 tấn.

Từ những mô hình trình diễn trên có thể thấy khuyến nông huyện Đại Từ giai đoạn 2011 – 2013 đã có sự trưởng thành hơn về cả mặt tổ chức và chuyên môn, xây dựng được nhiều mô hình ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, góp phần to lớn trong việc nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện. Qua theo dõi đánh giá của Trạm thì chất lượng các mô hình đều cho kết quả tốt và có khả năng nhân ra diện rộng là trên 70%, góp phần tăng năng suất cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập, và trình độ cho nhân dân trong huyện. Tuy vậy, việc xây dựng các mô hình trình diễn ở quy mô lớn

50

gặp khó khăn do nguyên nhân là đất đai manh mún, các mô hình lớn thường phải chia ra thực hiện ở nhiều địa điểm nên khó khăn trong việc chỉ đạo thực hiện. Điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên nhiều khi các hộ làm mô hình không đủ năng lực để làm đúng các yêu cầu của mô hình, nhiều người dân còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước nên khi kết thúc mô hình, không có hỗ trợ nữa thì không tiến hành mở rộng sản xuất mặc dù có những mô hình bỏ vốn đầu tư ít nhưng lãi cao. Các mô hình triển khai chủ yếu theo hướng từ trên xuống, không có sự xác định nhu cầu nên không phù hợp với điều kiện của địa phương cũng như nhu cầu của nông dân. Các mô hình lâm nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, đầu tư chi phí lớn nên các hộ gia đình không có điều kiện kinh tế tham gia, hiệu quả mô hình rất thấp. Kinh phí cho các mô hình cao nhưng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp của huyện còn thấp.

Vì vậy trong thời gian tới, Trạm khuyến nông cần cố gắng nhiều hơn nữa, nên có kế hoạch xác định nhu cầu của người dân, xây dựng mô hình theo hướng từ dưới lên, đảm bảo các mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện, địa phương cũng như nhu cầu của người dân, nhu cầu của thị trường, phát huy tối đa sự tham gia của những nông dân nghèo nhằm tăng khả năng nhân rộng của mô hình. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện mô hình.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 50)