CHƯƠNG 5 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tiền tệ ngân hàng (Trang 54)

- Thương phiếu: Do công ty hay công ty tài chính phát hành để tài trợ cho các khoản lưu kho hay khoản nợ phải thu.

CHƯƠNG 5 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

DỤNG

5.1 Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng

5.1.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng trên thế giới

a. Sự hình thành ngân hàng

Lúc đầu nghề kinh doanh tiền tệ do nhà thờ đứng ra tổ chức vì đây là nơi tôn nghiêm được dân chúng tin tưởng để ký gửi tài sản và tiền bạc. Về sau, do nhận thấy nghề kinh doanh này có nhiều lợi lộc nên nhiều giới nhảy vào. Kết quả đến thời kỳ văn minh Hy Lạp hoạt động ngân hàng được tổ chức trong cả 3 khu vực: Nhà thờ, khu vực tư và khu vực công. Nghiệp vụ kinh doanh thời kỳ này bao gồm đổi tiền, nhận gửi tiền, bảo quản, cho vay và chuyển tiền.

Đến thời kỳ Phục hưng, các tổ chức kinh doanh tiền tệ phát triển nhanh và mở rộng thêm nhiều nghiệp vụ mới như chi trả bằng thương phiếu, tổ chức thanh toán bù trừ…Thời kỳ này đã xuất hiện những ngân hàng gia tầm cỡ đầu tiên như Jacques (1395 – 1456) ở Pháp, gia đình Medicis ở Ý, gia đình Fugger ở Đức và các tổ chức kinh doanh tiền tệ như Banco di Bacelone thành lập năm 1401, Banco di Valencia năm 1409, Banco di Realto năm 1587. Những tổ chức này được xem là tiền than của ngân hàng.

Sang thời kỳ cận đại xuất hiện một số tổ chức kinh doanh tiền tệ lớn được xem là khởi điểm của kỷ nguyên ngân hàng hiện đại như: Ngân hàng Amsterdam (1609) ở Hà lan, Ngân hàng Hamburg (1619) ở Đức, ngân hàng Anh quốc (1694).

b. Các giai đoạn phát triển

* Trong thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 18

Trong giai đoạn này hoạt động ngân hàng có 2 đặc trưng:

- Các ngân hàng còn hoạt động độc lập chưa tạo ra hệ thống chịu sự rang buộc lẫn nhau. - Chức năng hoạt động của các ngân hàng đều như nhau bao gồm việc nhận ký thác, chiết khấu, cho vay, phát hành giấy bạc và nhận thực hiện các dịch vụ tiền tệ.

* Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20

Trong giai đoạn này Nhà nước bắt đầu can thiệp vào hoạt động ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật nhằm hạn chế bớt số lượng ngân hàng được phép phát hành. Ở giai đoạn này ngân hàng đã hình thành hệ thống và chia ra làm 2 loại:

- Các ngân hàng được phép phát hành tiền, gọi là ngân hàng ngân hàng phát hành.

- Các ngân hàng không được phép phát hành tiền, gọi là ngân hàng ngân hàng trung gian.

* Từ đầu thế kỷ 20 đến nay

Đầu thế kỷ 20 hầu hết các nước đều thực hiện cơ chế một ngân hàng phát hành. Tuy nhiên ngân hàng phát hành vẫn còn thuộc sở hữu tư nhân. Mãi đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 Nhà nước mới bắt đầu quốc hữu hóa và nắm bắt lấy ngân hàng phát hành.

c. Vai trò của ngân hàng đối với nền kinh tế

Trong phần lịch sử hình thành ngân hàng chúng ta thấy rằng ngân hàng ra đời và phát triển một cách tự phát qua một quá trình lâu dài gắn với sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển thì ngân hàng và hoạt động ngân hàng càng phát triển. Không ai nghi ngờ gì khi thấy ngân hàng ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Canada, Úc, Nhật Bản, Singapore… phát triển hơn ngân hàng ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển như Việt Nam, Lào, Capuchia, Miến Điện… Ngược lại sự ra đời và phát triển của ngân hàng có tác động gì hay nói khác đi ngân hàng đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của nền kinh tế?

Trong chương 1 chúng ta thấy tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ví như máu huyết dối với cơ thể. Nếu như máu lưu thông trong cơ thể mang theo chất đinh dưỡng để nuôi dưỡng các tế bào thì tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế mang theo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Máu huyết lưu thông trong cơ thể được là nhờ trái tim đóng vai trò vừa bơm vừa hút khiến cho nó không ngừng tuần hoàn trong cơ thể. Ngân hàng cũng đóng vai trò tương tự như vậy đối với nền kinh tế. Nó hoạt động như một “trạm bơm”, vừa bơm tiền vào từng tế bào để nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, vừa thu hút tiền thừa từ nền kinh tế giúp cho lưu thông tiền tệ được điều hòa.

Vai trò của ngân hàng sẽ còn được xem chi tiết hơn khi bàn đến từng loại ngân hàng cụ thể như ngân hàng Trung ương, ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng đầu tư phát triển trong hệ thống ngân hàng.

d. Tổ chức hệ thống ngân hàng * Trong nền kinh tế tập trung

Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung như đã từng thấy ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũ, hệ thống ngân hàng một cấp, mang tính chất độc quyền của Nhà nước và thống nhất toàn ngành từ trung ương đến địa phương. Mô hình này phù hợp với nền kinh tế tập trung hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thống ngân hàng này không còn thích hợp khiến cho các nước này phải tiến hành công cuộc cải tổ nhằm làm cho hệ thống ngân hàng thích ứng với nhu cầu đổi mới nền kinh tế.

* Trong nền kinh tế thị trường

Khác với nền kinh tế kế hoạch tập trung, trong nền kinh tế thị trường hệ thống ngân hàng tổ chức theo mô hình ngân hàng hai cấp bao gồm Ngân hàng Trung ương và ngân hàng trung gian. Sự phân chia giữa ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian dựa vào đối tượng giao dịch với ngân hàng , theo đó ngân hàng trung gian giao dịch với công chúng trong khi ngân hàng Trung ương không giao dịch với công chúng mà giao dịch với ngân hàng trung gian.

- Ngân hàng trung gian

(*)Định nghĩa:

Có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng nhưng trong đạo luật ngân hàng ngày 13/6/1942 của Pháp được xem là định nghĩa rõ ràng và dễ hiểu. “ Ngân hàng là một xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền của dân chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và tài chính”.

=> Chúng ta thấy ngân hàng là những tổ chức mà thực hiện các hoạt động tiêu biểu sau đây: - Có nhận tiền gửi của công chúng dưới hình thức ký thác, tức mở tài khoản để công chúng gửi tiền vào.

- Sử dụng tiền gửi huy động được để chiết khấu, cho vaylàm các dịch vụ tài chính khác như thanh toán, bảo lãnh, chuyển tiền…

Tiếp theo là làm rõ thế nào là trung gian?

Từ trung gian ở đây được sử dụng để làm nổi bật vai trò trung gian của ngân hàng trên 3 phương diện.

1) Trung gian giữa ngân hàng Trung ương và công chúng (ngân hàng Trung ương là ngân hàng không có giao dịch với công chúng mà giao dịch với ngân hàng trung gian. 2) Trung gian tín dụng giữa người gửi tiền và người vay tiền.

3) Trung gian thanh toán giữa người trả tiền và người thụ hưởng.

Tùy theo mỗi nước ngân hàng trung gian có tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung có các loại như:

+ Ngân hàng thương mại (ngân hàng ký thác): Đây là loại hình ngân hàng lâu đời nhất có từ lúc ngân hàng mới ra đời. Lúc đó ngân hàng thực hiện nhận gửi và cho vay nhưng chưa có hoạt động chuyên biệt giữa nhận gửi và cho vay ngắn hạn với nhận gửi và cho vay dài hạn mà hoạt động của ngân hàng mang tính tổng hợp.

Từ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929) sự phân biệt giữa (ngân hàng ký thác) ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư và phát triển (hay ngân hàng kinh doanh) lan rộng ở nhiều nước từ Châu Âu đến Bắc Mỹ. Ở giai đoạn này ngân hàng nào tập trung chủ yếu vào hoạt động nhận gửi và cho vay ngắn hạn được xem là ngân hàng thương mại, còn ngân hàng nào chủ yếu tập trung vào hoạt động nhận gửi và cho vay trung và dài hạn được xem là ngân hàng đầu tư và phát triển.

Từ giữa thập niên 1960 trở lại quan niệm ngân hàng tổng hợp bắt đầu quay lại. Từ đó đến nay, ranh giới phân biệt giữa ngân hàng thương mại và và ngân hàng đầu tư rất mờ nhạt và ngân hàng ngày nay đang dấn than vào những hoạt động khác nhau chứ không chuyên nghiệp vào hoạt động thương mại hay hoạt động đầu tư.

+ Ngân hàng đầu tư phát triển ( ngân hàng kinh doanh): là loại ngân hàng chủ yếu nhận gửi và cho vay trung và dài hạn. Nó sử dụng vốn riêng là chủ yếu, nếu thiếu thì huy động thêm bằng cách phát hành trái phiếu. Về mặt nghiệp vụ, ngân hàng đầu tư phát triển ngoài việc nhận gửi và cho vay trung và dài hạn còn hùn vốn hoặc mau cổ phiếu của các công ty hoặc tổ chức tài chính, giúp đỡ tài chính và chuyên môn để thành lập công ty; xí nghiệp hay dự án đầu tư, bảo lãnh phát hành hoặc bao tiêu chứng khoán cho các công ty cổ phần.

Đặc điểm hoạt động của ngân hàng đầu tư không nhận ký thác ngắn hạn nhiều của công chúng nên không cần mở chi nhánh ở nhiều nơi như ngân hàng thương mại. Trái lại, do thường xuyên tham gia đầu tư hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư nên ngân hàng cần đội ngũ chuyên viên cần thiết như chuyên viên giám định, thẩm định dự án, chuyên viên kế toán, kỹ sư công trình, các nhà kinh tế học… để giúp ngân hàng có thể đánh giá tính khả thi và hiệu quả của những dự án đầu tư mà ngân hàng dự định tài trợ hay góp vốn.

+ Ngân hàng đặc biệt – Đây là loại ngân hàng mà hoạt động của nó có tính chất đặc thù, một số nét giống ngân hàng thương mại nhưng một số nét khác lại giống ngân hàng đầu tư. Về loại hình và tên gọi, ngân hàng đặc biệt có tên gọi rất khác nhau tùy theo mỗi nước nhưng tiêu biểu có một số loại hình như: ngân hàng tiết kiệm hỗ tương, hiệp hội cho vay và tiết kiệm, ngân hàng xuất nhập khẩu, ngân hàng địa ốc.

+ Ngân hàng có mục đích xã hội – Đây là loại hình ngân hàng hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà nhằm phục vụ và hỗ trợ cho một số tầng lớp xã hội khó khăn nào đó. Về tên gọi rất khác nhau như ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng bình dân, ngân hàng phục vụ nông thôn, tín dụng nông thôn, ngân hàng phục vụ sinh viên, ngân hàng chính sách…

* Ngân hàng trung ương

- Sự cần thiết phải có ngân hàng Trung ương

Về mặt lịch sử, ngân hàng và hoạt động ngân hàng đã có từ lâu nhưng quan niệm về sự cần thiết phải có một ngân hàng Trung ương ở mỗi nước chỉ xuất hiện rõ rệt vào đầu thế kỷ 20. Như đã trình bày trong phần ngân hàng trung gian, chúng ta thấy rằng hoạt động chính thức của ngân hàng trung gian, đặc biệt là ngân hàng thương mại là nhận ký thác và cho vay. Khi nhận ký thác ngân hàng phải trả lãi tiền gửi, còn khi cho vay thì ngân hàng nhận được lãi cho vay. Chênh lệch giữa lãi suất tiền vay và lãi suất tiền gửi tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi nhận tiền

gửi ngân hàng không thể sử dụng 100% ký thác của công chúng để cho vay do phải tạo lập dự trữ phòng khi khách hàng đến rút tiền đột xuất.

Ví dụ: Một ngân hàng thương mại nhận ký thác là 100trđ với lãi suất 10% năm, phải tạo lập dự trữ 20% và có thể sử dụng 80% ký thác để cho vay với lãi suất 12% năm. Giả sử các yếu tố khác không đổi, sau một năm hoạt động tình hình giao dịch như sau:

+ Thu lãi cho vay: 80tr x 12% = 9,6tr

+ Trả lãi tiền gửi: 100tr x 10% = 10trđ

+ Lợi nhuận = Lãi cho vay – Lãi tiền gửi = 9,6 -10 = - 0,4trđ

Giả sử không có ngân hàng Trung ương, do đó không có sự ràng buộc về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất. Khi đó, để tránh lỗ trong kinh doanh, ngân hàng thương mại sẽ làm hai cách: (1) tăng lãi suất cho vay và (2) giảm tỷ lệ dự trữ. Cách thứ nhất thường khó khăn do ngân hàng hoạt động trong điều kiện cạnh tranh nên không thể tự tăng lãi suất cho vay được, hơn nữa nếu tăng lãi suất khiến cho cầu tín dụng giảm kết quả là doanh số cho vay chẳng những không tăng lê như mong đợi mà còn có thể giảm. Do vậy, cách thứ 2 xem ra dễ dàng thực hiện hơn. Tuy nhiên, nếu theo đuổi cách thứ 2 thì lợi nhuận ngân hàng gia tăng nhưng rủi ro cũng tăng theo, chẳng hạn ngân hàng sẽ gia tăng doanh số cho vay lên 90% và dự trữ chỉ còn 10%. Khi ấy:

-) Thu lãi cho vay 90tr x 12% = 10,8trđ. -) Trả lãi tiền gửi: 100tr x 10% = 10trđ.

-) Lợi nhuận = Lãi cho vay – Lãi tiền gửi = 10,8 -10=0,8trđ.

Qua ví dụ minh họa trên chúng ta thấy ngân hàng trung gian thường cố gắng cho vay đến mức tối đa có thể được nhằm mục tiêu gia tăng lợi nhuận. Nhưng làm điều này sẽ đẩy ngân hàng vào thế rủi ro, nếu như xảy ra một cuộc đổ xô khách hàng đến ngân hàng rút vốn. Trong tình thế như vậy, ngân hàng cần có một sự trợ giúp từ bên ngoài mới đủ sức đối phó với sự rút vốn ồ ạt. Nếu không có ngân hàng trung ương, các ngân hàng trung gian phải bám víu vào nhau trong cơn hoạn nạn. Nhưng sự bám víu vào nhau như vậy dễ dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống và đưa đến khủng hoảng kinh tế với những hậu quả khôn lường. Từ thực tiễn trên, người ta nhất trí cần phải có một ngân hàng đủ mạnh về tài chính đứng phía sau làm chỗ dựa vững chắc cho cả hệ thống ngân hàng trung gian. Ngân hàng ấy chính là ngân hàng trung ương.

5.1.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam

Có thể chia sự phát triển của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam ra làm 3 giai đoạn để thấy rõ hơn đặc điểm của nó.

a. Trước năm 1987

Ở Việt Nam do sản xuất hàng hóa chưa phát triển, ngân hàng ra đời muôn và hoạt động của ngân hàng non yếu thể hiện ở chỗ ít về số lượng, nhỏ về quy mô và kém về tổ chức hoạt động và nghiệp vụ. Trước thế chiến lần thứ nhất chưa hề có ngân hàng Việt Nam chỉ có ba ngân hàng nước ngoài hoạt động đó là:

- Hương cảng ngân hàng (1865) - Đông Dương ngân hàng (1875) - Chi nhánh Chartered Bank (1904).

Chứng tỏ rằng nền kinh tế Việt Nam thời đó còn kém phát triển và giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu, chưa có tiếng nói gì trong giới tài chính.

Vài năm sau thế chiến thứ I, một số ngân hàng nước ngoài khác được thành lập như Đông Á ngân hàng (1921), Ngân hàng thương mại Pháp (1922). TRong thời kỳ này mầm mống tư sản tài

chính Việt Nam bắt đầu nhen nhóm. Năm 1927 một số than hào nhân sĩ cấp tiến có tinh thần độc lập dân tộc kêu gọi các nhà tư sản khắp nơi góp vốn thành lập Ngân hàng Việt Nam, là ngân hàng thuần túy của người Việt Nam, phục vụ người Việt Nam và do người Việt Nam quản trị.

Sau thế chiến thứ II, có 3 ngân hàng nước ngoài nữa nhảy vào Việt Nam, đó là: - Trung Quốc ngân hàng (1946)

- Giao thông ngân hàng

- Quốc gia thương mãi và kỹ nghệ ngân hàng (1947).

Theo sau dà bành trướng của ngân hàng nước ngoài hàng loạt ngân hàng Việt Nam khác ra đời vừa để cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài, vừa chứng tỏ sự lớn mạnh của ngân hàng và giới tư bản tài chính Việt Nam.

Ngày 6-5-1951, ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập với tư cách là ngân hàng trung

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tiền tệ ngân hàng (Trang 54)