Hoạt động chiết khấu chứng từ có giá

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tiền tệ ngân hàng (Trang 62)

- Thương phiếu: Do công ty hay công ty tài chính phát hành để tài trợ cho các khoản lưu kho hay khoản nợ phải thu.

b. Hoạt động chiết khấu chứng từ có giá

- Khái niệm chiết khấu: là hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng nhân các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ nhận được trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng. So với cho vay, chiết khấu có những điểm khác biệt + Không cần tài sản thế chấp mà sử dụng ngay chứng từ nhận chiết khấu làm đảm bảo tín dụng. + Ngân hàng thu lãi trước khi phát tiền vay bằng cách khấu trừ vào mệnh giá.

+ Quy trình xem xét cấp tín dụng đơn giản và nhanh chóng hơn so với cho vay.

Hiện nay các ngân hàng thương mại thường nhận chiết khấu hai loại chứng từ cơ bản: thương phiếu và chứng từ có giá khác hư trái phiếu, kỳ phiếu, …

“thương phiếu” là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu càu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu có 2 loại: hối phiếu và lệnh phiếu.

Chiết khấu thương phiếu là một nghiệp vụ tín dụng cổ điển nhưng mãi đến ngày nay vẫn được coi là một trong những kĩ thuật cấp tín dụng chủ yếu của ngân hàng thương mại.

Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tài sản ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đáo hạn (bối thư) cho ngân hàng để nhận số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ lãi suất chiết khấu.

Theo Pháp lệnh Thương phiếu của Việt Nam, “Hối phiếu” là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

Trong thương mại hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để đòi người trả tiền, có thể là người nhập khẩu hoặc ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu.

Lệnh phiếu là cam kết trả nợ do một hoặc nhiều người ký phát nhằm cam kết vào một ngày nhất định sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng.

Số tiền chuyển cho người xin

chiết khấu = Mệnh giá thương phiếu - Lãi chiết khấu - Hoa hồng phí Trong đó: Hoa hồng phí = Mệnh giá thương phiếu x Tỷ lệ hoa hồng (%)

Lãi chiết khấu = Mệnh giá thương phiếu x Lãi suất chiết khấu (%) năm x Số ngày nhận chiết khấu 360

Số ngày nhận chiết khấu tính từ ngày xin chiết khấu đến ngày đáo hạn (không tính ngày xin chiết khấu và ngày đáo hạn)

Ví dụ:

Một thương phiếu xin chiết khấu có mệnh giá là 10 triệu đồng, lãi chiết khấu là 4%/tháng, hoa hồng chiết khấu là 50.000 đồng, thời gian chiết khấu là 30 ngày.

10tr x 4% x 30ngày

Số tiền trả cho khách hàng = 10triệu - { ---} - 50.000 đ

30

= 9.550.000đ

Chiết khấu là một nghiệp vụ ít gặp rủi ro và không làm đóng băng tín dụng của ngân hàng, đồng thời chiết khấu còn tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại xin tái cấp vốn ở ngân hàng trung ương .

Chiết khấu chứng từ có giá khác

Bảng tổng kết tài sản (Balance Sheet) : Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Nội dung của bảng tổng kết tài sản như sau:

Tài sản Nguồn vốn *Các khoản mục về ngân quỹ

-Giấy bạc ngân hàng và tiền đúc -Tiền gửi ở ngân hàng trung ương -Tiền gửi ở các ngân hàng khác

-Các khoản ngân quỹ trong quá trình thu nhận

*Tín dụng

-Tín dụng trong công nghiệp và thương mại -Tín dụng nông nghiệp

-Tín dụng tiêu dùng -Tín dụng trung và dài hạn -Các loại khác

*Đầu tư(hoặc chứng khoán)

-Chứng khoán chính phủ -Chứng khoán các công ty -Hùn vốn dưới hình thức khác -Tài sản có khác

* Tiền gởi

-Tiền gởi thanh toán -Tiền gởi có kỳ hạn -Tiền gởi tiết kiệm

-Các hình thức huy động khác

*Vay vốn trên thị trường liên ngân hàng

-Vay ngân hàng trung ương -Vay các ngân hàng khác *Vốn -Vốn pháp định -Các quỹ dự trữ -Các loại vốn khác CÂN SỐ CÂN SỐ

1.Phân tích các khoản mục thuộc tài sản (assets) a.Các khoản mục về ngân quỹ (cash)

Các khoản mục về ngân quỹ bao gồm giấy bạc ngân hàng và tiền đúc (tồn quỹ tiền mặt), tiền gởi ở ngân hàng trung ương, các ngân hàng khác và các khoản ngân quỹ trong quá trình thu nhận.

b.Tín dụng(credit)

Trong các khoản mục thuộc tài sản, nghiệp vụ tín dụng chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 70%, đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng.

Nếu xét theo thời hạn thì nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại chủ yếu là cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng).

.Chiết khấu thương phiếu (Discount) .Tín dụng trả trước (advance credit)

Tín dụng trả trước là một thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng được sử dụng một mức cho vay trong một thời gian nhất định.

Tín dụng ứng trước có 2 loại:

- Ứng trước có bảo đảm (có thế chấp) - Ứng trước không bảo đảm (tín chấp)

.Thấu chi(over draft)

Thấu chi là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặt biệt, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng được sử dụng kết số thiếu trong một thời gian nhất định gọi là hạn mức.

.Thuê tài chính (Financial Leasing)

Thuê tài chính là hình thức thuê bất động sản như nhà cửa, máy móc...

Khách hàng thuê tiến hành trả dần giá trị tài sản theo hợp đồng đã thỏa thuận với ngân hàng, khi giá trị tài sản trả xong khách hàng được quyền sở hữu tài sản đó.

.Tín dụng trả góp (installment)

Tín dụng trả góp là hình thức cấp tín dụng mà khách hàng được trả dần số tiền vay theo định kì. Tín dụng trả góp gắn liền với mua bán hàng hóa hay tài sản. Quyền sở hữu về hàng hóa hay tài sản thuộc về người mua.

c.Nghiệp vụ đầu tư (investment)

Chủ yếu thực hiện qua việc mua bán chứng khoán để kiếm lời. Ở Việt Nam do mới hình thành thị trường chứng khoán nên nghiệp vụ này chủ yếu thực hiện thông qua liên doanh, hùn vốn với các xí nghiệp và nghiệp vụ này chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

2.Phân tích các khoản mục thuộc nguồn vốn a.Tiền gởi (deposit)

Tiền gởi là bộ phận chủ yếu của nguồn vốn. Nghiệp vụ này đặc trưng cơ bản cho kinh doanh ngân hàng. Tiền gởi bao gồm các loại:

.Tiền gởi thanh toán (Demand Deposit)

Tiền gởi thanh toán là khoản tiền được kí thác vào ngân hàng để chi trả về các khoản mua hàng hóa và dịch vụ.

Tiền gởi thanh toán được bảo quản ở ngân hàng trên 2 loại tài khoản

- Tài khoản tiền gởi thanh toán (tài khoản séc): tài khoản này có số kết dư, tức là khách hàng chỉ được sử dụng trong phạm vi tiền gởi của mình.

- Tài khoản vãng lai: là tài khoản có lúc có kết số dư, có lúc có kết số thiếu, kết số dư thể hiện tiền gởi của khách hàng, kết số thiếu thể hiện tín dụng mà ngân hàng cung cấp.

.Tiền gởi có kì hạn (Time Deposit)

Tiền gởi có kì hạn là loại tiền gởi được kí thác vào ngân hàng trên cơ sở có sự thỏa thuận thời gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng. Thời hạn có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm...

.Tiền gởi tiết kiệm

Tiền gởi tiết kiệm là khoản để dành của cá nhân được gởi vào ngân hàng để hưởng lãi theo định kì.

. Các hình thức huy động khác

Đây là các hình thức tham gia vào thị trường mở chẳng hạn bán cổ phiếu, trái phiếu...

b. Vay vốn trên thị trường liên ngân hàng (Interbank Market)

Là các khoản vay giữa các ngân hàng hay của ngân hàng trung ương.

Vốn của ngân hàng bao gồm vốn pháp định, các quỹ dự trữ, lợi nhuận còn lại và các loại quỹ khác.

- Vốn pháp định: ( Requiring Capital)

Vốn pháp định là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp. Nếu là ngân hàng quốc doanh thì chủ sở hữu góp vốn là nhà nước, nếu là ngân hàng cổ phần thì chính là các cổ đông.

- Các quỹ dự trữ ( Reserves)

. Quỹ dự trữ thông thường: là vốn được trích lừ lợi nhuận hàng năm để bổ xung vốn pháp định. Theo luật Việt Nam hàng năm ngân hàng phải trích 5% trên lợi nhuận rong để lập quỹ này, còn mức tối đa do ngân hàng nhà nước quy định.

. Quy dự trữ đặc biệt: Là loại vốn được trích từ lợi nhuận để bù đắp các rủi ro trong quá trình hoạt động, hàng năm ngân hàng phải trích 10% trên lợi nhận ròng cho đến khi bằng vốn pháp định.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tiền tệ ngân hàng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w