5. Cấu trúc luận văn
2.2. Biển đảo Tiếng thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ
Biển đảo là lãnh thổ mà ông cha tự ngàn xưa đã không tiếc công sức, tính mạng của mình để bảo vệ, dựng xây. Thơ viết về biển đảo trước hết là tiếng thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Đó là chủ quyền bất di bất dịch của từng vùng biển, vùng trời thân yêu, của từng hòn đảo từ xa xưa ông cha ta đã cất công khai phá và gìn giữ.
Khẳng định chủ quyền của đất nước, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến gợi nhắc về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con lên rừng, xuống biển để làm nên hình hài đất nước:
“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa”.
(Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)
Nhà thơ đã ghi lại dấu tích xưa của cha ông thời mở nước gắn với sự hi sinh của biết bao “ngư dân” trên “đảo nổi”, “đảo chìm”:
“Đây dấu tích
Những người đi mở nước Hồn ngư dân
Trên đảo nổi
đảo chìm Đất chủ quyền đặt tên Ngàn năm trước”.
(Ký ức biển - Nguyễn Việt Chiến)
Chủ quyền của đất nước đã được đặt tên từ xa xưa. Còn đây những dấu tích của những người đi khai phá từng hòn đảo để làm nên hình hài đất nước. Tiếng thơ vang lên thật hào sảng đầy niềm tự hào thiết tha về vùng lãnh hải của đất nước.
Nguyễn Việt Chiến còn thấy cả một truyền thống lịch sử đấu tranh gìn giữ từng tấc đất của cha ông in dấu trên biển cả. Còn đây ký ức về những trận đánh của cha ông ta trên sông nước với những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự nổi tiếng một thời đã đi vào lịch sử. Để rồi, mỗi khi nhớ lại, chúng ta không khỏi tự hào, biết ơn chân thành với lớp người đi trước:
“Có nơi nào như đất nước chúng ta Viết bằng máu
cả ngàn chương sử đỏ Khi giặc đến vạn người con quyết tử Cho một lần Tổ quốc được sinh ra”.
Câu thơ có cấu trúc là một câu hỏi tu từ như là cái cớ để tác giả xoáy sâu và khẳng định dứt khoát về truyền thống bất khuất kiên cường của dân tộc ta, sẵn sàng quyết tử để Tổ quốc được “sinh ra”. Bao nhiêu lần chống giặc ngoại xâm là bấy nhiêu lần những người con đất Mẹ lại quyết tử và khi ấy Tổ quốc lại thêm một lần được “sinh ra”. Điệp khúc “Cho một lần Tổ quốc được sinh ra” được nhắc lại nhiều lần như một nốt nhấn về sự hi sinh quên mình của bao lớp người cho Tổ quốc thân yêu.
Chúng ta càng tự hào biết bao về sự thật lịch sử:
“Đã mười lần giặc đến từ biển Đông Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng”. (Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)
Nhà thơ đã nói hộ tất cả con dân đất Việt nỗi lòng trước biển. Đó là niềm cảm phục lớp lớp cha anh ngày đêm giữ biển, là nỗi lòng của những người con đau đáu trước “bão giông” của biển:
“Biển mùa này
sóng dữ phía Hoàng Sa Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển Mẹ Tổ quốc
vẫn luôn ở bên ta
Như máu ấm trong màu cờ nước Việt”.
(Tổ quốc ở Hoàng Sa - Nguyễn Việt Chiến)
Thơ của Nguyễn Việt Chiến là tiếng thơ khẳng định chủ quyền biển đảo với niềm xúc động thật lớn lao thể hiện một tâm hồn thấm đẫm tình yêu đất nước. Có thể nói, nếu không có một tình yêu lớn đối với Tổ quốc thì không có một nhà thơ nào viết nổi những câu thơ lay động tâm hồn như vậy. Và đó cũng chính là điều ta nhận thấy ở Nguyễn Việt Chiến. Tổ quốc nhìn từ biển vì thế giống như một bản tuyên ngôn của thi ca yêu nước với khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam, một thông điệp về tình yêu Tổ quốc và sứ mạng công dân!
Cùng chung cảm hứng về biển đảo nhưng Hạ thủy những giấc mơ của Nguyễn Hữu Quý lại có cái nhìn gần hơn, mộc mạc và chân thành. Đó là một cách khẳng định chủ quyền biển đảo từ quá khứ đến hiện tại với niềm tự hào tha thiết: “Tấm bản đồ xưa chiếu chỉ sử thư gia phả sẽ là minh chứng chủ quyền biển đảo ta
(...)
Hoàng Sa, Trường Sa
cứ tích rành rành giang sơn Việt”.
(Hạ thuỷ những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý) Nhà thơ chỉ rõ:
“chỉ có kẻ tham là không muốn biết chỉ có kẻ cậy mạnh là không muốn nghe nhắm mắt gây sự”.
(Hạ thuỷ những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý)
Nguyễn Hữu Quý nhắc nhở mọi người không được hờ hững với lịch sử tức là không hờ hững với quá khứ. Từng tấc đất, từng vùng trời, vùng biển bao la là “sân trước ngôi nhà Việt” mà sân mất tức là nước mất, giữ nước tức là giữ biển đảo thân yêu. Lời thơ tha thiết chính luận mà trữ tình:
“Biển là phần Tổ quốc bao la sân trước ngôi nhà Việt
1 triệu cây số vuông, 1 triệu phần tha thiết nói bao nhiêu hết yêu dấu lòng mình! Lớp lớp hy sinh
một nhánh san hô cũng là quá khứ chớ hững hờ lịch sử
kẻo mang trọng tội với ông cha và cũng không bao giờ tới đích”.
(Hạ thuỷ những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý)
Chúng ta đang ngày đêm hướng ra biển bởi đã bao đời nay “ông cha ta đã từ biển mà đi”. Hướng về biển, nơi ấy là phía mặt trời lên và cũng là phía mặt trời lặn, Nguyễn Khoa Điềm đã thay mặt chúng ta khẳng định chủ quyền về một Trường Sa “ngàn trùng vạn lý” - nơi đi đến của một dân tộc:
“Đón mặt trời
Mọc từ biển, lặn về biển Hát
Một lời nguyền sâu thẳm Ngàn trùng
Vạn lý
Trường Sa…”
(Tháng tư, Trường Sa - Nguyễn Khoa Điềm)
Chủ quyền đó vang lên như một lời nguyền thẳm sâu trong trái tim của tất cả con dân đất Việt.
Tự hào về vùng đảo thân yêu, nhà thơ Giang Nam ca ngợi sự bất tử của Trường Sa “giữa muôn trùng giông bão”, vẫn như “chùm sao mọc giữa biển Đông”, như “nhánh san hô” vững chãi, các đảo Song Tử, Trường Sa, Sinh Tồn, Nam Yết như “cây phong ba” từ ngàn thuở đã “bám đất này”. Tiếng thơ xiết bao xúc động, tự hào:
“Một vùng đảo xa xôi mà gần gũi Một chùm sao mọc giữa biển Đông
Một nhánh san hô giữa muôn trùng giông bão Trường Sa, Trường Sa… Tiếng gọi nức lòng”.
Ý thức về chủ quyền trong các trang thơ viết về biển đảo thật sâu sắc. Điều đó nhắc nhở mỗi người về trách nhiệm đối với biển đảo. Dù chỉ là một “mỏm đá” chúng ta cũng quyết tâm giữ gìn bởi đó là “Tổ quốc”, đó là xương máu của biết bao thế hệ:
“Của ta, dù chỉ mỏm đá thôi ta cũng giữ bởi đó là Tổ quốc
ta không lấy của ai dù tấc vàng tấc bạc Đói sạch rách thơm mẹ đã dặn dò”.
(Hạ thuỷ những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý)
Những bài thơ khẳng định chủ quyền bất di bất dịch về vùng lãnh hải mà hàng nghìn năm nay cha ông ta đã cất công gìn giữ của các nhà thơ mãi luôn ấm nóng. Đó là những lớp trầm tích tinh thần chắt chiu lắng đọng vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian năm tháng để nối dài tình yêu với biển cho bay lên những ước mơ Lạc Hồng.
2.3. Biển đảo - Tiếng thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam
Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam là nguồn cảm hứng xuất hiện thường trực trong thơ viết về biển đảo. Các nhà thơ đã làm sống dậy vẻ đẹp của bao bãi biển, bao hòn đảo thân yêu. Đó là những kỳ quan của tạo hóa ban tặng cho con người. Biển đảo Việt Nam có sóng, nước, nắng gió, trăng sao, những bến bờ, xóm thôn, đảo vịnh, thuyền bè,… và những con người kiên cường, thủy chung đã nằm xuống đến những con người lao động hăng say, phấn khởi với niềm hi vọng gửi vào biển khơi sau biết bao biến cố thăng trầm.
Biển đảo Việt Nam nơi lấp lánh vẻ đẹp kì thú của những bãi biển, những hòn đảo thân thương. Ai đã một lần được ra biển sẽ không thể quên vẻ đẹp tuyệt vời mà dường như thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Tự hào về biển đảo quê hương với nét đẹp rạng ngời của một phần lãnh thổ đất nước,
các nhà thơ đã ngợi ca biết bao đảo đẹp, đảo anh hùng hiên ngang bất khuất trước sóng gió bão tố cũng như trước quân thù. Cồn Cỏ là một đảo nhỏ như thế đã từng ánh bừng lên trong thời đánh Mỹ:
“Nơi đây hòn đảo nhỏ Đứng tên đảo anh hùng
(…)
Đảo nhìn ra phía Đông Đá đương đầu súng giặc Đảo nhìn ra phương Bắc Đá mọc hoa mai vàng Đảo nhìn vào miền Nam Đá thêm gươm thêm súng Đảo nhìn lên trời rộng Đá quật máy bay nhào Đảo nhìn xuống biển sâu Đá dìm tàu giặc Mỹ
(…)
Súng ngẩng đầu ngọn gió Đảo anh hùng Việt Nam!”
(Cồn Cỏ - Hải Bằng)
Các nhà thơ ca ngợi một vùng biển đảo vô cùng rộng lớn với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau:
“Đất nước tôi ba nghìn cây số biển Ba nghìn đảo nhỏ, đảo to
Cỏ ở đây ánh màu san hô đỏ Biển chỉ xanh ở chỗ xa bờ...”
Và:
“Biển Việt Nam - Thế trụ chẳng xói mòn Ngàn hòn đảo - Ngàn đứa con kiêu hãnh Kia Hoàng Sa, Trường Sa bao la
Kia Cồn Cỏ, Lý Sơn dũng mãnh Đây Sinh Tồn, Song Tử, Gạc Ma...”
(Biển Việt - Đỗ Trọng Khơi) Biển thật lớn lao mênh mông:
“Ra khơi
tôi với con tàu là một Tổ quốc trên vai Tổ quốc trước mặt biển
trời
ngút ngát xanh”.
(Hạ thuỷ những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý)
Biển đảo và cuộc sống con người hiện lên thật sống động trước mắt người đọc với biết bao sự thiêng liêng và hùng vĩ khôn cùng:
“Núi tràn xuống biển, núi lừng lững Biển chạm tận trời, biển mênh mông Nha Trang cát trắng khoe nho tím Ta chẳng khoe em dại dột lòng”.
(Núi và biển Nha Trang - Hồ Tịnh Tâm) Biển đẹp rực rỡ và khoáng đạt hơn trong buổi sơ khai:
“Trời xanh ran lá biếc Biển chóa ngập buồm vàng Gió thổi miền bất diệt Mây tạnh đất hồng hoang”. (Sơ khai - Huy Cận)
Trước biển, thi nhân như “cân” được vui buồn của muôn kiếp người: “Lượng vui muôn kiếp cân đầu sóng - Biển rủ rê lòng nhập cuộc say” (Lượng vui); nghe được những âm thanh thao thiết của sự sống vĩnh hằng trong lòng tạo vật:
“Nằm trong lòng đất suối nghe biển Ân ái xôn xao triều hiển hiện
Biển gọi tha thiết đất khóc òa: Suối xuống triều lên đời bao la”.
(Suối - Huy Cận)
Say lòng người cộng hưởng với cái say của đất trời, say của biển, Huy Cận đã cho ta những vần thơ mĩ lệ về một biển đẹp, biển vui trong ngày mới:
“Sóng chiều xô tới dạt dào
Mây về, dãy đảo xích vào theo mây (...)
Nghe gió thức, biển dạt dào
Đảo xa từng cụm chụm vào bình minh”.
(Bình minh ở đảo - Huy Cận)
Đảo ở đây không còn đứng riêng lẻ, cô đơn, rợn ngợp trước cái mênh mông vô cùng vô tận của biển như ông đã từng cảm nhận khi trở về với hiện thực bơ vơ giữa cõi đời:
“Tôi nhớ bâng quơ những chiếc hồn Cô sầu biển rộng, đảo con con Thuyền không giao nối đây qua đó Vạn thuở chờ mong một cánh buồm”.
(Đảo - Huy Cận)
Giờ đây chúng xích lại gần nhau “trùng trùng điệp điệp”, nối liền những bến bờ thân mật. Đến những cơn mưa trên biển cũng gợi cảm giác ấm áp, mát lành, tươi tốt:
“Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui Lưa thưa mưa biển, ấm chân trời”.
(Mưa xuân trên biển - Huy Cận)
Mưa đêm trên biển được cảm nhận như “tiếng hát”, như âm thanh “họa đàn” của “trời đất rộng”. Và những âm thanh ấy như mang gì đó về từ thuở “sơ khai” của biển, của đất trời, vũ trụ để thi nhân phải lắng tai nghe.
Với Huy Cận, cái bí ẩn, rộng lớn, vô hồi vô hạn của biển luôn khơi gợi trong hồn thi nhân những chuyển vận vĩnh hằng của sự sống và vũ trụ. Cảm giác từ biển cũng chính là: “Cảm giác vũ trụ, cảm giác về sự sống, về sự sáng tạo vô hồi vô hạn của vũ trụ, của vật chất, của đất trời. Cảm giác về sự lớn lao lồng lộng của con người trong vũ trụ sinh hóa vô hạn vô hồi đó. Cảm giác Biển và cảm giác Đất hòa lẫn trong nhịp thở, trong nhịp máu của ta” [20, 5]. Những trạng thái, những hình hài của biển bao giờ cũng mang tới cho tâm hồn thi nhân những thông điệp từ vũ trụ. Đây là biển như kết tinh sự sống nguyên sơ trong thời gian vĩnh viễn:
“Trưa chói trong lòng biển thẳm sâu Biển vang vang sức sống ban đầu Buồm ai chấp chới ngoài xa biếc Hay bướm vừa ra thoát kén nâu”.
(Biển trưa - Huy Cận)
Cái dạt dào của sóng, cái vị mặn mòi của biển khiến Huy Cận cảm nhận biển cũng là đời, thấm thía từ trong bản chất:
Trời sao trên biển, biển nhân sao Ngủ trên bờ, đời nhân chiêm bao”.
(Trời sao trên biển - Huy Cận)
Với Huy Cận, biển nhân đời lên nhiều tích số. Nhân hiện thực một thành đôi, nhưng nhân mơ ước, nhân chiêm bao thì một hóa vô cùng.
Biển còn mang một vẻ đẹp thơ mộng mà trầm hùng, yêu thương rất đỗi tự hào của người lính khi chia tay với người yêu:
“Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên Biển ồn ào, em lại dịu êm.
Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên”.
(Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)
Dưới con mắt trữ tình của các nhà thơ, biển đảo xưa nay còn gắn bó quấn quýt với nhau không rời, đẹp như một mối tình lãng mạn, thuỷ chung. Tiếng thơ trữ tình của Phan Thị Thanh Nhàn đã ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp về núi, về biển với một tứ thơ thật “lạ”:
“Ở nơi núi thò chân xuống biển
Khoảng trống nhỏ nhoi là bãi cát ta ngồi Em yêu núi còn anh thì thích biển
Tự bao giờ núi và biển sinh đôi”.
(Núi, Biển, Em và Anh - Phan Thị Thanh Nhàn)
Đảo luôn gắn chặt với biển bằng những ngọn núi đã rêu phong với muôn hình vạn trạng ghi dấu tích thời gian mang những nét trầm tích sống động và tính văn hoá độc đáo. Biển đảo là nơi tiềm ẩn biết bao hiểm nguy, dữ dội của thiên nhiên và cũng là nơi cung cấp bao nguồn lợi:
“Biển ơi biển! Tháng ngày ngươi cho cá, Bữa ăn đời cơm cá mặn mà.
Đời vui buồn có nửa biển trong ta, Nhưng biển hỡi! Ngươi cũng là gió bão.
(...)
Biển ơi biển! Khúc nhạc đời ân ái! Nhưng đất nước ta còn phải khom lưng
Chống bão gió như đoàn quân cường bạo. Biển hỡi biển! Ta có lời nhắn bảo:
Rồi mai đây ta chặn bão của ngươi”.
(Một đêm thức trong mưa bão - Huy Cận)
Biển thật giàu và đẹp. Bao đời nay, biển đã chắt chiu nên “muối” với bao cá, tôm,... nuôi lớn chúng ta. Huy Cận đã không tiếc lời ca ngợi sự giàu đẹp của biển:
“Ôi biển đẹp, biển giàu (...)
Biển của ta Thềm đất của ta Của nổi của chìm Năng lượng, phù sa”.
(Biển giàu, biển đẹp - Huy Cận)
Nhà thơ gửi gắm niềm hi vọng sâu nặng về hoà bình vào biển khơi sau những biến cố thăng trầm của chiến tranh, của phong ba bão tố để nhắc đến biển là nhắc đến hoà bình như chính cái tên của nó Thái Bình Dương:
“Thái Bình Dương Đời đời muối mặn Thái bình của muối Thái bình của cơm
Thái bình của những sợi rong thơm”.
(Trả lại Thái Bình Dương cái tên hiền hậu - Huy Cận) Biển không chỉ là hợp âm của bão tố phong ba mà còn là bản hòa ca của những tâm hồn yêu chuộng hòa bình trong mong ước đầy xúc cảm của các nhà thơ để trên đảo mãi mãi âm vang tiếng nói cười của trẻ thơ:
“Và, lũ trẻ nô đùa
như chưa từng đi qua giông bão không có gì hồn nhiên hơn thế
những em bé Trường Sa
huơ tay vẽ bầu trời tròn có nhiều cánh buồm mây bay qua Thành phố của mình
Thành phố mọc phía bình minh có nhiều vầng cây xanh
như những chiếc vĩ cầm của biển...”
(Hạ thủy những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý)
Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên biển đảo, các nhà thơ còn tìm thấy ở biển đảo vẻ đẹp kiên trung của những người lính trên biển đang ngày đêm nắm chắc tay súng để bảo vệ vùng đất, vùng trời nơi đầu sóng ngọn gió. Biển đảo không thể một ngày vắng bóng các anh:
“Đồng đội tôi những người lính mặt trẻ
tóc già