c. Phân tích cân bằng tài chính của công ty qua 3 năm 2008, 2009 và 2010
3.2.1. Giải pháp thứ nhất: Tăng hiệu quả sử dụng TSLĐ ở công ty
Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, người sử dụng đến chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động, ngoài ra còn phải quan tâm đến chỉ số vòng quay nợ phải thu. Các chỉ tiêu này càng cao thì được đánh giá càng tốt, nó thể hiện việc sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả.
Theo như kết quả phân tích ở chương II ta thấy tình hình quản lý khoản phải thu là một hạn chế trong công tác quản lý của công ty. Trong đó đặc biệt là thu của khách hàng và trả trước cho người bán tăng qua các năm. Để giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, gia tăng vòng quay khoản phải thu, công ty cần phải tiến hành công việc sau:
- Bộ phận cung ứng và tiêu thụ: Lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống và khả năng chi trả, đòng thời phải tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách bán hàng tín dụng phù hợp.
- Phòng kế toán- tài vụ: Theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi những khoản nợ đã tới hạn. Đồng thời nhanh chóng vác định và thu hồi
những khoản thuế được hoàn lại trong năm để góp phần giảm mức ứ đọng vốn.
Trong những biện pháp quản lý các khoản phải thu em xin trình bày cụ thể phương pháp rút ngắn số ngày một vòng quay các khoản phải thu của khách hàng bằng cách sử dụng chiết khấu thanh toán.
Lý do thực hiện giải pháp:
- Khi thực hiện chính sách chiết khấu sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn.
- Làm giảm số vốn tồn đọng ở các khoản phải thu để đưa vào đầu tư kinh doanh trở lại. Đồng thời chiết khấu góp phần đẩy nhanh vòng quay các khoản phải thu, rút ngắn số ngày của kỳ thu tiền bình quân.
Điều kiện thực hiện giải pháp:
Khi đưa ra chính sách chiết khấu và để chính sách này được chấp nhận thì công ty phải dựa trên cơ sở:
+ Chi phí cơ hội vốn của công ty phải lớn hơn khoản chi ra do chiết khấu cho khách hàng.
+ Để khách hàng chấp nhận mức chiết khấu thì khoản thu lợi từ chiết khấu mà khách hàng thu được phải lớn hơn chi phí cơ hội vốn mà khách hàng bỏ ra.
Nội dung biện pháp:
Như đã phân tích ở phần II, ta thấy số vòng quay các khoản phải thu của khách hàng qua các năm còn thấp, tuy công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi nợ của khách hàng nhưng chưa thật hiệu quả, số ngày một vòng quay các khoản phải thu khách hàng còn cao. Trong thời gian tới công ty nên áp dụng những chính sách chiết khấu phù hợp để làm giảm bớt khoản phải thu này.
Trước hết ta tính chi phí cơ hội vốn của công ty trên cơ sơ lãi suất đi vay ngắn hạn của công ty và mức sinh lời của tài sản lưu động.
Chi phí cơ hội vốn của
công ty
=
Lãi suất vay ngắn hạn của
công ty
+ Mức sinh lời
TSLĐ tại công ty Trong đó:
+ Lãi suất vay ngắn hạn của công ty là 16%/năm + Mức sinh lời của TSLĐ:
Mức sinh lời
TSLĐ của công ty =
Lợi nhuận sau thuế
x 100% TSLĐbình quân = 73.212 (1000 đồng) x 100% = 1,7% 4.301.172 (1000 đồng)
Như vậy, chi phí cơ hội vốn của công ty là: 16% + 1,7% = 17,7%
Nếu công ty áp dụng chiết khấu thì công ty phải chịu một khoản chi phí là:
X% * Doanh thu thuần.Và chi phí chiết khấu phải nhỏ hơn tiền lãi do khách hàng thanh toán truốc kỳ hạn.
Dự báo doanh thu thuần năm 2011.
Phương pháp dự báo: Dựa vào phương pháp thống kê ngắn hạn thông qua lượng thay đổi tuyệt đối bình quân. Lượng thay đổi tuyệt đối bình quân là chỉ tiêu dùng để đánh giá xem xét các mức độ ở trong dãy số đã tăng hay giảm bao nhiêu về số tuyệt đối và được tính bằng hiệu chỉnh chênh lệch.
Hàm dự báo : yn = y0 + a.n Trong đó:
yn : Dự báo doanh thu thuần năm n y0 : Doanh thu thuần năm gần nhất
a : Lượng thay đổi tuyệt đối bình quân n : Tầm xa dự báo
Theo số liệu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm từ năm 2008 đến năm 2010 tao có:
a =
2.538.445 + (–
191.904) = 1.173.271(1000đồng)
2
Như vậy, dự báo doanh thu thuần năm 2011 là:
Y2011 = 7.302.969 + 1.173.271 x 1 = 8.206.240 (1000 đồng)
Năm 2010 số ngày một vòng quay khoản phải thu khách hàng là 99 ngày. Như vậy, trong 99 ngày công ty sẽ mất một khoản chi phí cơ hội vốn là 17,7%. Công ty muốn giảm số ngày một vòng quay còn 80 ngày thì tỷ lệ chiết khấu mà công ty đưa ra cho khách hàng là X%. Ta đi tìm X:
Bảng 3.1: Tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng đến TSLĐ
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu Không
chiết khấu
Có chiết khấu
1. Doanh thu thuần 8.206.240 8.206.240
2. Phải thu của KH bình quân ( = 1*4/360)
2.256.716 1.937.584
3. Số vòng quay phải thu của KH ( lần)
3,63 4,24
4. Số ngày một vòng quay PTKH ( ngày)
99 85
5. Khoản phải thu giảm ( chênh lệch
(2)) 319.130
6. Chi phí cơ hội vốn ( = 5*17,7%) 56.486
7. Chi phí chiết khấu X% *
8.206.240 Như vậy khi công ty áp dụng chính sách chiết khấu với tỷ lệ chiết khấu là X% thì công ty được hưởng một chi phí cơ hội là 56.486 nghìn đồng, lúc
đó công ty phải chịu một khoản chi phí chiết khấu là X% * 8.206.240 nghìn đồng để công ty không bị thua lỗ thì: 56.486 - X% * 8.206.240 > 0
Suy ra: X% < 0,69%
Như vậy khi công ty áp dụng mức chiết khấu nhỏ hơn 0,69% thì sẽ có lợi.
Nhưng đối với khách hàng: Nếu công ty áp dụng chính sách chiết khấu cho những khách hàng thanh toán truốc 85 ngày thì khách hàng sẽ vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán sớm cho công ty với lãi suất vay ngân hàng hiện nay, giả sử là 17%/năm hay 1,42%/tháng.
1,42% x 14 ngày = 0,66%
30 ngày
Tóm lại, để đảm bảo lợi nhuận chô công ty cũng như khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu với tỷ lệ chiết khấu lớn hơn 0,66% và nhỏ hơn 0,69%. Với chính sách chiết khấu như trên thì cả hai bên khách hàng và công ty đều có lợi, khách hàng sẽ chấp nhận chính sách tín dụng này. Mặc khác công ty cũng nâng được số vòng quay các khoản phải thu hay rút ngắn kỳ thu tiền bình quân lại và giảm được rủi ro tài chính.
Kết quả của biện pháp:
Giả sử mức chiết khấu mà công ty áp dụng là 0,67%, thỏa mãn điều kiện trên, lúc này công ty sẽ được hưởng một khoản lợi là : 56.486 – 0,67% x 8.206.240 = 1.504 nghìn đồng.