ĐẠI CƯƠNG VỀ TÍN DỤNG 3.1 Khái niệm
2.1. Thị trường tài chính, các yếu tố cấu thành chủ yếu của thị trường tài chính
Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết phải đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Đồng thời muốn có vốn đầu tư lớn và dài đòi hỏi phải gia tăng tiết kiệm. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện để tăng tỉ lệ tiết kiệm và từ đó tăng khả năng cung ứng vốn đầu tư. Đây chính là mối quan hệ nhân quả và nền tảng để phát triển kinh tế-xã hội, mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó tăng thu nhập quốc dân và cải thiện đời sống của mọi tầng lớp nhân dân.
Đầu tư là việc sử dụng một khoản tiền tích lũy nhất định vào một việc nhất định nhằm mục đích thu lại một khoản tiền lớn hơn. Mục tiêu của đầu tư là sử dụng đồng tiền nhằm
Tích lũy
Tiết kiệm
Đầu tư
Sản lượng Thu nhập
sinh lợi. Tính sinh lợi là đặc trưng cơ bản của đầu tư, nó không chỉ là tạo ra một một lượng tiền lớn hơn số vốn đã bỏ ra mà còn là đạt được các giá trị xã hội khác.
Tiết kiệm là một phần thu nhập quốc dân chưa sử dụng cho nhu cầu hiện tại. nó được hình thanh từ các nguồn như thu nhập của dân cư, phần thu ngân sách của Chính phủ chưa chi tiêu đến, lợi nhuận không chia cho cổ đông của công ty, và từ phần vốn chưa sử dụng đến của các tổ chức kinh tế - xã hội.
Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn để đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát sinh từ những chủ thể khác nhau. Những người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội để đầu tư. Từ đó, trong nền kinh tế cũng hình thanh nên một cơ chế chuyển vốn từ tiết kiệm sang đầu tư. Khái niệm đầu tư có thêm một nội dung mới là đầu tư tài chính. Những người có vốn thừa thay vì đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng để sản xuất hang hóa hay cung cấp dịch vụ, sẽ đầu tư vào các tài sản tài chính do những người cần vốn phát hành.
Đầu tư tài chính có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các trung gian tài chính. + Trực tiếp: chủ thể thừa vốn chuyển vốn thẳng cho chủ thể thiếu vốn (mua các tài sản tài chính phát hành)
+ Gián tiếp: chủ thể thừa vón không trực tiếp cung ứng vốn cho chủ thể thiếu vốn là người sử dụng vốn cuối cùng mà là gián tiếp thong qua các trung gian tài chính như ngân hang, các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và cho vay, các công ty bảo hiểm hay các định chế tài chính trung gian khác.
Cơ chế đó, việc mua bán các tài sản tài chính, ban đầu diễn ra mang tính chất ngẫu nhiên, dựa trên các quan hệ cá nhân. Dần dần, theo đà phát triển của nền kinh tế, nó được tổ chức thanh thi trường, được gọi là thị trường tài chính. Để hiểu thị trường tài chính, trước hết, chúng ta cần hiểu các công cụ tài chính (hay các tài sản tài chính) và các trung gian tài chính.