C. DANH MỤC ĐỒ THỊ
4.1.3.1. Phân tích khả năng thanh toán
a. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Bảng 4.7: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013/2012 2014/2013
2012 2013 2014 +/- % +/- %
1. Tài sản ngắn hạn 4.063 4.994 11.398 931 22,9 6.404 128,2
2. Nợ ngắn hạn 3.294 4.031 6.509 738 22,4 2.478 61,5
3. Khả năng thanh toàn
hiện thời (lần) (3 = 1/2 ) 1,23 1,24 1,75 0,01 0,42 0,51 41,36 Nguồn: Phòng kế toán
Đồ thị 4.2: Khả năng thành toàn hiện thời
Qua bảng 4.7 và đồ thị 4.2 ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của Công ty đều lớn hơn 1 và tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể:
Năm 2013 khả năng thanh toán hiện thời của Công ty tăng lên 1,24 lần tức tăng 0,42% so với năm 2012. Và năm 2014 tăng mạnh lên 0,51 lần tương ứng với tỉ lệ 41,36% so với năm 2013. Nguyên nhân do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Năm 2013 tài sản ngắn hạn tăng 931 triệu đông
tương đương tăng 22,9% và năm 2014 tăng 6.404 triệu đồng tức tăng 128,2%, trong khi năm 2013 nợ ngắn hạn chỉ tăng ở mức 738 triệu đồng (tăng 22,4%) so với năm 2012 và năm 2014 tăng 2.478 triệu đồng tức 61,5% so với năm 2013.
Nhìn chung, khả năng thanh toán hiện thời của Công ty được đảm bảo, qua ba năm có xu hướng tăng dần lớn hơn 1. Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn của Công ty vừa đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, để đánh giá tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không còn phải xem xét khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản ngắn hạn. Vì vậy, để chính xác hơn ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh.
b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Bảng 4.8. Bảng hệ số khả năng thanh toán nhanh
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % 1. Tài sản ngắn hạn 4.063 4.994 11.398 931 22,9 6.404 128,2 2. Hàng tồn kho 145 496 2.376 351 242,1 1.880 379,3 3. Nợ ngắn hạn 3.294 4.031 6.509 738 22,4 2.478 61,5
4. Khả năng thanh toán
nhanh (lần) [4 = (1-2)/3] 1,19 1,12 1,39 (0,07) (6,2) 0,3 24,2
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng 4.8 ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty biến động thất thường qua các năm. Cụ thể, năm 2013 giảm 0,07 lần từ 1,19 lần năm 2012 xuống 1,12 lần năm 2013, năm 2014 tăng lên 0,3 lần làm khả năng thanh toán nhanh năm 2014 tăng lên 1,39 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn kho tăng mạnh qua các năm. Năm 2013, tài sản ngắn hạn tăng 22,9% tương đương tăng 931 triệu đồng so với năm 2012, nợ ngắn hạn tăng 22,4% tức tăng 738 triệu đồng trong khi hàng tồn kho tăng 242,1% tức tăng 351 triệu đồng so với năm 2012. Đến năm 2014, hàng tồn kho tiếp tục tăng mạnh 379,3% tương đương 1.880 triệu đồng và nợ ngắn hạn tăng 128,2% tương đương 6.404 triệu đồng, trong khi tài sản ngắn hạn chỉ tăng 61,5% (tăng 2478 triệu đồng).
Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng thấp trong tài sản ngắn hạn nên ảnh hưởng không lớn tới khả năng thanh toán nhanh của Công ty. Cụ thể, năm 2013 hàng tồn kho chiếm 10% trong tài sản ngắn hạn, năm 2014 chiếm 21% trong TSNH. Tuy nhiên tỷ trọng hàng tồn kho đang có xu hướng tăng, năm 2013 tăng lên 242,1% so với năm 2012 và đến năm 2014 tăng lên 379,3% so với năm 2013.Tỷ trọng hàng tồn kho tăng cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty chưa được tốt, khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản ngắn hạn ngày càng thấp.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty qua ba năm đều lớn hơn 1. Qua hệ số này ta có thể thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty tương đối khả quan. Cần tiếp tục giảm lượng hàng tồn kho xuống mức thấp nhất để nâng cao hơn nữa khả năng thanh toán nhanh của Công ty.
c. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
Bảng 4.9. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2,014 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % 1. Tiền + ĐTNH 1.987 3.031 4.082 1.044 52.5 1,051 34.7 2. Nợ ngắn hạn 3.294 4.031 6.509 738 22.4 2,478 61.5 3. Khả năng thành toán bằng tiền (lần) (3 =1/2) 0.60 0.75 0.63 0.1 24.6 (0.1) (16.6) Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng 4.9 ta thấy, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty năm 2013 có tăng so với năm 2012 là 0,1 lần ( tăng 24,6%) tức là tăng từ 0,60 lần vào năm 2012 lên 0,75 lần vào năm 2013. Sang năm 2014, hệ số này giảm xuống còn 0,63 lần tức giảm 16,6% so với năm 2013. Điều này cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền mặt của Công ty đang giảm dần. Trong những năm tới Công ty cần duy trì một lượng tiền mặt cố định đủ lớn trong mức cho phép để có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần giảm các khoản nợ ngắn hạn đến giới hạn cần thiết.
d. Hệ số khả năng đảm bảo lãi vay
Bảng 4.10. Hệ số khả năng đảm bảo lãi vay ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
1. Lợi nhuận trước thuế (240) 67 323 307 (127,7) 257 384,8
2. Chi phí lãi vay 102 50 146 (53) (51,5) 96 193,8
3. EBIT (3 =1+2) (138) 116 469 254 (184,4) 353 303,2
4. Khả năng đảm bảo
lãi vay (lần) (4 = 3/2 ) (1,35) 2,34 3,22 4 274 1 37,3 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng 3.5 ta thấy, khả năng đảm bảo lãi vay của Công ty năm 2013 tăng mạnh với tốc độ tăng 274% tức tăng 4 lần so với năm 2012 từ (1,35) lần năm 2012 lên tới 2,34 lần năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của EBIT đang có xu hướng tăng cao còn tốc độ của lãi vay đang có xu hướng giảm xuống. Cụ thể, EBIT năm 2013 tăng 184,4% so tương ứng tăng 254 triệu đồng so với năm 2012 từ (138) triệu đồng tăng lên 116 triệu đồng năm 2013. Đến năm 2014, khả năng đảm bảo lãi vay của Công ty tiếp tục tăng lên 1 lần hay 37,3% so với năm 2013. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của EBIT nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí lãi vay. Cụ thể, EBIT tăng 303,2% tức tăng 353 triệu đồng so với năm, trong khi đó lãi vay tăng 193,8% so với năm 2013, từ 50 triệu đồng năm 2013 lên 96 triệu đồng năm 2014.
Khả năng đảm bảo lãi vay của Công ty qua ba năm đều lớn hơn 1, và đang có chiều hướng đi lên điều này cho thấy Công ty có đủ khả năng đảm bảo chi trả cho các khoản lãi vay.