Hình tượng biển đảo gắn liền với Tổ quốc

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 70)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Hình tượng biển đảo gắn liền với Tổ quốc

Tổ quốc Việt Nam - dải đất hình chữ S thon dài có 3 mặt giáp biển. Vì thế hình ảnh Tổ quốc luôn in đậm trong tim mỗi người dân đất Việt như một phần không thể tách rời. Tình yêu biển đảo đối với họ cũng thật tự nhiên như đất, như nước, như khí trời…

Trong thơ viết về biển đảo, hình tượng biển đảo vừa thiêng liêng, kỳ vĩ lại vừa gẫn gũi thân thương luôn gắn liền với Tổ quốc, Đất nước. Dưới góc nhìn “từ biển” thì Tổ quốc là biển và biển cũng là Tổ quốc.

Tổ quốc với Nguyễn Việt Chiến rộng dài trong cả không gian lẫn thời gian, rộng dài trong tình yêu vô biên của con dân nước Việt đối với Tổ quốc. Nguyễn Việt Chiến đã nói hộ chúng ta về tình yêu Tổ quốc. Đất nước trong bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của ông là một Đất nước vừa trải qua ngàn năm đau thương, mất mát với bao nhiêu hiểm hoạ nhưng cũng từ ngàn năm ấy, Tổ quốc đã bất khuất ngẩng cao đầu chiến thắng quân thù:

“Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm hoạ Đã mười lần giặc đến từ biển Đông

Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng”.

(Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Nguyễn Việt Chiến đã thay chúng ta nói lên niềm tự hào, kiêu hãnh chính đáng về một Tổ quốc anh hùng.

Đất nước trong bài thơ Tổ quốc ba nghìn cây số biển thật giàu đẹp với nguồn tài nguyên vô giá “những túi vàng đen - mỏ dầu trong lòng đất”:

“Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển

Móng Cái - Cà Mau hình chiếc lưỡi câu

Câu những túi vàng đen - mỏ dầu trong lòng đất”.

(Tổ quốc ba nghìn cây số biển - Nguyễn Ngọc Phú) Nhưng đất nước của “ba nghìn cây số biển” đó cũng ghi dấu bao mất mát đắng cay với những ngôi mộ gió tưởng niệm, những hàng bia ghi dấu bao công lao của những người dân đất Mẹ đã ngã xuống để bảo vệ cột mốc Tổ quốc:

“Cô Lin - Gạc Ma bao lính trẻ không về Đảo bơ phờ ôm vào lòng mộ gió

Tổ quốc ở nơi này cắm mốc những hàng bia”.

(Tổ quốc ba nghìn cây số biển - Nguyễn Ngọc Phú) Đất nước với lớp lớp truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, với cha, mẹ Lạc Long Quân - Âu Cơ, người lên rừng, người xuống biển nhận vùng đất, vùng trời; với Mai An Tiêm dũng cảm vượt trùng dương ra đảo khai phá đảo hoang:

“Người mở đất Đã đi về phía biển Nắng Hoàng Sa Còn Đau đáu cát vàng Người giữ đất Đến từ

Ngàn năm trước Gió

Trường Sa Thổi

Từ thuở hồng hoang”.

(Tổ quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến)

Đất nước có biết bao người con đã hi sinh anh dũng mãi mãi nằm dưới biển khơi:

“Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”.

(Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Đất nước với những người con của đất Mẹ yêu dấu đang hàng ngày hàng giờ hiên ngang giữ đảo, giữ gìn từng tấc đất, từng vùng trời, vùng biển thân thương. Bởi đó là Tổ quốc - phần lãnh hải từ bao đời nay ông cha ta đã khai phá, dựng xây “Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này”:

“Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng.”

(Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)

Ý thức giữ gìn và bảo vệ biển đảo luôn thường trực qua các thế hệ nối tiếp nhau. Biển thân thương là mẹ, những người lính là sóng luôn ôm ấp bên biển:

“Con theo cha Giữ nước

Phía biển Đông Biển Là mẹ Còn chúng con Là sóng” Và nhất là: “Khi

Đất nước Đối mặt với bão giông Cả biển sóng Dựng lũy thành Muôn dặm”.

(Tổ quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần mẫn kiên trì các anh đã thay con dân đất Mẹ canh giữ vùng biển đảo thân yêu để Tổ quốc mãi trường tồn cho dù bão gió, sóng dữ có thể ập đến bất cứ lúc nào:

“Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta

Như máu ấm trong màu cờ nước Việt”.

(Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Sức mạnh của các anh chính là tình yêu sâu nặng đối với người mẹ hiền Tổ quốc. Hình ảnh ấy luôn tồn tại trong trái tim các anh như dòng máu đang âm thầm chảy trong lồng ngực.

Trong hiện tại, đất nước cũng “chưa bao giờ bình yên”, chưa bao giờ hết những “hiểm họa” đến từ biển như lời thơ của Trần Đăng Khoa:

“Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng”.

(Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)

Nguyễn Việt Chiến cũng có sự cộng hưởng ý thơ này của Trần Đăng Khoa: “Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa”. Và:

“Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ Thương Hòn Mê bão tố phía âm u”.

(Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Nhà thơ cảm nhận được những giông bão rình rập, những mất mát đau thương, những hiểm họa khôn lường đến với Tổ quốc từ phía biển và ông thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng một thứ tình cảm máu thịt. Ông đã cất lên tiếng thơ đau đáu nỗi niềm:

“Thương Tổ quốc bên bờ biển cả Ngớt bão giông lại lũ xoáy mịt mờ Trẻ đến trường

phải đội mưa đội sách Hạt thóc lấm bùn thấm ướt những trang thơ”.

(Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Mặc dù vậy, đất nước ấy vẫn hàng ngày hàng giờ mang theo khát vọng vươn mình ra phía biển để khẳng định tầm cao, vị thế vững chãi của mình:

“Đâu phải bây giờ

mới từ biển mà đi đất nước mấy ngàn,

mấy ngàn năm bão tố biển của ta, lại nhiều hơn sóng dữ

đừng nghĩ ai, bé nhỏ trước muôn trùng… (…)

Bây giờ,

lại từ biển mà đi nơi cuối chót Hoàng Sa,

nơi Trường Sa cuối chót đôi bờ vai,

bát ngát biển trời

như Trường Sơn,

gánh xương máu chiến tranh như lịch sử, gánh thăng trầm mỗi bước! Đây Hoàng Sa, đây Trường Sa, cuối chót lại lên vai,

bát ngát mà đi!” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Từ biển mà đi - Trịnh Công Lộc)

Tổ quốc được hình dung như “con thuyền độc mộc”, “con tàu thân thuộc” kiên trì đi về phía biển trong hành trang khát khao hòa bình:

“Dáng đất nước Như con thuyền

Độc mộc Đến thả neo Trên bờ bãi Sông Hồng Hình đất nước Như

Con tàu thân thuộc Đang dạt dào Với

sông nước Cửu Long”.

(Tổ quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến) Và đất nước mãi mãi đi lên với hành trình “hướng mãi ra khơi”:

“Hồn dân tộc ngàn năm

không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.

Qua cái nhìn của Nguyễn Trọng Văn, đất nước gắn liền với hình ảnh lá cờ tung bay không bao giờ biết mệt giữa đại dương bao la:

“Tôi ngước nhìn lên đỏ thắm màu cờ Hình Tổ quốc - khắc - trên - mình Đất nước

Hình Tổ quốc tung cánh bay không biết mệt Lồng lộng trời

Lồng lộng gió Đại dương”.

(Tổ quốc - đường chân trời - Nguyễn Trọng Văn) Trường Sa nơi ấy chính là Tổ quốc thân thương, luôn hiên ngang hùng dũng trước biển Đông, là cột mốc về chủ quyền Đất nước. Trong hình dung của tác giả Nguyễn Trọng Văn thì hình hài của Đất nước mang màu xanh hòa bình với khát vọng vươn xa mãi tới Trường Sa:

“Quần đảo Trường Sa Hùng dũng biển Đông Mũ hải quân

Treo đầu lưỡi lê làm “cột mốc” - Đất nước!

Biển xanh tan bóng giặc

Có hình hài vươn mãi Trường Sa”.

(Tổ quốc - đường chân trời - Nguyễn Trọng Văn) Đất nước còn gắn liền với những tráng ca về biển, với những cánh buồm vượt qua mọi bão giông:

“Khúc tráng ca thả vào biển khơi những cánh buồm vượt bão Những đời người lấy máu xương dựng cột mốc

chủ quyền trên những đảo xa

Ngày mai ta hạ thủy con tàu vạn tấn

của Ngô Vương, của Hưng Đạo Vương Mênh mông đại dương

Mênh mông những vạt phù sa đỏ hồng nơi cửa sông đêm ngày lấn ra biển biếc

Nơi muối đẩy mặt trời lên rực rỡ nồng nàn Vang vang khúc tráng ca mặn xót

Việt Nam Việt Nam”.

(Hát ở Bạch Đằng Giang - Nguyễn Đình Di)

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 70)