Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông cụ thể

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 79)

* Tăng cường xây dựng và đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả cao ra nhiều nơi trong huyện.

- Điều tra xác định nhu cầu của nông dân và địa phương trước khi xây dựng mô hình, lựa chọn địa điểm xây dựng phù hợp. Tuyên truyền vận động sự tham gia của người dân trong thực hiện các mô hình.

72

- Không thực hiện trợ cấp hoàn toàn cho mô hình, kể cả mô hình triển khai ở những xã đặc biệt khó khăn.

- Trạm nên lựa chọn mô hình có mức đầu tư càng thấp càng tốt để đảm bảo những hộ nghèo cũng có thể tham gia được.

- Trong quá trình xây dựng mô hình Trạm nên có thêm nhiều thử nghiệm để người dân có thể theo dõi, đánh giá tính khả thi của mô hình trên chính mảnh đất của mình.

- Trạm cần phối hợp chặt chẽ với người dân trong việc kiểm tra, giám sát và đôn đốc nông dân thực hiện đúng kỹ thuật trong quá trình thực hiện mô hình.

* Thực hiện tốt công tác đào tạo tập huấn.

- Nội dung, chủ đề các lớp tập huấn: Trước khi tổ chức tập huấn Trạm cần xác định nhu cầu của người dân, vấn đề khó khăn mà người dân gặp phải. Các chủđề tập huấn cần đa dạng phù hợp với từng vùng, nội dung phải được chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

- Phương pháp tập huấn: Ngoài phương pháp thuyết trình, để nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn trong thời gian tới Trạm nên phối hợp với nhiều phương pháp khác nữa như thảo luận, có thực hành trong các buổi tập huấn để thu hút người dân hơn.

- Thời gian bố trí lớp tập huấn: Trước các buổi tập huấn các cán bộ khuyến nông cần có sự điều tra, xác định tại thời điểm đó thì vào buổi nào phù hợp với các hộ với nội dung tập huấn. Từ đó bố trí các lớp tập huấn cho phù hợp.

- Địa điểm tập huấn: Các lớp tập huấn cần bố trí đến từng xóm để người dân có thể tham gia tích cực hơn, để ai cũng có cơ hội tiếp xúc với khoa học kỹ thuật.

- Tập huấn viên: Nâng cao năng lực sư phạm, phương pháp và kỹ năng khuyến nông thông qua các lớp đào tạo về phương pháp tập huấn có sự tham gia của người dân.

* Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền

- Công tác thông tin khuyến nông được tổ chức thường xuyên và có lịch trình cụ thể hàng tháng, hàng tuần.

73

- Nội dung thông tin phong phú và bổ ích nhưng phù hợp và đáp ứng được điều kiện sản xuất hiện tại của hộ.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác thông tin tuyên truyền.

- Tăng nguồn nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động thông tin tuyên truyền.

- Cần có CBKN phụ trách chuyên sâu về lĩnh vực thông tin tuyền truyền. Có thể cử người đi học về lĩnh vực này. Đồng thời, Trạm cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tuyên truyền.

* Tăng cường hoạt động tư vấn và dịch vụ

- Tư vấn cho người nông dân nên trồng và nuôi con gì? cho phù hợp với điều kiện của địa phương, thị trường và tìm đầu ra cho các sản phẩm.

- Liên kết với các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp vật tư nông nghiệp cho người nông dân, để cung cấp đến cho người nông dân những vật tư nông nghiệp giá thành rẻ, có chất lượng.

* Tăng cường hoạt động tham quan và hội thảo đầu bờ

- Chỉ tổ chức tham quan khi người dân có nhu cầu.

- Lựa chọn địa điểm tham quan phù hợp, đảm bảo những kinh nghiệm, những kiến thức người dân học hỏi có thể áp dụng vào sản xuất.

- Huy động nguồn kinh phí hỗ trợ từ các từ các cấp, ngành.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 79)