5. Kết cấu của luận văn
3.3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý
- Một hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của Sàn giao dịch vàng là yêu cầu cấp thiết. NHNN cần ban hành quy chế quản hoạt động của các Sàn giao dịch
vàng trên cơ sở phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế Việt Nam. Đây có thể coi là
điều kiện tiền đề bởi nếu không có quy chế này thì nghiệp vụ phái sinh để hạn chế
rủi ro sẽ không thực hiện đ ược trên Sàn giao dịch vàng. Một khuôn khổ pháp luật rõ ràng được đặt ra, buộc tất cả các Sàn vàng đủ điều kiện đi vào khuôn phép, ho ạt động minh bạch, trong sạch và lành mạnh, tạo niềm tin nơi nhà đầu tư. Cơ sở vật
kiểm tra và đánh giá gắt gao. Khi có Sàn giao dịch vàng hoạt động theo chuẩn, thị trường vàng nước ta sẽ hướng tới việc liên thông với thị trường vàng quốc tế, không còn tình trạng chênh lệch quá lớn giữa giá v àng trong nước và thế giới.
-Quy định khi muốn thành lập sàn giao dịch vàng, các đơn vị kinh doanh phải
tuân thủ theo những điều kiện nhất định về vốn tối thiểu, nhân sự, hạ tầng kỹ thuật.
Nguyên tắc hoạt động thế nào, phải đảm bảo những điều kiện gì? Nếu vi phạm quy
chế thì cơ quan nào xử lý?Một số nguyên tắc hoạt động đảm bảo cân đối quyền lợi
giữa Sàn giao dịch vàng với các nhà đầu tư, như thế hoạt động sẽ chuyên nghiệp hơn so với cách giao dịch truyền thống.Cơ quan quản lý không nên hạn chế mà cần
có những quy định nghiêm ngặt hơn về mặt kỹ thuật, những đ ơn vị đủ điều kiện đáp ứng sẽ được phép hoạt động.
Ví dụ: - Quy định muốn thành lập Sàn giao dịch vàng, tổ chức phải có hoạt động kinh doanh vàng miếng từ 01 năm trở lên, hoạt động có lãi trong 06 tháng gần nhất trước khi thành lập Sàn giao dịch vàng.
- Khách hàng muốn giao dịch vàng trên Sàn, yêu cầu tỷ lệ ký quỹ ban đầu tối thiểu 30%.
- Có sàn vàng không chỉ thực hiện môi giới, mà còn trực tiếp giao dịch
kinh doanh trên chính Sàn vàng của mình. Khi có lệnh tốt, đó là những
lệnh mua với giá cao hay lệnh bán với giá thấp của nh à đầu tư, Sàn vàng chủ động khớp với lệnh của mình trước và chỉ dành những lệnh
còn lại kém hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư khác. Với việc tham gia
kinh doanh kiểu này, Sàn vàng đã tước mất nhiều cơ hội kiếm lãi của các nhà đầu tư khác mà các nhà đầu tư không nhìn thấy được. Ngân hàngNhà nước cần nghiêm cấm kiểu kinh doanh này.
- Nhiều trường hợp khi giá vàng đang dao động mạnh thì xảy ra hiện tượng “sập sàn”, dù với lý do khách quan hay chủ quan thì cũng gây tổn
thất to lớn cho nhà đầu tư. Một số sàn vàng hiện chủ động “cài” trong
đầu tư khi xảy ra hiện tượng sập sàn. Vì vậy, kiểm soát của nhà nước đối với độ tin cậy của công nghệ là cần thiết.
- Với số lượng nhiều nhà đầu tư trên mỗi sàn vàng, khi xảy ra sự cố,
tranh chấp giữa sàn vàng với tập hợp các nhà đầu tư có thể lên tới một
số tiền rất lớn, lớn gấp nhiều lần số vốn cần có để đầu tư xây dựng một
Sàn vàng. Vì vậy, quy định về vốn pháp định đối với S àn vàng, đảm
bảo Sàn vàng có đủ năng lực tài chính để xử lý các tranh chấp, là một
vấn đề mà NHNN cần quan tâm.
- Thành lập Ủy ban giám sát thị trường kinh doanh vàng trên Sàn, cơ quan này
chịu sự quản lý của NHNN, Ủy ban giám sát thị tr ường kinh doanh vàng trên Sàn có nhiệm vụ kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh vàng trên Sàn, có biện pháp
kịp thời ổn định thị trường; hàng tháng, quý, năm cần yêu cầu các Sàn vàng phải báo cáo thường xuyên cho NHNN về: tỷ lệ ký quỹ, tỷ lệ xử lý, khối lượng vàng khớp lệnh, doanh số giao dịch, tổng số tài khoản khách hàng đang giao dịch tại Sàn
tính đến thời điểm báo cáo, số tài khoản bị xử lý do thua lỗ,….