Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Trạm khuyến

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 76)

nông huyện Đại Từ

4.5.1 Điểm mạnh

- Môi trường thể chế và chính sách:

+ Nghị định 02/CP và các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định của Bộ NN & PTNT là cơ sở vững chắc để hệ thống khuyến nông huyện Đại Từ hoạt động và tựđổi mới.

+ Trạm khuyến nông là cơ quan sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Đại Từ, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị luôn được sự quan tâm chỉđạo thường xuyên của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự phối kết hợp giữa các ngành, các địa phương trên địa bàn toàn huyện, cùng với những chính sách đầu tư ưu đãi của Chính phủ và địa phương cho phát triển nông nghiệp và nông thôn đã tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Hệ thống tổ chức

+ Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững chắc, nhiệt tình công tác và đa dạng ngành học nên có rất nhiều thuận lợi trong việc xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch cũng như các nhiệm vụđược giao.

69

+ Mạng lưới khuyến nông viên cơ sở được xây dựng trên toàn huyện, thường xuyên được đào tạo tập huấn nâng cao năng lực. 100% các xã đều có khuyến nông viên cơ sở.

- Nội dung và kinh phí hoạt động khuyến nông

+ Hoạt động khuyến nông đã bám sát các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện.

+ Có nguồn kinh phí tăng đều đặn hàng năm của huyện Đại Từ.

+ Người dân rất quan tâm tiếp thu các TBKT, công nghệ sản xuất mới.

4.5.2. Điểm yếu

- Môi trường chính sách

+ Chính sách khuyến nông triển khai chủ yếu theo phương pháp từ trên xuống chưa kịp thời và phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương cũng như nhu cầu của người dân.

+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn.

- Hệ thống tổ chức

+ Đội ngũ CBKN của Trạm còn trẻ, kinh nghiệm công tác còn thếu nên khi triển khai các hoạt động khuyến nông còn lúng túng, năng lực của CBKN còn yếu về thông tin truyền thông, thị trường, các kỹ năng, phương pháp khuyến nông. Một số CBKN chưa có tâm huyết, say xưa với nghề nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ của người khuyến nông.

+ Sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương tại cơ sở còn hạn chế.

- Nội dung và kinh phí hoạt động

+ Hoạt động khuyến nông chưa phong phú, đa dạng mới chỉ tập trung chủ yếu vào xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất.

+ Các hoạt động khuyến nông thực hiện theo kế hoạch từ trên xuống, chưa có bước xác định nhu cầu của người dân.

+ Giá cả thị trường biến động nhất là giá vật tư đầu vào tăng cao, nhưng giá sản phẩm mà người dân bán ra không tăng điều này ảnh hưởng tới thu nhập của người dân, và tâm lý của người dân trước khi quyết định loại cây trồng, vật nuôi, khi tham gia các mô hình...

70

+ Kinh phí cho hoạt động khuyến nông rất hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thực tế ngày càng cao trong việc chuyển giao những TBKT. Việc phân bổ ngân sách cho các hoạt động chưa hợp lí.

4.5.3. Cơ hội

- Nhu cầu về số lượng và chất lượng các mặt hàng nông sản tại các thị trường trong huyện Đại Từ nói chung trong và ngoài nước nói riêng ngày càng cao.

- Công tác khuyến nông được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm hơn, huyện Đại Từ cũng có những kế hoạch phát triển hệ thống khuyến nông. Đó chính là nền tảng để hệ thống khuyến nông Đại Từ có điều kiện để hoạt động hiệu quả và bền vững hơn.

- Việt Nam gia nhập WTO nên việc hợp tác và liên kết quốc tế có nhiều thuận lợi. Những sẩn phẩm nông nghiệp có nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường thế giới đây cũng là cơ hội khuyến nông Đại Từ xây dựng các chương trình nâng cao năng lực quản lý kinh tế thị trường, tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá cho CBKN và nông dân.

- Có nguồn kinh phí thường niên và tăng đều đặn qua các dành cho các hoạt động khuyến nông.

4.5.4. Thách thức.

- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vào vụ và rủi do cao do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cho nên công tác khuyến nông còn gặp nhiều khó khăn.

- Sản xuất nông nghiệp huyện Đại Từ manh tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Hơn nữa, số đối tượng cần cung cấp dịch vụ khuyến nông rất đa dạng với những nhu cầu khác nhau. Chính vì vậy, mà việc xây dựng các vùng tập trung chuyên canh cho sản xuất hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và các chương trình dịch vụ khuyến nông theo hướng sản xuất hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn.

- Điều kiện kinh tế hộ, nhận thức của người nông dân còn hạn chế chưa đồng đều, tập quán canh tác còn lạc hậu, sản xuất manh mún, tuỳ tiện, giá cả vật tư tăng cao, cùng với diễn biến phức tạp của sâu bệnh hại cây trồng và dịch bệnh gia súc, gia cầm cũng là những khó khăn không nhỏ cho công tác

71

chuyển giao TBKT, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 76)