5. Kết cấu của luận văn
2.1.3.2 Chính sách quản lý về vàng của Chính phủ Việt Nam
Chính sách về xuất nhập khẩu vàng của Ngân hàng nhà nước cũng ảnh hưởng đến giá vàng. Khi Ngân hàng nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu vàng mà không cho phép xuất khẩu trong thời gian dài hoặc khi không cho phép nhập khẩu vàng; thuế
suất đánh trên vàng nhập khẩu là 0,5% hoặc 1% từng thời kỳ cũng ảnh h ưởng nhiều đến giá vàng trong nước.
2.1.4 Tình hình biến động giá vàng
2.1.4.1 Tình hình biến động của giá vàng thế giớitừ năm 2007
Gần ¾ thời gian năm 2007, giá v àng dao động quanh mức 650-670 USD/ounce. Giá vàng bình quân năm 2007 ở mức gần 700 USD/ounce, cao h ơn 14,7% giá vàng bình quân năm 2006 và nhiều kỷ lục được xác lập. Đỉnh điểm là vào ngày 07/11 vàng xác lập mức giá 848 USD/ounce, đây là mức giá cao nhất trong vòng 27 năm kể từ tháng 01/1980. Lý giải cho sự biến động và tăng cao của giá vàng năm 2007 là một số nguyên nhân cơ bảnsau: (1) USD mất giá so với Euro và Yen, giá vàng thường biến động ngược chiều với USD; (2) Hoạt động thương mại mua bán vàng đầu cơ, dự trữ tăng cao; (3) Quan hệ cung-cầu mất cân đối, cầu lớn hơn cung; (4) Giá dầu và giá các vật tư hàng hoá trên thị trường và giá vàng tương tác lẫn nhaunên khi giá các hàng hoá này tăng đã kéo giá vàng tăng theo, có nhiều trường hợp giá vàng tăng nhanh hơn và nhi ều hơn.
Giá vàng năm 2008 bi ến động mạnh và phức tạp hơn nhiều so với năm 2007, mức giá đỉnh cao 1.031 USD/ounce vào ngày 17/3/2008 và ở mức 736 USD/ounce vào ngày 11/9/2008. Sở dĩ giá vàng biến động mạnh như vậy là do: Thứ nhất, đồng USD đã mất giá khá mạnh so với Euro, lúc mới phát hành 01 Euro chỉ đổi được 0,9 USD nhưng đến tháng 09/2008 thì 01 Euro đổi được 1,47 USD, có thời điểm trên
1,6 USD; Thứ hai, thị trường tài chính tín dụng Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng;
Thứ ba, đồng USDsụt giảm và tình hình căng thẳng địa chính trị diễn ra ở nhiều n ơi đã đẩy giá dầu thô tăng cao, ngày 11/7/2008 giá dầu đạt mức kỷ lục 147 USD/thùng, khi đó vàng trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong điều kiện lạm phát tăng cao; Thứ tư, sản lượng vàng khai thác trên toàn cầu liên tục sụt giảm, trong 6 tháng đầu năm 2008 đã sụt giảm 70 tấn so với cùng kỳ năm 2007;
Thứ năm, NHTW Châu Âu không hoàn thành hạn mức bán vàng theo Hiệp định bán vàng giai đoạn 2004-2009.
Giá vàng tháng 09/2008 biến động rất mạnh, có ng ày biên độ dao động củagiá vàng lên tới 100 USD/ounce. Giá vàng ngày 11/9/2008 là 751 USD/ounce, nhưng đến ngày 18/9/2008 đã tăng lên đến 920 USD/ounce, sau đó lại sụt giảm xuống mức 860-880 USD/ounce. Giá vàng biến động mạnh như vậy chủ yếu là do yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư khi thấy nhữngdấu hiệu bất ổn trên thị trường tài chính tín dụng Mỹ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và có nguy cơ lan r ộng ra toàn cầu. Trước thực trạng này, Chính phủ Mỹ đãđề xuất kế hoạch cứu trợ 700 tỷ USD đối với thị trường tài chính, một số Ngân hàng Trung ương các nước EU, Nga, Úc, Thụy Sĩ, Anh… cũng đã bơm thêm tiền để tăng thêm nguồn vốnthanh khoản cho thị trường tài chính. Nguồn tiền khổng lồ này có nguy cơ đẩy áp lực lạm phát tăng cao, làm cho vàng tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư. Cuối năm 2008 giá vàng đạt mức 881,1 USD/ounce.
(Nguồn: http://www.kitco.com)
Tháng 01/2009 giá vàng dao đ ộng 810-920 USD/ounce, ngày 02/01/2009 giá vàng đạt mức 875 USD/ounce, sau nhiều đợt tăng giảm mạnh đến cuối tháng đã lên đến 920 USD/ounce. Tháng 02, giá vàng dao đ ộng trong khoảng 895-993 USD/ounce; tháng 3 dao động từ 893-956 USD/ounce; tháng 4 dao đ ộng quanh 870-925; tháng 5 từ 880-975 USD/ounce.
17 giờ ngày 01/6/2009, giá vàng ở mức 988 USD/ounce, tăng 11 USD so với giá cuối tuần trước đó. Trong đợt tăng giá mạnh lần này, giá vàng thế giới bị chi phối nhiều bởi sự sụt giá của đồng USD. Theo Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay so với đồng EUR, xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua so với đồng GBP và mức thấp nhất trong vòng 7 tháng so với các đồng tiền khác. Sự suy yếu của đồng USD kết hợp với tâm lý của các nh à đầu tư cho rằnglạm phát của Mỹ sẽ tăng cao trong thời gian tới là những điều kiện lý tưởng cho cơn bão giá vàng tiếp tục tăng cường độ. Đến cuối tháng 6/2009 giá vàng ởmức 934,5 USD/ounce.
Hình 2.2: Dữ liệu và biểu đồ giá vàng thế giới 6 tháng đầu năm 2009
(Nguồn:http://www.kitco.com)
2.1.4.2 Tình hình biến động của giá vàng trong nướctừ năm 2007
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta nói chung và thị trường vàng nói riêng hội nhập càng sâu rộng với thế giới và trong điều kiện thông tin được cập nhật liên lục nên giá vàng trong nước theo nguyên tắc thông với giá vàng thế giới, phản ánh tức thì, cùng chiều và theo sát giá vàng thế giới. Tuy nhiên, ở một số thời điểm, do một số nguyên nhân khác nhau, giá vàng trong nước có thể không cùng nhịp giá vàng thế giới.
Cùng với xu hướng của giá vàng thế giới, giá vàng Việt Nam trong năm 2007 biến động khá phức tạp, những kỷ lục mới được thiết lập. Ngày 02/01/2007, giá vàng SJC mua vào-bán ra là 12,31-12,39 triệu đồng/lượng chủ yếu do giá vàng thế giới tăng, đến 15/01/2007 giảm khoảng 200.000 đồng/lượng. Sang đầu tháng 3/2007 tăng lên 12,98-13,06 triệu đồng/lượng nhưng sức mua trên thị trường cũng không biến động nhiều. So với biến động của thế giới, giá vàng tại Việt Nam tăng không nhiều, hầu như chỉ xoay quanh mức 13 triệu đồng/lượng. Ngày 15/9, vàng tăng lên 13,67-13,75 triệu đồng/lượng, đến 31/10 vàng vọt lên 15,05-15,15 triệu đồng/lượng. Kết thúc năm 2007, giá vàngđạt mức16,10-16,18 triệu đồng/lượng.
Ngày 02/1/2008, giá vàng không đ ổi so với cuối năm 2007 và bắt đầu tăng mạnh theo giá vàng thế giới và đạt mức cao kỷ lục 19,40-19,55 triệu đồng/lượng vào ngày 17/3/2008, sau đó giá vàng gi ảm mạnh và xoay quanh 18 triệu đồng/lượng các tháng tiếp theo, đến ngày 15/9 ở mức 16,85-17,10 triệu đồng/lượng và 17,75- 17,85 triệu đồng/lượng vào ngày 31/12/2008.
Những ngày đầu năm 2009, giá vàng đứng ở mức 17,7-17,8 triệu đồng/lượng và bắt đầu tăng mạnh từ sau Tết Nguy ên Đán, 19,5-19,6 triệu đồng/lượng vào cuối tháng 2/2009 và tiếp tục tăng đến 19,99-20,6 triệu đồng/lượng vào cuối ngày 15/5. Sau nhiều đợt điều chỉnh tăng giảm theo hình răng cưa trong suốt tháng 6, cuối cùng giá vàng ở mức 20,96-21,01 triệu đồng/lượng vào ngày 30/6/2009.
Tốc độ tăng giá vàng tháng 6/2009 so với tháng 12/2008 là 24,45% và tăng 5,57% so với tháng 5/2009.
Bảng 2.3: Tốc độ tăng giá vàng trong nước hàng nămtừ năm 2002
Năm Tốc độ tăng 2002 19,4% 2003 26,6% 2004 11,7% 2005 11,3% 2006 27,2% 2007 27,35% 2008 6,83% (Nguồn:http://www.gso.gov.vn)
2.1.4.3 Nguyên nhân chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thếgiới giới
Thực tiễn đã chứng minh giá vàng trong nước luôn tỷ lệ thuận với sự biến động của giá vàng thế giới. Tất nhiên có những chênh lệchnhất định, có nhiều thời điểm giá vàng trong nước ngược với giá vàng thế giới. Trong khi giá vàng thế giới giảm thì giá vàng trong nước vẫn cao hoặc ngược lại, giá vàng thế giới tăng nhưng
giá vàng trong nước lạithấp hơn giá vàng thế giới, có lúc chênh lệch lên đến 1 triệu đồng/lượng.
Ví dụ, ngày 19/8/2008, giá vàng SJC là 17,15 -17,2 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới 786-800 USD/ounce, tỷ giá USD/VND là 16.610. Trên sàn vàng, giá vàng khớp lệnh khoảng 16,6 triệu đồng/l ượng. Như vậy, so với giá vàng thế giới, vàng SJC cao hơn đến 1,2 triệu đồng/lượng; còn so với sàn giao dịch vàng thì cao hơn khoảng 600.000 đồng/lượng.
Về cơ bản, Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng, nên nhu cầu trong nước được đáp ứng bởi vàng nhập khẩu chiếm đến 90%. Nh à nước thống nhất quản lý việc xuất nhập khẩu vàng thông qua hạn ngạch. Như vậy, giá vàng trong nước về cơbản phụ thuộc vào 2 yếu tố:
(1) Tỷ giá USD/VND vì khi tỷ giá thay đổi thì giá trong nước thay đổi theo mặc dù giá thế giới vẫn giữ nguyên.
(2) Chính sách xuất nhập khẩu vàng của NHNN Việt Nam, bao gồm hạn ngạch xuất nhập khẩu và thuế suất thuế xuất nhập khẩu.
Ngày 23/3/2009, NHNN đã ra quyết định 622/QĐ-NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD đ ược phép hoạt động ngoại hối, trong đó quy định việc các TCTD ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (Spot) của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ không đ ược vượt quá biên độ +/-5% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do NHNN thông báo. Quyết định 622/QĐ-NHNN thay thế quyết định 2635/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 06/11/2008 quy đ ịnh biên độ ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ là +/-3%. Biên độ tỷ giá USD/VND được điều chỉnh từ +/-3% lên +/-5% làm thay đổi mạnh tỷ giá USD/VND và đây là một yếu tố góp phần làm giá vàng trong nước chênh lệch so với giá vàng thế giới.
Bảng 2.4: Các lần điều chỉnh biên độ tăng giảm tỷ giá USD/VND của NHNN Việt Nam
Thời gian Biên độ
Trước năm 2007 0,25% Ngày 02/01/2007 0,5% Ngày 24/12/2007 0,75% Ngày 10/3/2008 1% Ngày 27/6/2008 2% Ngày 6/11/2008 3% Ngày 23/3/2009 5% (Nguồn:http://www.sbv.gov.vn)
Thời gian trước, Việt Nam chỉ cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng, không cho xuất khẩu vàng. Nhưng từ tháng 6/2008, NHNN đã tạm ngừng cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng để thực hiện chủ trương rất cấp thiết của Chính phủ về giảm nhập siêu, góp phần kiềm chế lạm phát. Do đó, thị tr ường vàng trong nước đang chịu sức ép về nguồn cung bị co hẹp. Trước đây, doanh nghiệp đã nhập khẩu vàng với giá cao, nay có thời điểm giá vàng thế giới đã giảm xuống, nhưng doanh nghiệp vẫn bán với giá cao để đảm bảo trang trải chi phí hoạt động và không bị lỗ vốn. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tăng thuế nhập khẩu vàng lên 1%, thay cho mức 0,5% như trước đây.
Để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời tăng thu lợi nhuận cho các tổ chức xuất khẩu vàng khi giá vàng thế giới cao hơn giá vàng trong nước. Quý 1/2009, NHNN cho xuất khẩu vàng và Việt Nam đã thu về khoảng 2,3 tỷ USD (trong đó, tháng 1 đạt 139 triệu USD, tháng 2 đạt 1,268 tỷ USD, tháng 3 ước đạt 850 triệu USD). Mặc dù việc xuất khẩu vàng khi giá vàng thế giới cao hơn giá vàng trong
nước là cần thiết, có tác dụng tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cung-cầu, bù đắp cán cân thanh toán, tăng tính thanh khoản của quốc gia, giảm áp lực tăng tỷ giá USD/VND… Tuy nhiên lượng vàng dự trữ trong nước giảm, trong khi nhà nước chưa cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng nên khi giá vàng thế giới giảm, giá vàng trong nướckhông giảm một cách tương ứng, dẫn đến giá vàng trong nước tương đối cao so với giá vàng thế giới.
2.2 Thực trạng hoạt động Sàn GDV Phương Nam
Sàn GDV Phương Nam thành l ập ngày 05/9/2008, trực thuộc Phòng Kinh Doanh Tiền tệ Hội Sở - Ngân hàng TMCP Phương Nam (PNB), có nhi ệm vụ kinh doanh, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh mua bán vàng của khách hàng thông qua hình thức khớp lệnh liên tục tự động bằng hệ thống phần mềm máy tính tại Sàn giao dịch vàng. Khách hàng có thể giao dịch trực tiếp hoặc có thể giao dịch qua điện thoại, Internet.
- Khách hàng giao dịch: là những cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các NHTM có hoạt động kinh doanh vàng đủ điều kiện tham gia giao dịch trực tiếp tại Sàn GDV Phương Nam .
- Địa điểm giao dịch: Sàn GDV Phương Nam đư ợc đặt tại tầng 2, Hội sở Ngân hàng Phương Nam (số 279 Lý Thường Kiệt, Phường15, Quận 11, TP.HCM).
Cácđiểm nhận lệnh của Sàn GDV Phương Nam gồm: +11 điểm nhận lệnh tại TP HCM;
+01 điểm nhận lệnh tại TP Cần Th ơ;
+01 điểm nhận lệnh tại TP Mỹ Tho – Tiền Giang; +01 điểm nhận lệnh tại Thị xã Tân An– Long An; +01 điểm nhận lệnh tại TP Vũng Tàu;
+01 điểm nhận lệnh tại TP Phan Thiết; +01 điểm nhận lệnh tại TP Đà Nẵng; +05 điểm nhận lệnh tại TP Hà Nội.
♦ Thời gian giao dịch: từthứ 2 đến thứ 6 (không giao dịch vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định của Pháp luật Việt Nam), gồm 2 phiên giao dịch:
Phiên 1: bắt đầu từ 08 giờ và kết thúc lúc 11 giờ cùng ngày.
Phiên 2: bắt đầu từ 13 giờ và kết thúc lúc 23 giờ cùng ngày.
♦ Loại Vàng sử dụng: Là vàng miếng chất lượng 99.99%, thương hiệu SJC và các thương hiệu khác được Sàn GDV Phương Nam đồng ý giao dịch.
♦ Đồng tiền thanh toán: đồng Việt Nam (VND).
♦Các quy định vềkhối lượng giao dịch và giá:
- Khối lượng đặt lệnh tối thiểu: 10 l ượng vàng/lệnh. -Bước nhảy về khối lượng: 10 lượng vàng/lệnh -Đơn vị yết giá: 1.000 VND/lượng.
-Bước nhảy về giá: 1.000 VND/lượng.
♦Nguyên tắc khớp lệnh:
- Thứ tự khớp lệnh: khi hệ thống ghi nhận có lệnh ở cả hai chiều mua và bán, hệ thống sẽ thực hiện khớp lệnh theo thứ tự ưu tiên:
+ Ưu tiên về giá: Lệnh đặt bán với giá thấp nhất và lệnh đặt mua với giá cao nhất sẽ được ưu tiên khớp trước.
+ Ưu tiên về thời gian: Lệnh nhập vào hệ thống trước sẽ được ưu tiên khớp trước.
- Lệnh được khớp dựa trên cơ sở lệnh giao dịch phù hợp của khách hàng đặt trên Sàn, không phải so khớp với Sàn GDV Phương Nam.
♦Phí và thanh toán phí: Khách hàng trả cho Sàn giao dịch vàng các loại phí bao gồm: phí giao dịch, phí khác theo thỏa thuận của Sàn giao dịch vàng và khách hàng trong từng thời kỳ.
Bảng 2.5: Biểu phí dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức (áp dụng từ 09/02/2009 đến05/10/2009):
Khối lượng giao dịch/lệnh đặt (lượng vàng) Phí (VND/lượng) Dưới 50 lượng 2.000 50 lượng đến 200 lượng 1.500 Trên 200 lượng 1.200 (Nguồn:http://www.southernbank.com.vn)
Trong trường hợp có sự thay đổi về mức phí, S àn GDV Phương Nam sẽ thông báo bằng văn bản cho khách hàng theo từng thời điểm. Việc thanh toán phí giao dịch được trích tự động từ tài khoản của khách hàng khi khớp lệnh thành công.
♦Lãi vay: Lãi vay của nhà đầu tư được tính dựa vào trạng thái của nhà đầu tư vào 16h00 hàng ngày. Số lãi phải trả này sẽ được tính vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư sau mỗi ngày giao dịch.
Lãi suất cho vay tiền VND và Vàng sẽ được Sàn GDV Phương Nam quy đ ịnh trong từng thời kỳ. Các quyết định về lãi suất cho vay sẽ được thông báo bằng văn