e. Khả năng thanh toán lãi vay
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Hội đồng thành viên có quyền và nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
− Quyết định phương hướng phát triển Công ty.
− Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn.
− Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng các đơn vị trực thuộc và các chức danh quản lý quan trọng khác.
− Ủy nhiệm cho Giám đốc Công ty có đầy đủ các quyền hạn cần thiết để điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
− Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc và các cán bộ quản lý quan trọng khác.
− Quy định thù lao, tiền thưởng, công tác phí cho các thành viên. − Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.
− Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.
− Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của Công ty.
− Chuyển nhượng vốn góp, kết nạp thành viên mới.
− Xem xét, quyết định giải pháp khắc phục những biến động lớn về tài chính.
− Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Công ty, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc.
ty.
− Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty.
Chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện cho Hội đồng thành viên và có tất cả các quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên.
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên Công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Giám đốc có các quyền sau đây:
− Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
− Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
− Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty.
− Ban hành quy chế quản lý nội bộ của Công ty.
− Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
− Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty.
− Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên Hội đồng thành viên.
− Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.
− Các quyền khác được quy định tại hợp đồng mà Giám đốc ký với Công ty và theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Giám đốc Công ty có các nghĩa vụ sau:
− Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực và vì lợi ích hợp pháp của Công ty.
− Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của Công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác, không được tiết lộ bí mật thông tin của Công ty, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp nhận.
− Khi Công ty không đủ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, thì phải thông báo tình hình tài chính của Công ty cho tất cả thành viên Công ty, cho chủ nợ biết, không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho người lao động, kể cả cho người quản lý, phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm này, kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của Công ty.
− Thực hiện các nghĩa vụ khác do pháp Luật quy định.
Phó Giám đốc:
Là người giúp việc cho Giám đốc, thực hiện những nhiệm vụ do Giám đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm với Giám đốc về việc tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
Phòng Tổ chức - Hành chính:
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc và thực hiện các mặt: Tổ chức quản lý cán bộ công nhân viên, công tác tiền lương, sắp xếp các bộ phận phòng ban, tuyển dụng lao động, phụ trách khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, nhận xét nguồn nhân lực hàng năm. Thực hiện công tác văn phòng sự vụ, lưu chuyển công văn, mua văn phòng phẩm, quản lý việc mua sắm và sử dụng trang thiết bị văn phòng, v.v…
Phòng Kế hoạch:
Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán, thu thập xử lý thông tin, tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, báo cáo lãi lỗ, từ đó tham mưu
cho Giám đốc về chiến lược sản xuất kinh doanh, sử dụng hợp lý các nguồn lực cho sản xuất, lập các kế hoạch cho sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng Kế toán Tài vụ:
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kế toán tại công ty theo phân cấp của kế toán trưởng công ty, phản ánh việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty một cách đầy đủ, chính xác, và kịp thời.
Thu thập xử lý tổng hợp các số liệu kế toán thống kê về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, thường xuyên tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế, cung cấp kết quả và dự toán cho Giám đốc để có quyết định đúng đắn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tổ sản xuất:
Có nhiệm vụ lập kế hoạch cho sản xuất, lập kế hoạch dự trù vật liệu cho kịp thời sản xuất kinh doanh, tham mưu cho Giám đốc đề ra kế hoạch cụ thể cũng như trong việc thực thi kế hoạch để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và chịu trách nhiệm cho việc nhập - xuất nguyên vật liệu.