Hình tượng người lính

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 77)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.3.Hình tượng người lính

Gắn bó với những ngư dân sống trên biển là hình ảnh những người lính. Họ là trung tâm trong các bài thơ biển đảo. Với cảm hứng ngợi ca, các nhà thơ đã tôn vinh những những chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển trời Tổ quốc. Vẻ đẹp của họ được khắc họa ở nhiều khía cạnh từ đời sống đến tâm hồn.

Họ là những người lính đã chiến đấu bảo vệ vùng trời vùng biển thân yêu. Nhiều người đã hi sinh mãi mãi “nằm dưới cỏ”, dưới lòng biển xanh thẳm để đổi lại sự bình yên của biển cả. Nhà thơ Trịnh Công Lộc đã dâng hương những chiến binh giữ biển đảo không trở về chỉ còn là “mộ gió” bằng những vần thơ thật xúc động:

“Mộ gió đây,

đất thành xương cốt Cứ gọi lên là rõ hình hài

Mộ gió đây, cát vun thành da thịt Mịn màng đi, dìu dặt bên trời…”

(Mộ gió - Trinh Công Lộc)

Những ngôi “Mộ gió” là mộ tượng trưng theo nghi lễ chiêu hồn những chiến binh thời Nguyễn đi bảo vệ chủ quyền biển, đảo, không trở về. Mộ gió, mộ tượng trưng được gọi một cách tượng trưng, hư mà thực hơn cả

thực. Nó gợi mở sự tưởng tượng và liên tưởng. Người chiến sĩ nằm xuống - một hàng tên tuổi mờ không có, năm sinh và ngày mất cũng không. Nó vô danh giữa biển trời mà lay động nơi thẳm sâu lòng người. Nó không là của riêng ai mà là của tất cả mọi người dân đất Việt. Ở đâu đâu, ta cũng có thể hình dung ra mộ gió, để “tưởng niệm” hình hài của ngàn ngàn đứa con quê hương ngã xuống trên đảo, trong biển đảo, vì biển đảo, để làm nên hình hài của “mộ gió”.

Sự hi sinh của những người lính nơi biển đảo thật lớn lao. Họ đã đánh đổi cả tuổi thanh xuân, hạnh phúc ngọt ngào cho sự bình yên của Tổ quốc:

“Trong mơ các anh về

có cặp mắt chưa được làm đàn ông thẫn thờ có đôi môi chưa một lần hôn, tím tái

có cánh tay chưa được ôm choàng bồng bế thỏng vào đêm có bờ vai chưa được công kênh trẻ con

rì rào chảy...”

(Hạ thuỷ những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý)

Những người lính hôm nay đang hàng ngày hàng giờ cầm chắc tay súng nơi tiền tiêu đầu sóng ngọn gió để giữ gìn từng tấc đất, từng hòn đảo của Tổ quốc thân yêu. Giữa đảo xa chỉ trập trùng sóng nước ấy là những con người dũng cảm phải sống xa đất liền, đời sống còn biết bao khó khăn, thiếu thốn:

“Đảo tự giấu mình dưới ba mét nước

Măng khô hết rồi. Chỉ thăm thẳm biển xanh Lưới chẳng có mà cá vờn trước mắt

Biết tìm đâu ra một bát canh?”.

Những hiểm nguy luôn rình rập:

“Những con chim kỳ quái thấy hơi người Mừng rỡ quá, cánh bay nghe đã căng

nhức óc Sủi tăm dưới chân sàn, bóng mập lượn

vòng quanh …”

(Ghi ở đảo chìm - Trần Đăng Khoa) Biển - nơi trùng điệp những mất mát hi sinh:

“Biển

bảo tàng chưa ai đặt tên nghĩa trang chưa ai đặt tên

những kỷ vật vô danh chìm khuất đáy đại dương chật vật

những cuộc hồi sinh không hương khói đi kèm”.

(Hạ thuỷ những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý)

Một điều mà dường như ai cũng hiểu đó là trước những hiểm họa đang rình rập thì trách nhiệm đầu tiên được đặt trên đôi vai của người lính:

“Có đủ hình dung không nhỉ

Tổ quốc phía Đông bao hiểm họa rập rình biển đảo kê trên vai người lính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ quốc không thể bị đánh chìm”.

(Hạ thuỷ những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý)

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã cảm nhận và chia sẻ những thiếu thốn, gian khổ của đời lính đảo ở Trường Sa - nơi đầu sóng ngọn gió với những điều giản dị mà cũng đầy bi tráng:

“Cờ Tổ quốc phất lên trong mưa đạn Phút cuối cùng đảo đá hóa biên cương Anh đã lấy thân mình làm cột mốc

Chặn quân thù trên biển đảo quê hương”. (Tổ quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến)

Còn Trần Đăng Khoa - nhà thơ chiến sĩ từng có mặt ở trên 25 hòn đảo của Tổ quốc đã nói hộ những người lính biển trong khó khăn thiếu thốn vẫn ghi nhớ lời thề sắc son với biển đảo quê hương:

“Ôi, đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa chúng tôi vẫn sinh tồn

trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập

trái tim người”. (Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn - Trần Đăng Khoa)

Ước mơ của những người lính đảo thật nhỏ nhoi, đơn giản đến kỳ dị: mơ có mưa, có được bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt. Trường Sa vào mùa khô chẳng bao giờ có mưa vì thế nước ngọt hiếm lắm, hiểu được điều đó mới thấu hết niềm ao ước của những người lính đảo Trường Sa. “Ôi ước gì được thấy mưa rơi” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhấn mạnh những khao khát cháy bỏng của người lính trong điều kiện khắc nghiệt. Lúc đầu họ còn mong những cơn mưa táo bạo, mưa rào, mưa ngâu, mưa bụi rồi mưa li ti. Nhưng cuối cùng không có, họ xin cứ hiện lên những ánh chớp, những cơn giông ảo ảnh để con người luôn có một niềm vui đón đợi.

Gian khổ thiếu thốn là thế nhưng người lính vẫn luôn kiên cường bất khuất bám trụ biển đảo. Giữa một không gian mênh mông thăm thẳm những người lính như thách thức với hoàn cảnh:

“Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời Dưới chân sóng mây. Trên đầu sóng nước”.

(Lính đảo chìm - Trần Đăng Khoa)

Điều gì đã làm nên sự vững chãi ở người lính? Phải chăng là tình yêu Tổ quốc ở người lính luôn sắc son. Đó chính là điểm tựa nâng đỡ tâm hồn những người lính đảo:

“vì Tổ quốc

chúng tôi là cột mốc

chúng tôi là trận địa tiền duyên chúng tôi là lá chắn

chúng tôi là bệ phóng

chúng tôi là chốt chặn xâm lăng đấy không phải đại ngôn

đấy không phải ngoa ngôn và chúng tôi

không phải người đầu tiên, người thứ nhất khắc lên tim mình tên đất nước thiêng liêng !”

(Hạ thủy những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý) Với những thao thức, rung động về sự hy sinh của người lính hải quân thời bình, Nguyễn Thanh Mừng đã dựng lên bài thơ Hào phóng thềm lục địa

dài 110 câu, mang vóc dáng trường ca. Bài thơ đã đạt giải A cuộc vận động sáng tác 5 năm về biển đảo do Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân trao tặng năm 2011. Hình ảnh người chiến sĩ hải quân và những người thân của họ hiện lên thật sinh động và sáng đẹp:

“Những tiện nghi những ngôn từ những điều kiện sinh tồn tối thiểu của đời người Các anh cứ giản lược hồn nhiên

Quen việc căng thân mình đầu sóng gió Quen cơn bão đánh tên bằng con số Tít một xóm làng còn có mẹ cha

Những tóc bạc lặng thầm mỗi đêm giao thừa, mỗi ngày kỵ giỗ Người vợ trên đất liền của anh phải biết cách làm thế nào để

không hóa đá Đứa con trên đất liền của anh phải học cách chống chọi với sự

trống trải của căn nhà thiếu đàn ông trước khi học chữ Người yêu trên đất liền của anh bần thần trước chiếc nhẫn đính hôn...”

Nhà thơ Thanh Yến thật dễ thương hồn hậu với bài thơ Ngày về phép

chấm phá chất lãng mạn của lính biển trong đời thường: “Mặt anh kề mặt con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn hoài chưa thấy đủ Lòng nôi con thiếp ngủ Cười mơ nhoẻn môi son Anh muốn đặt chiếc hôn Vào má con bụ sữa Chợt nhớ ra mấy bữa Dao cạo râu không còn

(…)

Anh rời nôi xuống bếp Lửa reo vui bập bùng Có khách nồi thêm gạo Vung mở, òa khói thơm Ngày đầu tiên về phép Anh ngắm mãi con thơ Sắp sẵn lời khen vợ Em đẹp hơn bao giờ...”

(Ngày về phép - Thanh Yến)

Trong cuộc sống đời thường, tuy vất vả nhưng những người lính biển vẫn tươi cười, lạc quan, yêu đời:

“Có cần nhắc lại không những chiếc chòi cao cẳng chung chiêng mây nước miên man

mang trên mình những người lính trẻ không là sư cũng đầu trọc lóc

tóc thanh xuân gửi tặng chân trời không thi sĩ cũng làm thơ lục bát tặng biển kề bên và em ở đất liền

ừ, thì thơ lỗi nhịp lỗi vần chẳng sao cả,

lính mà, thường phiên phiến”.

(Hạ thủy những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý)

Một điều đáng trân trọng ở người lính là họ luôn gắn bó yêu thương nhau như ruột thịt, trong gian khổ vẫn lạc quan, yêu đời, ngày đêm hướng về đất liền với tình yêu cháy bỏng. Thật xúc động bồi hồi khi những người lính nhận được lá thư của người yêu trên đất liền gửi ra:

“Có buổi chiều lính đảo vui như Tết

khi cầm trên ta những lá thư tình nét chữ nghiêng nghiêng

tà áo bay bay nét chữ đứng

dáng ai trên bờ đợi...”

(Hạ thủy những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý)

Và tình yêu của người lính nơi biển trời thật mộc mạc giản dị đậm chất lính:

“Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên. Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên…”

(Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)

Giữa biển khơi chính con người chứ không ai khác, chính những người lính bám biển, giữ biển mới là chủ thể làm nên cái hồn, cái đẹp của biển đảo:

“Biển dài rộng đảo chỉ là chấm nhỏ

và con người cũng chẳng thể lớn hơn nhưng

nếu không có chúng tôi biển cũng sẽ vô hồn biển sẽ khát giữa mênh mông đơn điệu!” (Hạ thuỷ những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý)

Hình tượng những người lính nơi biển đảo ấy sẽ mãi là hình tượng tuyệt đẹp về con người Việt Nam. Những con người đó đã, đang và sẽ cùng Tổ quốc đi lên trên biển lớn để khẳng định tầm cao, vị thế của mình:

“Và, hôm nay

cùng Tổ quốc đi trên biển lớn Thế hệ chúng tôi mặc định rộng dài không phải trong bóng tối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạ thủy giấc mơ lộng lẫy Trường Sa!”

(Hạ thủy những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý)

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 77)