C. DANH MỤC ĐỒ THỊ
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Thông qua quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế ở đơn vị, đồng thời thu thập số liệu thông qua các báo cáo tài chính và tài liệu của công ty cung cấp.
Phương pháp thu thập chủ yếu là thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế thông qua số sách kế toán, báo cáo tài chính của công ty cũng như các tài liệu khác có liên quan của công ty.
3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Công cụ xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word.
3.5.3. Phương pháp phân tích
3.5.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê kinh tế: Trên cơ sở thu thập số liệu tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu nhằm tìm ra quy luật chung.
Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp thống kê nghiên cứu hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập số liệu tổng hợp, phân tích, so sánh các số
liệu của sự vật và hiện tượng để tìm tính quy luật, rút ra kết luận cần thiết và mô tả toàn bộ thực trạng của các sự vật và hiện tượng trên cơ sở các dữ liệu đã được tính toán và để sử dụng trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài.
3.5.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Phản ánh số lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế và là căn cứ để tính các chỉ số khác.
Công thức: Y = Y0 – Y1 Trong đó: Y: Trị số so sánh Y0: Trị số gốc Y1: Trị số phân tích
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là trị số nói lên kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.
Y1 – Y0 Trong đó: Y: Trị số so sánh Công thức: Y = Y0: Trị số gốc Y0 Y1: Trị số phân tích
- Phương pháp so sánh theo chiều ngang: Việc phân tích được tiến hành bằng cách so sánh, đối chiếu về tình hình biến động về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu theo thời gian. Trên cơ sở đó, có thể tìm ra các khoản nào đó biến động lớn, tìm ra nguyên nhân và biện pháp để khác phục kịp thời. Phân tích theo điều kiện này nhằm làm nổi bật sự biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, qua đó sẽ thấy sự thay đổi về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian.
- Phương pháp phân tích theo chiều dọc: Mục đích của phương pháp này là nhằm đánh giá sự biến động của từng khoản mục so với quy mô chung. Phương pháp phân tích theo chiều dọc dùng số liệu của một khoản mục nào đó trong cột là chuẩn quy ra tỉ lệ phần trăm các số liệu khác rồi so sánh với kỳ trước.
- Phương pháp phân tích theo tỷ số: Phương pháp này được áp dụng để đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, các tỷ số về kết cấu tài sản, kết cấu nguồn vốn. Phương pháp này được tiến hành bằng cách: So sánh kỳ này với kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện hay xấu đi để có biện pháp khắc phục kịp thời.
3.5.3.3. Phương pháp đồ thị
Đồ thị là phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng đồ thị hoặc biểu đồ. Qua đó, mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định.
3.5.3.4. Phương pháp phân tích xu hướng
Xem xu hướng biến động qua thời gian là một biện quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo hướng tốt đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp.
Phần thứ tư
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua Báo cáo tàichính của Công ty chính của Công ty
Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp ta nhận định một cách tổng quát về tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là tốt hay xấu. Điều đó cho phép Giám đốc của Công ty thấy rõ được thực chất của hoạt động quá trình sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay xu hướng suy thoái của Công ty mình và từ đó đề ra giải pháp quản lý hữu hiệu.
4.1.1. Phân tích khát quát tình hình tài chính tại công ty TNHH Kiến Việtthông qua bảng cân đối kế toán thông qua bảng cân đối kế toán
Qua số liệu trên bảng CĐKT ta sẽ thấy được quy mô mà công ty hiện đang quản lý và sử dụng cùng với sự hình thành nguồn vốn nguồn vốn ấy như thế nào, đồng thời thấy xu hướng biến động của chúng là tốt hay chua tốt qua các kỳ kế toán. Để tìm ra nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự biến đổi ấy chúng ta đi sâu xem mức độ ảnh hưởng của các khoản mục đến tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản như thế nào, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Để đạt được mục tiêu trên, ta cần phân tích đánh giá tình hình biến động và cơ cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản
4.1.1.1. Phân tích đánh giá về tình hình biến động và cơ cấu của tài sản
Qua bảng 4.1 ta thấy Tổng tài sản của Công ty liên tục tăng qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Cụ thể, năm 2013 tăng thêm 732 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 15,1% so với năm 2012, và sang năm 2014 tăng 6.235 triệu đồng tức 112% so với năm 2013. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của Công ty ngày càng tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do:
- Tài sản ngắn hạn: Biến động theo chiều hướng tăng dần qua các năm, năm 2013 tăng 931 triệu đồng tương ứng với mức tăng 22,9% so với năm 2012 và sang năm 2014 tăng 6.404 triệu đồng tương ứng tăng 128,2% so với năm 2013. Cụ thể:
+ Tiền: Năm 2013 tăng 1.044 triệu đồng (tăng 52,5%) so với 2012, sang năm 2014 tăng 1.051 triệu đồng (tăng 34,7%) so với năm 2013. Nguyên nhân
Công ty sử dụng tiền để đầu tư vào các công trình thi công, đầu tư thêm TSCĐ, và các khoản chi phí khác phục vụ cho công tác quản lý của Công ty.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Về quy mô năm 2013 giảm 467 triệu đồng tương đương giảm mức 24,2% so với năm 2012, xét về tỷ trọng năm 2012 chiếm 39,9% trong tổng tài sản và năm 2013 chiếm 26,3% trong tổng tài sản, như vậy tỷ trọng các khoản phải thu đã giảm đi 13,6%. Đây là biểu hiện tốt trong công tác thu hồi các khoản nợ đến hạn, nhưng sang năm 2014 lại tăng thêm 3.457 triệu đồng tương đương với 236,2% so với năm 2013, về tỉ trọng chiếm 41,7% tức tăng 15,4%. Nguyên nhân do các công trình hoàn thành nhưng chưa thu hồi được vốn, thời gain thu hồi vốn lại càng tăng, thêm vào đó là do đặc điểm nghành nên thường các khoản phải thu là lớn. Công ty cần có biện pháp thu hồi để có thể giảm được các khoản phải thu xuống, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn làm giảm nguồn vốn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Bảng 4.1. Quy mô và cơ cấu tài sản của Công ty từ năm 2012 – 2014.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 4.063 84,0 4.994 89,7 11.398 96,6 931 22,9 6.404 128,2
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.987 41,1 3.031 54,4 4.082 34,6 1.044 52,5 1.051 34,7
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - -
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.931 39,9 1.463 26,3 4.921 41,7 (467) (24,2) 3.457 236,2
4. Hàng tồn kho 145 3.0 496 8,9 2.376 20,1 351 242,1 1.880 379,3
5. Tài sản ngắn hạn khác 0.0 3 0,1 19 0,2 3 - 16 494,8
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 773 16,0 575 10,3 406 3,4 (199) (25,7) (169) (29,4)
1. Tài sản cố định 760 15,7 569 10,2 397 3,4 (191) (25,1) (172) (30,3)
2. Bất động sản đầu tư - - - -
3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - -
4. Tài sản dài hạn khác 9 0.2 6 0,1 9 0,1 (3) (36,9) 3 58,4
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4.836 100,0 5.568 100,0 11.803 100,0 732 15,1 6.235 112,0
Nguồn: Phòng kế toán
+ Hàng tồn kho đều tăng qua các năm thể hiện : Năm 2013 hàng tồn kho của Công ty tăng 351 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 242,1% ) so với năm 2012, đến năm 2014 tăng thêm 1.880 triệu đồng (tăng 379,3%) so với năm 2013. Nguyên nhân do Công ty mở rộng quy mô, số lượng công trình nhiều dẫn đến việc tăng dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho việc thi công công trình, chủ yếu do công trình thi công lớn nên chi phí dở dang lớn, công trình hoàn thành nhưng chưa nghiệm thu.
- Tài sản dài hạn: Liên tục giảm qua các năm, năm 2013 tài sản ngắn hạn của Công ty giảm 199 triệu đồng tương đương giảm 25,7% so với năm 2012, và sang năm 2014 tiếp tục giảm xuông 169 triệu đồng (giảm 29,4) so với năm 2013. Nguyên nhân do Công ty trú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy Công ty chưa đầu tư tốt vào tài sản dài hạn đặc biệt là TSCĐ, tuy nhiên trong những năm gần đây các tài sản dài hạn khác đang có xu hướng tăng dần lên theo hướng tích cực.
Công ty không trú trọng đến các khoản đầu tư tài chính dài hạn, đó là một hạn chế. Trong khi xu thế chung của các doanh nghiệp là đầu tư tài chính dài hạn với hi vọng tìm kiếm nguồn lợi tức nhằm đa dạng hóa các hoạt động để giảm rủi ro tài chính.
4.1.1.2. Phân tích biến động và cơ cấu nguồn vốn
Qua bảng 4.2 ta thấy, bên cạng tổng tài sản liên tục tăng qua các năm thì tổng nguồn vốn cũng vậy. Cụ thể năm 2012 tổng nguồn vốn Công ty là 4.836 triệu đồng sang năm 2013 tăng lên 5.568 triệu đồng tức tăng thêm 732 triệu đồng (tương đương tăng 15,1% ), sang năm 2014 lại tiếp tục tăng vượt bậc thêm 6.235 triệu đồng tức tăng thêm 111,9% so với năm 2013. Điều này cho thấy sự cố gắng của Công ty trong việc huy động nguồn vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động. Nguyên nhân:
- Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của Công ty, nó có xu hướng tăng liên tục qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2014, chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng mạnh. Cụ thể, năm 2013 nợ phải trả tăng thêm 737 triệu đồng tức tăng 22,4% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 2478 triệu đồng (tương đương tăng 61,5% ) so với 2013.
Nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ phải trả, nợ dài hạn không được trú trọng nhiều. Điều này tuy không gây áp lực trong việc trả nợ ở các kỳ sau nhưng việc sử dụng quá nhiều nợ sẽ làm Công ty gặp rủi ro tài chính nên đòi hỏi Công ty phải sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ này.
Bảng 4.2. Hệ số nợ của Công ty qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Nợ phải trả 3.294 4.031 6.509
2. Tổng nguồn vốn 4.836 5.568 11.803
3. Hệ số nợ [3= (1/2)*100](%) 68,1 72,4 55
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng ta nhận thấy hệ số nợ giai đoạn 2012 – 2014 có xu hướng tăng từ 68,1% năm 2012 lên 72,4% năm 2013, nhưng sang năm 2014 đã giảm xuống còn 55% tức giảm 17,4% do trong tổng nguồn vốn trong năm nợ ngắn hạn đã giảm bớt, tuy nhiên hệ số nợ còn ở mức khá cao phản ánh tính tự chủ của Công ty còn thấp, vốn sử dụng cho kinh doanh của Công ty phụ thuộc bên ngoài chiếm hơn 50%.
Nhìn chung Công ty đang chịu áp lực thanh toán nợ ngắn hạn, chủ yếu là các khoản nợ dùng để trang trải chi phí lương, lãi vay, trả cho người bán và các khoản phải trả khác. Vì vậy Công ty cần có biện pháp để giảm áp lực về các khoản nợ này.
- Nguồn vốn chủ sở hữu có những thay đổi rõ rệt: Năm 2012 nguồn vốn CSH là 1.543 triệu đồng đến năm 2013 giảm còn 1.537 triệu đồng tức giảm lượng nhỏ 6 triệu đồng. Sang năm 2014 nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh, từ 1.537 triệu đồng năm 2013 tăng lên 5.294 triệu đồng năm 2104 tức tăng thêm 3.757 triệu đồng (tăng 244,4%). Trong đó chủ yếu là VCSH tăng, nguyên nhân do trong những năm gần đây Công ty hoạt động luôn có lãi và thậm chí lợi nhuận khá cao (năm 2014) nên đã bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty.
Bảng 4.3. Tỉ suất tự tài trợ của Công ty qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
1. Nguồn vốn CSH 1.543 1.537 5.294
2. Tổng nguồn vốn 4.836 5.568 11.803
3. Tỉ suất tự tài trợ [3= (1/2)*100] (%)
31,9 27,6 45
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng 4.3 ta thấy tỷ suất này biến đổi không đều qua các năm cụ thể, năm 2012 tỉ suất tự tài trợ là 31,8% sang năm 2013 giảm còn 27,6% và lại tăng lên 45% vào năm 2014 (tăng 17,4%). Mặc dù tỉ suất tự tài trợ có xu hướng tăng lên nhưng vẫn còn thấp, thể hiện Công ty chưa thể tự trang trải vốn cho HĐKD.
Mặc dù Công ty hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nguồn vốn chủ sở hữu luôn được bổ sung nhưng áp lực nợ phải trả còn khá cao, khả năng tự tài trợ chưa được cải thiện, vì thế Công ty cần cố gắng hơn nữa để đạt hiệu quả tối ưu.
Bảng 4.4. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 2012 – 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2103
Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % +/- % +/- %
A. Nợ phải trả 3.294 68,1 4.031 72,4 6.509 55,1 738 22,4 2.478 61,5
1. Nợ ngắn hạn 3.294 68,1 4.031 72,4 6.509 55,1 738 22,4 2.478 61,5
2. Nợ dài hạn - - - -
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.543 31,9 1.537 27,6 5.294 44,9 (6) (0,4) 3.757 244,4
1. Vốn chủ sở hữu 1.543 31,9 1.537 27,6 5.294 44,9 (6) (0,4) 3.757 244,4
2. Quỹ khen thưởng phúc lợi - - - -
Tổng cộng nguồn vốn 4.836 100,0 5.568 100,0 11.803 100,0 732 15,1 6.235 112,0
Nguồn : Phòng kế toán
4.1.1.3. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của Công ty
Để đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty, cần phải phân tích hai chỉ tiêu đó là nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta lập và phân tích nguồn tài trợ như sau:
Bảng 4.5. Phân tích nguồn tài trợ qua 3 năm 2012 – 2014
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- %
I. Nguồn tài trợ thường
xuyên 1543 1537 5294 (6) (0,4) 3757 244,4
1. Nguồn VCSH - Quỹ 1543 1537 5294 (6) (0,4) 3757 244,4
2. Vay dài hạn - - - -
3. Nguồn kinh phí, quỹ khác - - - -
II. Nguồn tài trợ tạm thời 3294 4031 6509 738 22,4 2478 61,5
1. Nợ ngắn hạn 3294 4031 6509 738 22,4 2478 61,5
2. Nợ khác - - - -
III. Tổng nguồn tài trợ 4836 5568 1.1803 732 15 6235 112
IV. % Tạm thời/ Thường
xuyên 213,5 262,3 123 49 23 (139) (53)
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng 4.5 ta thấy nguồn tài trợ thường xuyên năm 2013 giảm so với năm 2012, từ mức 1.543 triệu đồng năm 2012 giảm với mức 6 triệu đồng tương đương với giảm 0,4% xuống còn 1.537 triệu đồng, sang năm 2014 nguồn tài trợ thường xuyên tăng nhanh chóng lên 5.294 triệu đồng tức tăng thêm 3.757 triệu