C. DANH MỤC ĐỒ THỊ
2.2.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Đắk Lắk là một thị trường giàu tiềm năng. Đến năm 2014 đã có hơn 6.500 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 90%. Tuy nhiên, hiện tại chỉ còn khoảng 65% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đăng ký còn hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các doanh nghiệp này chỉ lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước mà không tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Vì vậy, họ không nắm rõ được tình hình tài chính của doanh nghiệp, không dự đoán chính xác được các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp mình dẫn đến tình trạng phải ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, việc tổ chức công tác phân tích báo cáo của các doanh nghiệp này vẫn còn khá sơ sài, mang hình thức bắt buộc chưa thực sự vì mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính mà mới chỉ dừng lại ở việc phân tích phần trăm thay đổi của các khoản mục trong báo cáo tài chính mà không tiến hành phân tích các tỷ số tài chính. Nhiều doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức thực hiện theo đúng chủ trương của chế độ kế toán mới, chưa xây dựng được một quy trình phân tích báo cáo tài chính hoàn chỉnh từ xác định mục tiêu, kế hoạch phân tích mà chỉ lập các phương pháp, nội dung từ năm này sang năm khác và chỉ phân tích một lần vào cuối chu kỳ kinh doanh. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp không thấy được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính cũng như không đủ điều kiện để tiến hành phân tích thường xuyên. Do hầu hết các doanh nghiệp đều không tiến hành phân tích báo cáo tài chính nên không có dữ liệu bình quân ngành để so
sánh. Vì vậy, các doanh nghiệp không nắm bắt được chính xác những thuận lợi và khó khăn của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh.
Phần thứ ba
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU