Biển đảo Tiếng thơ thể hiện tình yêu đôi lứa

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 60)

5. Cấu trúc luận văn

2.4.Biển đảo Tiếng thơ thể hiện tình yêu đôi lứa

Tình yêu cũng tìm thấy ở biển đảo một miền đất thánh riêng để thể hiện. Có không ít những bài thơ viết về tình yêu đã mượn biển đảo để giãi bày. Dường như không gian của biển với sóng biển dạt dào, cát biển mặn mòi mới nói hết được những cung bậc đa dạng của tình yêu. Tình yêu đôi lứa luôn gắn bó sắc son với biển đảo.

Tâm hồn những người lính biển từ xưa đến nay luôn lãng mạn thi vị. Nhất là khi các anh nói về tình yêu. Tình yêu lứa đôi giúp các anh vượt qua bao khó khăn khắc nghiệt nơi đảo xa nhất là khỏa lấp nỗi cô đơn, lẻ loi và rút ngắn khoảng cách của không gian, thời gian. Đã có không ít những bài thơ của những người lính biển viết về tình yêu. Ta bắt gặp tiếng thơ của Trần Đăng Khoa - người nghệ sĩ đa tài. Anh là một nhà văn - chiến sĩ đã trải qua những năm tháng gắn liền với biển đảo quê hương. Sau khi nhập ngũ, qua khóa huấn luyện dài ngày anh trở thành lính Hải quân từng có mặt ở 25 hòn đảo lớn nhỏ. Nếu không phải là người lính đã từng gắn bó, sống chết với biển đảo thì dù tài năng đến đâu cũng khó có Thơ tình người lính biển đi cùng năm tháng:

“Biển một bên và em một bên Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên…”.

(Thơ tình người lính đảo - Trần Đăng Khoa)

Bài thơ thật giản dị mà chở đầy tâm trạng. Đó là tâm trạng của một người lính trong tình yêu nam nữ đời thường và tâm trạng của một người lính đối với tình yêu biển đảo quê hương. Đối với người lính nơi đảo xa thì cả biển và em đều là những hình ảnh thân thương luôn ngự trị trong trái tim. Biển và em, tất cả đều thiêng liêng, tất cả đều hòa quyện vào nhau, tiếp hợp cho nhau tạo nên một bản tình ca đẹp. Khi ấy, tình yêu đôi lứa chính là ngọn lửa ấm áp

xua tan nỗi cô đơn, trống trải trong tâm hồn người lính, giúp người lính có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thử thách, vững chắc tay súng bảo vệ miền lãnh hải của Tổ quốc.

Và chính tình yêu Tổ quốc, tình yêu biển cả là thước đo cho sự cao đẹp của tình yêu đôi lứa, làm cho tình yêu đôi lứa có ý nghĩa hơn, giàu giá trị nhân văn hơn:

“Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên...”

(Thơ tình người lính đảo - Trần Đăng Khoa)

Hữu Thỉnh nhà thơ mặc áo lính cũng mượn không gian biển để thể hiện tình yêu lứa đôi. Có lẽ, chỉ đển với cái sâu rộng của sóng biển mới có thể khỏa lấp được những trống trải trong tình yêu. Đã gần vài thập niên kể từ khi ra đời, Thơ viết ở biển vẫn đi cùng hành trang của nhiều bạn đọc yêu thơ. Bài thơ chan chứa tình cảm yêu thương chân thành và cũng đầy thi vị. Cái hay ở đây là nhà thơ không vòng vo kể lể với những nỗi nhớ nhung bịn rịn hay những kỷ niệm êm đềm mà đi thẳng ngay vào định đề “anh xa em”:

“Anh xa em Trăng cũng lẻ Mặt trời cũng lẻ

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn”.

Hữu Thỉnh đã dùng những hình tượng thiên nhiên kỳ vĩ và gần gũi với con người như “trăng”, “mặt trời” để ngầm so sánh sự đơn lẻ trống trải của mình khi xa người yêu. Ngay như “biển” dẫu có “dài rộng thế”nhưng nếu “vắng cánh buồm một chút đã cô đơn” rồi! Mạch thơ từ đây được trải ra như những lời tâm tình thủ thỉ với người yêu xa cách hay cũng chính với trái tim tác giả vậy:

“Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím”.

(Thơ viết ở biển-Hữu Thỉnh)

Từ một hiện tượng tự nhiên có tính quy luật: gió quất “vách núi phải mòn”, tác giả hạ một câu thơ xuất thần: “Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím”. Nhà thơ tạo được một cái cớ thật đáng yêu. Điều lạ lùng là “màu tím” xưa nay vẫn thường được dùng cho “em” thì nay được dùng cho “anh”. Như thế màu tím ở đây không chỉ tượng trưng cho sự chung thủy của người con gái mà chính là tình yêu tha thiết của người con trai.

Đến ba câu thơ kết thúc:

“Dù sóng đã làm anh Nghiêng ngả

Vì em”.

(Thơ viết ở biển-Hữu Thỉnh)

hay đúng hơn là một câu được ngắt thành ba phần đã biểu đạt thành công hơn cái “nghiêng ngả”của sóng và cả của anh nữa - nhưng riêng anh “nghiêng ngả” không phải vì sóng mà chính vì em đấy.

Kết cấu bài thơ tưởng buông chùng mà rất chặt chẽ, tứ thơ tưởng lãng mạn mà rất hiện thực. Nhìn bố cục trình bày bài thơ dễ liên tưởng hình thế một cánh buồm đang lướt gió chở đầy tình yêu, nỗi nhớ của anh. Trong đó, em chính là tâm điểm sáng lấp lánh làm nên ánh sáng bài thơ. Nghệ thuật ẩn dụ, nhân cách hóa được tác giả sử dụng một cách thuần thục trong toàn bài rất đắc dụng, tạo nền cho thi pháp bài thơ vẫn đậm nét truyền thống mà rất hiện

đại để diễn đạt thật hiệu quả một tình yêu đằm thắm khiến người đọc càng ngẫm càng ý vị.

Cũng mượn biển để thể hiện tình yêu nhưng thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát lại đầy suy tư. Nhà thơ ra với biển, ngồi trước biển để chiêm nghiệm cuộc sống, tình yêu. Với thời gian, mọi vật sẽ đổi thay, con người sẽ già đi, sông sẽ cạn đá sẽ mòn, đó là quy luật của tự nhiên. Đối với biển trong đôi mắt tình yêu thì không hẳn là vậy:

“Tưởng đã khác ai dè vẫn thế Biển vẫn xanh như thuở nào xanh Sóng vật vã tưởng khôn ra nhiều chứ Vẫn dập dờn những ảo vọng mong manh”.

(Em lại ra với biển - Nguyễn Thị Hồng Ngát)

Nhà thơ nhìn biển nhận thấy rằng biển vẫn như ngày xưa hay chính trái tim yêu của nhà thơ vẫn trẻ mãi với thời gian? Bài thơ viết về biển nhưng không chỉ nói về biển, viết về tình yêu của mình nhưng không dừng lại ở yêu - ghét - buồn - vui mà còn nhìn ra bản chất vĩnh hằng của tình yêu trong cuộc sống đời người. Biển và tình yêu hoá thân làm một. Đọc bài thơ thật khó phân biệt đâu là biển, đâu là tâm hồn người phụ nữ cháy bỏng yêu thương: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Nghìn năm tuổi, biển ơi, sao chẳng khác Thời hồng hoang thương cũng vậy thôi mà Nghìn năm tuổi vẫn đêm ngày thổn thức Gửi nỗi buồn trong tiếng sóng lan xa…”

(Em lại ra với biển - Nguyễn Thị Hồng Ngát)

Biển và trái tim người phụ nữ dường như cũng cùng chung nhịp đập: “Nghìn năm tuổi vẫn ngây thơ - biển cả

Vẫn trong veo cặp mắt ngắm nhìn Dù đã trải qua nhiều bão tố

Vẫn mặn mà hạt muối trao anh”.

Đúng như ai đó đã nhận định rằng nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát ra với biển cũng là đi vào chính cõi lòng mình, để nói với chúng ta một điều: Biển không có tuổi, tình yêu không có tuổi.

Nguyễn Thị Hồng Ngát là vậy còn Xuân Quỳnh lại có nét niêng trong số các nhà thơ nữ của Việt Nam, đó là: chân thật và đam mê mãnh liệt. Trong thơ chị cháy lên cái sắc màu của một thế giới lung linh - thế giới tình yêu. Nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh, thơ tình Xuân Quỳnh là niềm khao khát hạnh phúc. Thơ chị rất tình, rất đời và rất nữ tính bởi niềm khát khao ấy. Nói đến khát khao hạnh phúc trong thơ chị không thể không nói đến Sóng.

Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng “sóng” để diễn tả những cảm xúc, trạng thái của người phụ nữ khi yêu đậm tính chất nữ tính, nhẹ nhàng, chân thành mà vẫn nồng nàn, thiết tha:

“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ

Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”.

(Sóng - Xuân Quỳnh)

Hình tượng “sóng” bao trùm, lan toả khắp bài thơ. Sóng và em có những nét tương đồng chính vì thế em tìm thấy ở sóng những cung bậc cảm xúc của lòng mình. Sóng sẵn sàng từ bỏ nơi chật chội để vươn ra biển lớn, người phụ nữ cũng tìm đến tình yêu để giãi bày, để hiểu rõ mình hơn:

“Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”.

(Sóng - Xuân Quỳnh)

Tình yêu của sóng với biển chính là tình yêu của em đối với anh. Yêu càng sâu sắc bao nhiêu thì nỗi nhớ càng đầy ắp, da diết bấy nhiêu:

“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”.

(Sóng - Xuân Quỳnh)

Ý vị, kín đáo mà thật mãnh liệt. Nói chuyện con sóng để rồi nhà thơ bắt vào chuyện con người “sóng nhớ bờ” - “em nhớ anh”. Cách diễn tả nỗi nhớ của Xuân Quỳnh thật riêng trong khi từ xưa đến nay đã có bao nhiêu câu thơ viết về nỗi nhớ. Nỗi nhớ đó của nhà thơ được đo đếm bằng các chiều kích của không gian thời gian. Chiều kích nào nỗi nhớ cũng đấy ắp, bao trùm theo không gian và lan tỏa theo thời gian, thường trực trong tâm thức của em.

Nhà thơ còn thể hiện khát khao hướng tới tình yêu đích thực, hướng tới sự vĩnh cửu của tình yêu:

“Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”.

(Sóng - Xuân Quỳnh)

Thật có lý khi cho rằng thơ Xuân Quỳnh là tiếng hát của trái tim đắm đuối trong sóng nhạc tình yêu. Ðọc thơ tình của chị, người ta khát khao yêu, khát khao hạnh phúc. Dù rằng người đàn bà ấy đã trải qua nhiều nỗi truân chuyên, giông bão nhưng giông bão bao nhiêu thì chị lại càng sống hết mình bấy nhiêu, sống cho tình yêu. Điều đáng trân trọng là dù đã đi qua mọi va chạm, mọi đau đớn của cuộc đời nhưng Xuân Quỳnh vẫn khát khao, vẫn chờ đợi tình yêu bằng cả sự trinh bạch của tâm hồn - cái mà không một sự tàn phá, va đập nào của thời gian và cuộc đời chạm tới được.

Cũng mượn cảm hứng từ biển, Nguyễn Trọng Tạo giãi bày tình yêu tuổi hai mươi đầy thi vị ngọt ngào nhưng cũng đầy ngây thơ bồng bột. Âm hưởng thơ vì thế chở đầy tiếc nuối, khôn nguôi:

“Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát. Biếc xanh em mãi chớp sáng bầu trời. Điều có thể đã hoá thành không thể. Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi”.

(Không đề - Nguyễn Trọng Tạo)

Nhiều người cứ ngỡ rằng khổ thơ trên là một bài thơ bởi nếu tách riêng thì đó là một bài thơ tứ tuyệt đặc sắc. Cái hay ở đây là Nguyễn Trọng Tạo đã diễn đạt được đỉnh điểm của sự nuối tiếc và ước ao. Có cái gì gần gũi giữa những hạt cát dưới chân và vì sao trên đầu, nếu không phải vì trong cát có pha lê mà người ta để lỡ... (Thơ Huy Cận cũng từng có hình ảnh này: “Sao sáng đàng xa hay cát bay”).

Ai cũng biết rằng tuổi hai mươi vốn là lúc sức trẻ và tâm hồn con người căng tràn nhất. Mối tình tuổi hai mươi đang ở độ say đắm mãnh liệt nhất nhưng con người ta thì chưa đủ chín chắn để quyết định cho cuộc tình của mình bởi sự bồng bột, nông nổi. Cũng như vậy, nhân vật trữ tình trong bài thơ đã không thể níu giữ tình yêu của mình nữa rồi vì sự vụng về:

“Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát Biếc xanh em mãi chớp sáng bầu trời”.

(Không đề - Nguyễn Trọng Tạo) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bây giờ, hạt cát bé xíu ấy đã hóa ngôi sao kiêu hãnh trên vòm trời, sáng lấp lánh dưới con mắt của trăm ngàn người ngắm nhìn. Để cho biển từ đấy cứ đêm ngày quằn mình, hối hận về kết cục đáng tiếc: “Điều có thể hoá thành không thể” và tình yêu mãi chỉ là những kỷ niệm nhớ tiếc khôn nguôi của một thời nông nổi: “Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi”.

Có thể nhận thấy rằng thơ ca từ xưa đến nay khi viết về tình yêu đôi lứa thường lấy biển đảo làm không gian giãi bày. Điều đó làm nên nét sắc của các bài thơ tình yêu. Phải chăng chính sự mằn mòi của biển, chính cái xao động của sóng đã làm cho tình yêu thêm đằm sâu, thêm da diết bởi “Biển là ẩn dụ lớn trong tình yêu” [26, 522].

Tiểu kết:

Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo với những cảm hứng phong phú. Nó là một nguồn mạch không bao giờ vơi cạn. Mỗi thời đại các nhà thơ lại có những cái nhìn khác nhau về biển cả với những cảm hứng riêng khi đứng trước sự biến thiên của lịch sử. Nói cách khác tư tưởng cá nhân dựa trên cái nền của cảm hứng nghệ thuật sẽ khơi lên những nguồn mạch mới đầy sức lan tỏa giống như biển khơi luôn làm trào lên những con sóng khi “dữ dội” lúc “dịu êm”, đang “ồn ào” rồi lại thu mình “lặng lẽ”. Nghệ thuật cũng vậy, nó là sự sáng tạo không ngừng nghỉ trên hành trình vượt thời gian của nó đồng hành là những nguồn cảm hứng mãnh liệt dâng trào. Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo là tiếng thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên biển đảo - những kỳ quan của đất nước; ca ngợi cuộc sống của những ngư dân vùng biển, những người lính luôn luôn bám biển canh giữ vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Trên hết đó là tiếng thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ của một dân tộc đã “ăn đời ở kiếp” với biển.

Theo suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, biển đảo vẫn là phần lãnh thổ linh thiêng là nơi lưu giữ hồn dân tộc qua nhiều thăng trầm. Biển cả cũng là nơi đầu sóng ngọn gió luôn phải đối mặt với hiểm nguy, mất mát, hi sinh; nơi khao khát những con tàu cập bến; nơi vỗ nhịp yêu thương giữa ngàn trùng giông bão… Tất cả đã làm nên một biển đảo sừng sững, hiên ngang mà chan chứa tình yêu vĩnh cửu - tình yêu Tổ quốc.

Lịch sử là mảnh đất ươm mầm, cảm hứng nghệ thuật là hạt nhân sáng tạo, tư tưởng là ngọn đèn ấm nóng làm nảy nở những mầm xanh nghệ thuật và tài năng chính là bàn tay điệu nghệ nâng đỡ những cây mầm vượt qua mọi phong ba bão táp của thời gian.

CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG VÀ BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU

3.1. Hệ thống hình tƣợng tiêu biểu

3.1.1. Hình tượng nghệ thuật

Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Mà hình tượng là một phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt, vốn có và chỉ có ở nghệ thuật theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới, làm cho con người và cuộc sống hiện lên một cách sinh động y như thật. Tuy nhiên, các hiện tượng của thế giới khách quan đó được khúc xạ qua con mắt của người nghệ sĩ một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật.

Ở hình tượng nghệ thuật có sự hòa trộn nhân tố nhận thức - khách thể và nhân tố sáng tạo - chủ thể nên đặc trưng của hình tượng nghệ thuật thường được xác định trong quan hệ với hiện thực (thực tại) và quá trình tư duy. Người nghệ sĩ sáng tạo các tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống qua đó thể hiện những tư tưởng tình cảm của mình đối với thế giới xung quanh. Nhưng điều quan trọng là họ không diễn đạt trực tiếp những ý nghĩ và tình cảm bằng những khái niệm trừu tượng mà bằng những hình tượng. Lấy chất liệu cụ thể của hiện thực, người nghệ sĩ làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng của đời sống gợi cho ta những suy nghĩ về tính cách, số phận, về tình đời, tình người.

Một phần của tài liệu Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 60)