5. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Biểu tượng cánh chim hải âu
Thơ ca xưa thường mượn cánh chim làm biểu tượng thời gian báo hiệu chiều đã tắt, hoàng hôn buông xuống. Con người và mọi vật khi ấy vội vã tìm về tổ ấm để sum vầy gia đình. Cánh chim trong thơ từ ca dao “Chim bay về núi tối rồi” đến thơ cổ điển “Chim hôm thoi thóp về rừng” (Truyện Kiều - Nguyễn Du), “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi/Dặm liễu sương sa khách bước dồn” (Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan) đều là tín hiệu về sự chảy trôi của thời gian. Trong thơ Mới là hình ảnh cánh chim nhỏ bé, cô đơn biểu tượng cho cái tôi thơ Mới “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” (Tràng giang - Huy Cận).
Còn thơ viết về biển đảo, hình ảnh cánh chim hải âu xuất hiện nhiều và trở thành một biểu tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa. Chúng vốn được xem là “vua của trời xanh”. Đôi cánh của hải âu lướt trên biển xanh là người bạn đường của những con tàu trên đại dương. Hải âu báo điềm dữ, điềm lành cho những người thuỷ thủ. Cho nên thật dễ hiểu cánh chim hải âu là hình ảnh hay xuất hiện trong các bài thơ viết về biển đảo. Nó đã trở nên thân thuộc với những người đi biển, là biểu tượng gần gũi:
“Cánh chim biển Phập phồng
trên cát ấm Người với chim
Thân quen như bè bạn Nơi mịt mù
Bão tố
giữa đảo xa”.
Có khi cánh chim là biểu tượng cho khát vọng tự do, hòa bình, có khi nó là tín hiệu báo tin từ đất liền gửi ra biển đảo, nối kết đất liền với hải đảo xa xôi. Trong thơ của Hữu Thỉnh, cánh chim là biểu tượng của sự nối kết giữa đại dương bao la và đất liền thân yêu, đưa tin từ đất liền ra đảo. Nhà thơ đã mượn hình ảnh cánh chim vượt trùng dương để thể hiện tình yêu đôi lứa luôn gắn bó sắc son với biển đảo. Ở nơi đảo xa ấy, người lính đang ngày đêm mong chờ tin tức người thân của mình qua cánh chim:
“Những cánh chim năm ngoái lại quay về Mùa lại gửi những con tem đúng hẹn Chiến sĩ nhận ra trên từng đôi cánh Những chân trời chim đã bay qua”.
(Gửi từ đảo nhỏ - Hữu Thỉnh)
Sự xuất hiện của cánh chim trên đại dương bao la đã khiến không gian địa lí được rút ngắn lại, biển đảo trở nên gần gũi, thân thương hơn. Cánh chim trở thành “chiếc cầu mây nối đất liền” và tình yêu đôi lứa đã giao hòa sâu lắng cùng với tình yêu thiên nhiên:
“Ở đây Tết đến đào không có Hoa đảo là hoa những cánh chim Chim ơi bay nữa bay xa nữa Làm chiếc cầu mây nối đất liền”.
(Gửi từ đảo nhỏ - Hữu Thỉnh)
Cánh chim đo độ dài bao la của biển cả. Cánh chim nhẹ nhàng chao liệng báo hiệu một ngày biển bình yên. Cánh chim vội vã xải nhịp báo hiệu biển động:
“Đêm trở rét, chim mùa trở cánh Ta đứng nghe những chuyến chim xa Trận mưa sao không bao giờ tạnh Trên đàn chim dang cánh hải hà ”.
Và giữa bầu trời bao la đó nhờ có cánh chim mà biển dịu bớt cô đơn: “Những đàn chim bay lần dặm biển
Bay bình minh bay lặn hoàng hôn Trời xanh quá, xanh nguồn gió đến Những đàn chim trên biển bay dồn”.
(Những đàn chim - Huy Cận)
Trong trường ca Tổ quốc - Đường chân trời, Nguyễn Trọng Văn cũng miêu tả cánh chim. Nhà thơ dành cho nó một chương có tên là Tiếng hót bầy chim trên sóng. Đó là sự liên tưởng của tác giả và cuộc đời của những chiến
sĩ Trường Sa yêu thương, dũng cảm, khiêm tốn:
“Những bầy chim không quản biển sâu Không quản hiểm nguy xoải bay cùng bạn Xòe đôi cánh chim làm bờ bến
Thân che thân
Qua biến cố nhọc nhằn
Những cánh chim trên sóng hiền lành
Không tự soi mình... bởi biển chỉ có khi nào nguôi sóng Chim không muốn sống cuộc đời phẳng lặng
Chim tìm về với đảo sinh sôi Chim tìm về cất tiếng “Biển ơi”.
(Tổ quốc - Đường chân trời -Nguyễn Trọng Văn) Như vậy, hình ảnh cánh chim trên biển xuất hiện trong các bài thơ viết về biển đảo là một biểu tượng đa nghĩa. Nhờ việc sử dụng biểu tượng này khiến cho các bài thơ về biển đảo hấp dẫn hơn, từ đó gợi những liên tưởng và xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc.
Tiểu kết:
Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng và mỗi hình thức đời sống, khi trở thành kết quả của quá trình sáng tạo bao giờ cũng là một biểu tượng góp phần mã hóa nội dung, tư tưởng nào đó của người nghệ sĩ. Viết về
biển đảo các nhà thơ cũng lựa chọn một hệ thống hình tượng và biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu để thể hiện những tư tưởng của mình. Trong rất nhiều hình tượng của cuộc sống, khi viết về biển đảo, các nhà thơ đã chọn hình tượng biển đảo gắn liền với Tổ quốc, hình tượng người lính và hình tượng những con người lao động trên biển để khơi dậy những tình cảm thiêng liêng máu thịt với biển đảo quê hương, tạo nên những vẻ đẹp nghệ thuật đầy sức lan tỏa. Đồng thời thể hiện những tư tưởng cá nhân đặt trong khát vọng lớn lao của tập thể, cộng đồng, dân tộc... Đi liền với các hình tượng là các biểu tượng. Mỗi biểu tượng luôn gắn liền với tư duy nghệ thuật của tác giả. Nó chính là sự hiện thực hóa những suy nghĩ, sự thăng hoa của cảm xúc trong tâm hồn nghệ sĩ. Trong đó nổi bật là biểu tượng thuyền và biển, biểu tượng cánh buồm và biểu tượng cánh chim hải âu. Các biểu tượng đó đã góp phần mã hóa những nội dung tư tưởng của các tác phẩm thơ về biển. Có thể nói, quá trình chọn lựa các hình tượng và biểu tượng đó chính là quá trình lao động nghệ thuật đầy hứng khởi của cảm xúc, là sự thăng hoa của con tim các nghệ sĩ.
Bằng cách đó mà biển đảo được hiện lên với vẻ đẹp chân thực, phong phú và cũng “thơ” hơn. Bởi biển đảo vốn dĩ đã là nguồn cảm hứng mang đầy chất thơ.
KẾT LUẬN
Với những giá trị to lớn về mọi mặt kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh, biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ máu thịt của Tổ quốc, qua nghìn năm nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, trong tâm thức người Việt biển đảo là nơi nương tựa, không gian sinh tồn của dân tộc, địa bàn chiến lược quan trong bảo vệ và phát triển đất nước. Biển đảo chính là đất nước, là cuộc sống. Thực tế hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo.
Đề tài biển đảo mãi mãi là nguồn mạch vô tận, không bao giờ vơi cạn của các các loại hình nghệ thuật trong đó có thơ ca. Bởi biển là vũ trụ, là thiên nhiên, là sự sống, là cái đẹp, cái hùng, cái dữ dằn, là niềm vui và cả nỗi đau. Quan trọng hơn là, tâm hồn con người, tâm hồn nhà thơ trước biển hình như bao giờ cũng mở ra những chiều kích, những trường liên tưởng phong phú, muôn màu, muôn vẻ với chiều cao triết học và chiều sâu tâm linh ... Bằng những vần thơ, các nhà thơ cũng gửi gắm tình yêu và quyết tâm gìn giữ biển đảo quê hương.
Chúng ta có hàng trăm nhà thơ viết về biển đảo từ thế hệ các nhà thơ Mới như: Xuân Diệu, Huy Cận cho đến những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ như: Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Giang Nam, Hoàng Trung Thông, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Trọng Văn, Lê Thị Mây, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Ngọc Phú, Trịnh Công Lộc,… với hàng nghìn bài thơ, trường ca. Đặc biệt ở đó ghi dấu sự bứt phá của rất nhiều tên tuổi quen thuộc trong làng thơ Việt. Điều đáng trân trọng là bên cạnh những nhà thơ từng mặc áo lính, từng gắn bó với biển đảo thì có không ít những nhà thơ chưa một lần ra đảo, chưa được sống cuộc sống của những người lính nhưng lại viết rất hay, rất xúc động về biển đảo. Phải chăng đúng
như lời tâm sự của Nguyễn Việt Chiến rằng: “Tôi nghĩ, đối với những người cầm bút hôm nay, vượt lên trên tất cả vấn đề thời sự nhạy cảm ấy là tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đó được nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam qua nhiều thăng trầm, và hình như lại đang được khơi dậy trong những tháng năm này” [18]. Đúng là tình yêu đối với đất nước đó đã chắp cánh cho các tác phẩm thăng hoa.
Có thể nói, mỗi tác phẩm của họ là một cung điệu nói lên tấm lòng của con dân đất Việt với nơi đầu sóng ngọn gió. Chúng ta bắt gặp tiếng thơ ngợi ca những vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú của biển đảo đất nước, ca ngợi tình yêu, là khúc trầm tư về cuộc đời và con người. Có lúc các nhà thơ lại gửi gắm niềm tự hào tha thiết, khẳng định chủ quyền bất di bất dịch của biển đảo. Thơ viết về biển cũng mênh mông như biển, không bao giờ mòn cạn. Điều thú vị là cùng viết về đề tài biển đảo, mỗi nhà thơ đều tìm cho mình một phương thức biểu hiện riêng tạo nên phong cách cá nhân không trộn lẫn. Điều này dẫn đến sự phong phú về phong cách thơ, mỗi nhà thơ làm thành một gương mặt trong vườn hoa đầy hương sắc. Dù đa dạng ở những biểu hiện nghệ thuật nhưng chúng ta vẫn tìm thấy một nét chung, thống nhất về phương diện nội dung tư tưởng đó là tình yêu tha thiết của các nhà thơ với biển đảo Tổ quốc và tiếng nói khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
Biển đảo được thể hiện qua rất nhiều những hình tượng, biểu tượng đặc sắc: hình tượng biển đảo gắn liền với Tổ quốc, hình tượng người lính và những người lao động trên biển cùng các biểu tượng thuyền và biển, biểu tượng cánh chim hải âu, biểu tượng cánh buồm. Đó là hiện thực hóa của những tư duy nghệ thuật tác giả. Mỗi góc nhìn tạo nên những biểu tượng độc đáo làm điểm tựa nâng đỡ cho hình tượng nghệ thuật và quan trọng nhất là làm nổi bật tư tưởng tác giả bao hàm cả tư tưởng nghệ thuật và tư tưởng chính trị khi viết về biển đảo.
Biển đảo là máu thịt của đất nước Việt Nam. Giữ gìn biển đảo chính là giữ gìn đất nước. Vì thế viết về biển đảo chính là cách để thể hiện thái độ chính trị, thể hiện tình yêu đất nước của mỗi người.
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình biển Đông, đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tiềm ẩn những mối hiểm họa mất chủ quyền thì thơ ca viết về biển đảo càng có ý nghĩa to lớn. Thơ viết về biển đảo đã góp phần thổi bùng lên ngọn lửa tình yêu trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với việc bảo vệ lãnh thổ đất nước. Bởi biển là bài học mênh mông về Quê hương, Tổ quốc.
Biển đảo của chúng ta thật giàu đẹp, là lịch sử, là văn hóa mà cha ông ta đã gây dựng nên từ ngàn xưa. Nó là máu thịt của đất nước Việt Nam. Chúng ta cần giữ gìn biển đảo để biển đảo Việt Nam mãi mãi là niềm tự hào của người dân đất Việt.
Cảm hứng về biển đảo sẽ là mạch nguồn luôn chảy xiết như tiếng nói, như hơi thở của mỗi người. Và những nghiên cứu về Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo sẽ ngày càng phong phú hơn, hấp dẫn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arixtot - Nghệ thuật thi ca, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1999.
2. Hà Thị Anh, Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2012
3. Vân Anh (tổng hợp), Những bài thơ hay nhất về Trường Sa, http:// Soha.vn, ngày 15-3-2014.
4. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2004.
5. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987.
6. Nguyễn Chín (biên dịch), Tiềm năng biển cả, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
7. Nguyễn Viết Chính, Biển đảo - nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca và âm nhạc, http://www.baoquangtri.vn, ngày 16 - 2 - 2013.
8. Nguyễn Việt Chiến, Trường ca Tổ quốc nhìn từ biển, Nhà xuất bản Lao động, 2013.
9. Đài tiếng nói Việt Nam, Thơ bốn phương cùng bình, Nhà xuất bản Văn học, 2000.
10. Hữu Đạt, Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996.
11. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1993.
12. Hà Minh Đức, Văn học Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Hà Nội, 1998. 13. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
14. Phạm Đức (tuyển chọn), Tuyển thơ Trần Đăng Khoa, Nhà xuất bản Thanh niên, 1999.
15. Nguyễn Đăng Điệp, Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ, tạp chí Văn học số 9 - 2003.
16. Phong Điệp, Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú: Biển dạy cho con người biết Sống, http://phongdiep.net.
17. G.N.Pospelov (chủ biên), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1985.
18. Lưu Hà, Nguyễn Việt Chiến chiêm nghiệm Tổ quốc nhìn từ biển http: //giaitri.vnexpress.net, ngày 3 - 6 - 2011.
19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học,
Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
20. Nguyễn Thị Hạnh (tuyển chọn), Ta viết bài thơ gọi biển về - Huy Cận, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2012.
21. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học - vấn đề và suy ngẫm, Nhà xuất bản Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
22. Việt Hùng - Thảo Trang - Nguyên Ngọc, Đến với những bài thơ hay, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2000.
23. Lê Quang Hưng, Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kỳ trước năm 1945, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2002.
24. Hoàng Ngọc Hiến, Năm bài giảng về thể loại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1999.
25. Hoàng Ngọc Hiến, Văn học và học văn, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1999.
26. Đặng Hiển, Dạy văn học văn, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2005.
27. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội 2000.
28. Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1999. 29. Đinh Văn Hồng, Những bài thơ hay viết về biển đảo, http://dinhvanhong.blogspot.com, ngày 10 - 5 - 2012.
30. IU.M. Lot Man, Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007.
32. Trần Đăng Khoa, Thơ Trần Đăng Khoa, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2005. 33. Nguyễn Mậu Hùng Kiệt, Đến với bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển (Nguyễn Việt Chiến), http://vanvn.net, ngày 16 - 8 - 2011.
34. Kỷ yếu hội thảo 26 - 9 - 1995, Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 - 1995), Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội, 1997.
35. Nguyễn Lai, Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
36. Giang Lam, Những vần thơ nồng nàn về biển đảo quê hương, http://www.baotuyenquang.com.vn, ngày 5 - 4 - 2014.
37. Vĩ Lam, Lê Thị Mây: 40 năm mang trong mình đứa con từ biển, http://vietnamnet.vn, ngày 28 - 2 - 2012.
38. Mã Giang Lân, Thơ - những cuộc đời, Nhà xuất bản Hà Nội 1992. 39. Mã Giang Lân, Tìm hiểu thơ, Nhà xuất bản Thanh niên 1997.
40. Mã Giang Lân, Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục 2000.
41. Mã Giang Lân, Những cấu trúc của thơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
42. Mã Giang Lân, Nhận xét ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại, Tạp chí Văn học số 3/2003.
43. Mã Giang Lân, Thơ hiện đại Việt Nam - Những lời bình, Nhà xuất bản