Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY TNHH tư vấn xây DỰNG ĐÔNG DƯƠNG (Trang 93)

c. Phân tích cân bằng tài chính của công ty qua 3 năm 2008, 2009 và 2010

3.1.2.Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, kết quả phân tích tình hình tài chính của Công ty cũng cho thấy một số tồn tại và hạn chế. Nhằm giúp hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty, em xin nêu lên các hạn chế đó, cụ thể như sau:

Thứ nhất, số vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu tiền:

+ Số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm từ 4,04

vòng ở năm 2008 giảm xuống 3,59 vòng ở năm 2009 và 3,63 vòng ở năm 2010. Nhìn chung, số vòng quay của các năm ở mức trung bình và có lẽ công ty đang mềm dẻo trong kinh doanh nhằm tăng tính cạnh tranh và mở rộng thêm thị trường; tuy nhiên, nhà quản trị của Công ty cũng cần lưu ý và kiểm sóat số vòng quay ở mức hợp lý nhằm tránh nợ khó đòi mà vẫn mở

rộng được thi trường. Nếu như Công ty không có ý định tăng tính cạnh tranh hoặc mở rộng thị trường, thì nhà quản trị phải xem xét lại chiến lược bán hàng, cung cấp dịch vụ của Công ty nhằm tăng số vòng quay thu tiền lên.

+ Số ngày thu tiền: Do số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm, cho nên số ngày thu tiền của các năm cũng tăng lên. Số ngày thu tiền càng cao là càng không tốt. Do đó, nhà quản trị của Công ty đặc biệt lưu ý đến vấn đề này nhằm kiểm soát ở mức hợp lý tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình.

Thứ hai, vòng quay vốn lưu động: Vốn lưu động quay được1,21 vòng trong năm 2008, tăng lên 1,79 vòng ở năm 2009 (so với cuối năm 2008) và giảm xuống còn 1,70 vòng ở năm 2010 (so với năm 2009). Số vòng quay của vốn lưu động nhìn chung là rất thấp, trung bình chưa được hai vòng trong một năm và do đó hiệu quả đồng vốn đem lại là chưa cao. Nhà quản trị Công ty cần áp dụng các giải pháp để tăng số vòng quay này lên càng cao càng tốt nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn này.

Thứ ba, số vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay:  Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty quá thấp, chưa được hai vòng trong một kỳ (năm) kinh doanh, trung bình trong 3 năm, thời gian của một vòng quay là khoảng hơn 8 tháng. Nhà quản trị Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng quay hàng tồn kho lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

 Số ngày của một vòng quay hàng tồn: Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là quá nhiều, cụ thể trong năm 2008 Công ty phải mất gần 09 tháng ( 286 ngày) mới thu được vốn kinh doanh,và tăng lên gần 7 tháng (209 ngày) ở năm 2009, qua năm 2010 khoảng thời gian này cũng cao

tới gần 9 tháng (268 tháng). Điều này chứng tỏ Công ty đang kinh doanh, bán hàng kém hiệu quả; hàng bán không chạy, dẫn đến tăng lượng hàng tồn kho, dẫn đến tốn nhiều chi phí lưu kho, bảo quản, v.v… Qua đó, nhà quản trị của Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán hàng, giảm bớt số ngày của một vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp lý nhằm tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Thứ tư, sự bất cân đối trong cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn : + Sự bất cân đối trong cơ cấu tài sản, điều này được thể hiện ở chỗ là tài sản ngắn hạn quá nhiều và đang trên đà tăng lên trong khi tài sản dài hạn lại quá ít và đang trên đà giảm xuống trong giai đoạn phân tích, cụ thể: Cứ 01 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn, Công ty đã đầu tư 54,25 đồng ở năm 2008, tăng lên 62,71 đồng ở năm 2009 và tăng lên 113.93 đồng ở năm 2010 vào tài sản ngắn hạn. Mà như chúng ta đã biết, đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn sẽ cho thấy mức độ quan trọng của tài sản trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì lý do này mà hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty là quá thấp, cụ thể một đồng vốn đầu tư vào Công ty trong năm 2008, năm 2009 và năm 2010 lần lượt tạo ra được 0,86 đồng, 1,06 đồng và 0,96 đồng doanh thu.

+ Sự không cân xứng trong cơ cấu nguồn vốn: Điều này được thể

hiện qua vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của Công ty. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng quá lớn trong tổng cộng nguồn vốn trong khi nợ phải trả chiếm một tỷ lệ thấp so với vốn chủ sở hữu, điều này dẫn đến việc chưa phát huy được hiệu quả mang lại từ việc sử dụng vốn vay bên ngoài.

Cuối cùng, đó là lợi nhuận sau thuế của Công ty: Qua kết quả phân tích, ta thấy rằng với các mức lợi nhuận sau thuế mà Công ty đã đạt được là còn quá thấp, chưa xứng với quy mô hiện tại của Công ty. Nhà quản trị Công ty cần nên xem lại vấn đề này nhằm nâng cao mức lợi nhuận sau thuế.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY TNHH tư vấn xây DỰNG ĐÔNG DƯƠNG (Trang 93)