C. DANH MỤC ĐỒ THỊ
3.3.5.1 Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Lao động là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả trong quá trình thực hiện thi công công trình xây lắp.
Do địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công nên các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình để giảm bớt các chi phí khi di dời. Chính vì vậy, số lao động trực tiếp của Công ty luôn biến động tùy thuộc vào công trình đó lớn hay nhỏ và giao khoán trực tiếp theo hợp đồng, còn lao động gián tiếp là 12 người và những năm gần đây thì số lượng lao động gián tiếp hầu như không thay đổi. Giám đốc, cán bộ kỹ thuật đều là những kỹ sư xây dựng, cầu đường; kế toán trưởng và kế toán đội có trình độ Đại học và trung cấp; trình độ của công nhân lao động trực tiếp chủ yếu là những lao động phổ thông.
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT SỔ NHẬT KÍ ĐẶC BIỆT SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH SỔ NHẬT KÍ CHUNG
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
Tài sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng giúp Công ty hoạt động và phát triển, do đó Công ty luôn chú trọng tới việc tăng tài sản và nguồn vốn của minh, thể hiện qua bảng 3.1
Qua bảng 3.1 ta thấy, tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty đã có những thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Cụ thể trong năm 2013 tì sản và nguồn vốn của Công ty tăng 732 triệu đồng tương đương với tăng 15,1% so với năm 2012, và năm 2014 tiếp tục tăng 6.235 triệu đồng tương đương với 112% so với năm 2013. Điều này cho thấy tài sản và nguồn vốn của Công ty đang trên đà tăng lên.Nguyên nhân của sự biến động này phụ thuộc vào nhiều nhân tố.
Bảng 3.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % I. Tài sản 4.836 5.568 11.803 732 15,1 6.235 112,0 1. Tài sản ngắn hạn 4.063 4.994 11.398 931 22,9 6.404 128,2 2. Tài sản dài hạn 773 575 406 (199) (25,7) (169) (29,4) II. Nguồn vốn 4.836 5.568 11.803 732 15,1 6.235 112,0 1. Nợ phải trả 3.294 4.031 6.509 738 22,4 2.478 61,5 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.543 1.537 5.294 (6) (0,4) 3.757 244,4 Nguồn: Phòng kế toán Năm 2013 Tài sản ngắn hạn và Nợ phải trả của Công ty tăng liên nhanh. Nguyên nhân trong năm Công ty nhận thầu nhiều công trình, lượng vốn cần huy động để sử dụng cho việc xây dựng các công trình lớn. Tuy nhiên nợ phải trả lớn khiến Công ty chịu nhiều áp lực trong việc trả nợ.
Năm 2014 tài sản ngắn hạn của Công ty tiếp tục tăng 6.325 triệu đồng tức tăng 128,2% so với năm 2013 . Trong khi tài sản dài hạn giảm 169 triệu đồng tương đương giảm 29,4% so với năm 2013. Tài sản dài hạn giảm do Công ty trú trọng đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn như vốn vay ngắn hạn,...nhằm phục vụ cho việc thi công các công trình. Đồng thời các khoản nợ phải trả của công ty tăng mạnh cụ thể là tăng 2.478 triệu đồng tức 61,5% so với 2013, vốn chủ sở hữu tăng.
Tuy nhiên sự tăng giảm về tài sản nguồn vốn không thể đánh giá về hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.3.5.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp
Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, mọi daonh nghiệp sản xuất kinh doanh đều nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và Công ty cũng không ngoại lệ. Thời gian qua, Công ty đã không ngừng phát triển và tình hình hoạt động của Công ty được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm.
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục Năm So sánh 2012 2013 2014 2012/2013+/- % +/-2014/2013% 1. Tổng doanh thu 6.081 4.980 7.168 (1.100) (18) 2.187 44 2. Tổng chi phí 6.321 4.914 6.910 (1.407) (22) 1.996 41 3. Tổng LN trước thuế (240) 67 323 307 (128) 257 385
4. Tổng lợi nhuận sau
thuế (240) 67 257 307 (128) 191 286
Từ bảng 3.2 ta thấy, do có chiến lược phát triển đúng đắn nên trong những năm gần đây Công ty hoạt động đều có lãi. Cụ thể: Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2013 là 67 triệu đồng, năm 2014 là 257 triệu đồng. So với năm 2012 thì trong năm 2013 lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng với tỷ lệ tăng là 128% tương đương 307 triệu đồng. Năm 2014 lợi nhuận sau thuế của Công ty tiếp tục tăng mạnh, với mức tăng 286% tức 191 triệu đồng so với năm 2013. Lợi nhuận thay đổi đáng kể theo hướng tích cực do:
- Năm 2013 tổng doanh thu so với năm 2012 giảm 1.100 triệu đồng tức giảm 18%. Tuy nhiên chi phí trong năm cũng giảm do sử dụng hợp lý nên tổng lợi nhuận cũng tăng đáng kể.
- Năm 2014 Công ty đã nhận và hoàn thành một khối lượng công trình lớn nên doanh thu tăng mạnh cụ thể, từ 4.980 triệu đồng năm 2013 tăng lên 7.168 triệu
đồng năm 2014 tăng 44% tức 2.187 triệu đồng so với năm 2013. Doanh thu tăng làm cho tổng lợi nhuận cũng tăng đột biến so với năm 2013.
Từ các chỉ tiêu trên ta thấy doanh thu của Công ty tăng làm lợi nhuận tăng cho thấy hiệu quả hoạt động của Công ty đang ngày càng đi lên. Tuy nhiên Công ty cần có biện pháp và chính sách sử dụng chi phí hợp lý góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.3.6. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty
Trong điều kiện hiện nay với tốc độ tăng trưởng về nền kinh tế mạnh mẽ và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, các công ty luôn vận dụng và phát huy tối đa những lợi thế của mình. Trong quá trình hoạt dộng sự liên kết và sự hợp tác giữa các công ty này tạo thành những tập đoàn kinh tế lớn nhằm phát huy những lợi thế lớn của từng công ty và đã tạo cho Công ty những cơ hội lớn, tuy nhiên sự cạnh tranh mạnh mẽ cũng tạo cho Công ty gặp không ít khó khăn.
Công ty TNHH Kiến Việt đã đi vào hoạt động được 9 năm, cùng với những kinh nghiệm hoạt động Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
3.3.6.1. Thuận lợi
Với những kinh nghiệm trong kinh doanh Công ty đã tạo được niềm tin cho khách hàng và đã thực hiện ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Công ty có cơ sở vật chất tốt, cán bộ công nhân lành nghề, cơ chế quản lý và sản xuất của Công ty khá ổn định vì thế giúp Công ty có khả năng phát triển tốt.
3.3.6.2. Khó khăn
Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh đang diễn ra ngày càng nhiều, thủ tục xây dựng cơ bản còn phức tạp gây nhiều khó khăn trong việc ký kết hợp đồng xây dựng.
Vốn của Công ty còn hạn chế và việc thu hồi vốn của các công ty xây lắp còn chậm, đây cũng là trở ngại lớn trong quá trình hoạt động và phát triển của công ty.
Địa bàn hoạt động của Công ty rộng khắp toàn tỉnh nên việc quản lý công trình còn gặp nhiều trở ngại.
Trước những khó khăn đó Công ty đã đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm được cải thiện hơn về tình hình tài chính, đồng thời Công ty luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng công trình và kiểm soát chi phí để có thể cạnh tranh trên thị trường.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cở sở thực tiễn về việc phân tích báo cáo tài chính.
- Tìm hiểu đặc điểm của công ty TNHH Kiến Việt về: cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh, lợi nhuận và khó khăn…
- Tập trung vào việc phân tích các chỉ số tài chính của công ty TNHH Kiến Việt thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Qua đó, nghiên cứu về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, khả năng hoạt động, khả năng sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp để có thể đánh giá về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập và phân tích báo cáo tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
3.5. Phương pháp nghiên cứu3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu 3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Thông qua quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế ở đơn vị, đồng thời thu thập số liệu thông qua các báo cáo tài chính và tài liệu của công ty cung cấp.
Phương pháp thu thập chủ yếu là thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế thông qua số sách kế toán, báo cáo tài chính của công ty cũng như các tài liệu khác có liên quan của công ty.
3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Công cụ xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word.
3.5.3. Phương pháp phân tích
3.5.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê kinh tế: Trên cơ sở thu thập số liệu tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu nhằm tìm ra quy luật chung.
Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp thống kê nghiên cứu hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập số liệu tổng hợp, phân tích, so sánh các số
liệu của sự vật và hiện tượng để tìm tính quy luật, rút ra kết luận cần thiết và mô tả toàn bộ thực trạng của các sự vật và hiện tượng trên cơ sở các dữ liệu đã được tính toán và để sử dụng trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài.
3.5.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Phản ánh số lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế và là căn cứ để tính các chỉ số khác.
Công thức: Y = Y0 – Y1 Trong đó: Y: Trị số so sánh Y0: Trị số gốc Y1: Trị số phân tích
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là trị số nói lên kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.
Y1 – Y0 Trong đó: Y: Trị số so sánh Công thức: Y = Y0: Trị số gốc Y0 Y1: Trị số phân tích
- Phương pháp so sánh theo chiều ngang: Việc phân tích được tiến hành bằng cách so sánh, đối chiếu về tình hình biến động về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu theo thời gian. Trên cơ sở đó, có thể tìm ra các khoản nào đó biến động lớn, tìm ra nguyên nhân và biện pháp để khác phục kịp thời. Phân tích theo điều kiện này nhằm làm nổi bật sự biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, qua đó sẽ thấy sự thay đổi về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian.
- Phương pháp phân tích theo chiều dọc: Mục đích của phương pháp này là nhằm đánh giá sự biến động của từng khoản mục so với quy mô chung. Phương pháp phân tích theo chiều dọc dùng số liệu của một khoản mục nào đó trong cột là chuẩn quy ra tỉ lệ phần trăm các số liệu khác rồi so sánh với kỳ trước.
- Phương pháp phân tích theo tỷ số: Phương pháp này được áp dụng để đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, các tỷ số về kết cấu tài sản, kết cấu nguồn vốn. Phương pháp này được tiến hành bằng cách: So sánh kỳ này với kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện hay xấu đi để có biện pháp khắc phục kịp thời.
3.5.3.3. Phương pháp đồ thị
Đồ thị là phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng đồ thị hoặc biểu đồ. Qua đó, mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định.
3.5.3.4. Phương pháp phân tích xu hướng
Xem xu hướng biến động qua thời gian là một biện quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo hướng tốt đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp.
Phần thứ tư
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua Báo cáo tàichính của Công ty chính của Công ty
Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp ta nhận định một cách tổng quát về tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là tốt hay xấu. Điều đó cho phép Giám đốc của Công ty thấy rõ được thực chất của hoạt động quá trình sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay xu hướng suy thoái của Công ty mình và từ đó đề ra giải pháp quản lý hữu hiệu.
4.1.1. Phân tích khát quát tình hình tài chính tại công ty TNHH Kiến Việtthông qua bảng cân đối kế toán thông qua bảng cân đối kế toán
Qua số liệu trên bảng CĐKT ta sẽ thấy được quy mô mà công ty hiện đang quản lý và sử dụng cùng với sự hình thành nguồn vốn nguồn vốn ấy như thế nào, đồng thời thấy xu hướng biến động của chúng là tốt hay chua tốt qua các kỳ kế toán. Để tìm ra nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự biến đổi ấy chúng ta đi sâu xem mức độ ảnh hưởng của các khoản mục đến tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản như thế nào, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Để đạt được mục tiêu trên, ta cần phân tích đánh giá tình hình biến động và cơ cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản
4.1.1.1. Phân tích đánh giá về tình hình biến động và cơ cấu của tài sản
Qua bảng 4.1 ta thấy Tổng tài sản của Công ty liên tục tăng qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Cụ thể, năm 2013 tăng thêm 732 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 15,1% so với năm 2012, và sang năm 2014 tăng 6.235 triệu đồng tức 112% so với năm 2013. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của Công ty ngày càng tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do:
- Tài sản ngắn hạn: Biến động theo chiều hướng tăng dần qua các năm, năm 2013 tăng 931 triệu đồng tương ứng với mức tăng 22,9% so với năm 2012 và sang năm 2014 tăng 6.404 triệu đồng tương ứng tăng 128,2% so với năm 2013. Cụ thể:
+ Tiền: Năm 2013 tăng 1.044 triệu đồng (tăng 52,5%) so với 2012, sang năm 2014 tăng 1.051 triệu đồng (tăng 34,7%) so với năm 2013. Nguyên nhân
Công ty sử dụng tiền để đầu tư vào các công trình thi công, đầu tư thêm TSCĐ, và các khoản chi phí khác phục vụ cho công tác quản lý của Công ty.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Về quy mô năm 2013 giảm 467 triệu đồng tương đương giảm mức 24,2% so với năm 2012, xét về tỷ trọng năm 2012 chiếm 39,9% trong tổng tài sản và năm 2013 chiếm 26,3% trong tổng tài sản, như vậy tỷ trọng các khoản phải thu đã giảm đi 13,6%. Đây là biểu hiện tốt trong công tác thu hồi các khoản nợ đến hạn, nhưng sang năm 2014 lại tăng thêm 3.457 triệu đồng tương đương với 236,2% so với năm 2013, về tỉ trọng chiếm 41,7% tức tăng 15,4%. Nguyên nhân do các công trình hoàn thành nhưng chưa thu hồi được vốn, thời gain thu hồi vốn lại càng tăng, thêm vào đó là do đặc điểm nghành nên thường các khoản phải thu là lớn. Công ty cần có biện pháp thu hồi để có thể giảm