ĐẠI CƯƠNG VỀ TÍN DỤNG 3.1 Khái niệm
2.2. Tài sản tài chính
2.2.1. Khái niệm
- Tài sản là bất cứ một vật sở hữu nào có thể đem lại giá trị trong một giao dịch. Tài sản có thể phân loại thành hữu hình và vô hình
+ Tài sản hữu hình là loại tài sản mà giá trị của nó tùy thuộc vào tính chất đặc thù như nhà cửa, đất đai, máy móc, …
+ Tài sản vô hình là tài sản thể hiện quyền hợp pháp đối với một lợi ích nào đó trong tương lai. Giá trị của nó không liên quan gì đến hình thức mà những quyền đó được ghi lại. Tài sản tài chính thuộc loại tài sản vô hình. Lợi ích trong tương lai của những tài sản này là quyền được hưởng tiền trong tương lai.
- Những chủ thể đồng ý thực hiện những khoản thanh toán trong tương lai gọi là người phát hành tài sản tài chính, người chủ của tài sản tài chính gọi là người chủ đầu tư. - Một tài sản tài chính mang lại cho người nắm giữ nó một khối lượng tiền cố định, ấn định trước gọi là một công cụ nợ ( debt Instrument). Trái phiếu kho bạc, trái phiếu công ty hay các khoản cho vay… là những công cụ nợ; chúng cần phải thanh toán những khoản lợi tức cố định để có thể vay được tiền.
- Một tài sản tài chính mà buộc người phát hành trả cho người nắm giữ nó một khoản tiền căn cứ vào lợi nhuận thu được gọi là một công cụ vốn. Thông dụng nhất là những cổ phiếu thường.
Ngoài hai công cụ trên còn có các công cụ mang thuộc tính của cả công cụ nợ và công cụ vốn như cổ phiếu ưu đãi hay trái phiếu chuyển đổi.
2.2.2. Vai trò
Các tài sản tài chính có hai chức năng kinh tế sau:
- Thứ nhất, chuyển vốn từ người có vốn nhàn rỗi đến những người cần vốn để đầu tư vào tài sản hữu hình.
- Thứ hai, chuyển vốn theo một phương thức nào đo sao cho những rủi ra không tránh khỏi, liên quan tới dòng tiền mà tài sản hữu hình tạo ra, được phân bổ lại giữa những người đang gọi vốn và những người cung cấp vốn.
Ví dụ: Ta xét tình huống sau:
1. Ông A nhận được giấy phép sản xuất đồng hồ đeo tay. Ông ước tính cần 1 triệu USD để mua máy móc thiết bị để sản xuất đồng hồ, nhưng ông chỉ có 200.000USD là số tiết kiệm cả đời của ông mà ông không muốn đem đầu tư mặc dù ông tin rằng sẽ có một thị trường mạnh cho đồng hồ.
2. Bà B vừa được thừa kế 730.000$, Bà định chi tiếu 30.000$ cho việc mua sắm nữ trang và đồ nội thất, và đầu tư 700.000$.
3. Ông C vừa lĩnh thưởng một số tiền, sau khi đóng thuế số còn lại là 270.000$. Ông dự định sẽ dung 70.000$ để mua sắm xe hơi, số còn lại 200.000$ sẽ đầu tư.
Giả sử 3 người này tình cờ gặp nhau và sau khi đã thỏa thuận. Ông A đồng ý đầu 100.000$ tiền tiết kiệm của mình vào DN, và bán 50% lợi ích của DN cho bà B với giá 700.000$. Ông C đồng ý cho ông A vay 200.000$ trong 4 nam, với lãi suất 18% năm. Ông A sẽ chịu trách nhiệm vận hành DN mà không cần sự trợ giúp của ông C và bà B. Như vậy ông A đã co 1 triệu S để sx.
Từ thỏa thuận trên đây đã xuất hiện 2 công cụ tài chính. Thứ nhất, một công cụ vốn do ông A phát hành và bà B mua với giá 700.000$; thứ hai, một công cụ nợ cũng do ông A phát hành và ông C mua với giá 200.000$. => chuyển vốn từ ông C và bà B sang ông A để sản xuất -> thể hiện chức năng thứ nhất của các tài sản tài chính.
Khi ông A không muốn đầu tư hết toàn bộ tiền tiết kiệm cả đời của mình thì điều đó có nghĩa là ông ta muốn san sẻ bớt một phần rủi ro. Ông đã làm điều đó bằng cách bán cho bà B một tài sản tài chính cho phép bà có quyền hưởng một nửa thu nhập sau khi đã trả lãi của DN. Ông còn nhận thêm một khoản tiền nữa từ ông C, là người không muốn chia sẻ rủi ra, bằng cách cam kết thanh toán cho ông C một dòng tiền cố định bất kể việc kinh doanh mang lại kết quả như thế nào. Phân bổ rủi ro là chức năng kinh tế thứ 2 của các tài sản tài chính.
=> khi cung và cầu vốn tăng lên theo đà phát triển của nền kinh tế, thì hình thức huy động và cung cấp vốn trực tiếp tỏ ra không đáp ứng được nữa mà phải cần có một thị trường để các bên cung và cầu vốn gặp nhau, đó chính là thị trường tài chính.