7. Bố cục của luận văn
2.3. Hiện tƣợng chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ
Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tƣợng đƣợc so sánh với nhau [15; tr.162].
Hoán dụ là hiện tƣợng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tƣợng này sang sự vật hoặc hiện tƣợng khác dựa trên một mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tƣợng ấy [15; tr.165].
Cả hai phƣơng thức này đều mở rộng khả năng liên tƣởng, tƣ duy của con ngƣờị Chính đặc điểm này đã giúp chúng trở thành những phƣơng thức tạo từ hiệu quả và thông dụng của tầng lớp thanh thiếu niên hiện naỵ Để diễn đạt cùng một nội dung ý nghĩa, tầng lớp thanh thiếu niên có rất nhiều cách nói, nhiều tổ hợp từ đƣợc sáng tạo theo phƣơng thức chuyển nghĩạ Ví dụ, chỉ riêng việc đặt biệt danh, họ cũng có những sáng tạo phong phú: những ngƣời không đƣợc thông minh thì bị gọi là đầu đất, ếch nhựa… Dƣới đây là một vài ví dụ minh họa cho hiện tƣợng chuyển nghĩa dựa vào quan hệ ẩn dụ, hoán dụ:
Từ ngựa sắt dùng để chỉ những chiếc xe đạp dã chiến của tuổi teen. Chiếc xe gắn bó với các bạn học sinh, sinh viên hàng ngày, hơn nữa chúng lại rất bền bỉ. Cùng một lí do của sự biến hóa ngôn ngữ là dựa trên sự ảnh hƣởng của truyền thuyết Thánh Gióng, trong nội dung truyện có đề cập tới hình tƣợng ngựa sắt, bởi vậy mà chiếc xe đạp đƣợc các bạn trẻ mệnh danh là ngựa sắt.
Ví dụ: Một điểm trừ khác của sân hoang là chuyện những chú “ngựa
sắt” iu iu không cánh mà baỵ
(VTV6 - Nhà tròn) Từ “cú đêm” trong ví dụ sau: “Vậy là những teen “cú đêm” có thể mang lại sự sáng tạo vào giờ nàỵ”
(VTV6 – All Connect –Kết nối trẻ) “Cú đêm” là loài chim thƣờng hoạt động vào ban đêm, ăn các loài động vật gặm nhấm nhỏ, chúng không xuất hiện vào ban ngày, Và vì thế, những bạn trẻ hay thức khuya, thích làm việc ban đêm đƣợc gọi bằng cái tên “cú đêm”, do có sự tƣơng đồng về “đồng hồ sinh học” với loài chim nàỵ
“Mặt tiền” là từ dùng để chỉ mặt trƣớc của ngôi nhà, thƣờng là mặt nhìn ra đƣờng, nay giới trẻ dùng từ ngày với nghĩa là “khuôn mặt”. Ví dụ:
“Thời tiết nóng bức làm làn da ở mặt tiền vô cùng nhạy cảm”.
(YAN TV – Đẹp hơn mỗi ngày) Đôi khi để biểu thị tính cách, bản chất của sự vật, các bạn thanh thiếu niên không dùng từ trực tiếp mà thay vào đó, họ dùng một từ khác mang đặc
điểm cần thể hiện, ví dụ về “chỉ số cua con” trong câu sau: “Chỉ số cua con”: “Mình kịch liệt phản đối sự tồn tại của chỉ số này, nhưng cái Thu bảo phải cho vào mới đánh giá được tình hình tên toàn diện của mình. Mình mà bướng bỉnh cứng đầu saỏ”
(VTV6 – 5S Online) Nếu nhƣ không đặt trong văn cảnh thì khó có thể hiểu đƣợc ý nghĩa của “chỉ số cua con”, song qua ví dụ trên ngƣời nghe có thể hiểu đƣợc ý nghĩa của cụm từ nàỵ Nói đến cua, ngƣời ta thƣờng nghĩ tới sự ngang ngạnh. Từ đó có thể hiểu, “chỉ số cua con” ở đây là chỉ mức độ ngang ngạnh trong tính cách của mỗi ngƣờị Một số bạn thanh thiếu niên đã dựa trên sự giống nhau về thuộc tính giữa các sự vật để sáng tạo ra các khái niệm, nghĩa mới của từ.
Ngoài ra, tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay còn sử dụng một số từ khác nhƣ: “Hit-le” để chỉ sự không yêu thích, khắt khe, khai trừ một hay nhiều đối tƣợng; hay từ “củ chuối” để biểu thị sự chán ngán, ngại, sợ; hoặc là từ “cá mực” để chỉ sự đen đủi, xui xẻo, không gặp may; “tanh tƣởi” chỉ sự giỏi giang, đôi khi lại để chỉ sự ghê gớm;…
Cơ sở của việc chuyển nghĩa chính là dựa vào sự tƣơng đồng trong nét nghĩa của nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Có thể nói, kết cấu ý nghĩa của từ thƣờng không bất biến, cứng nhắc mà luôn vận động, phát triển, vì vậy, tất yếu sẽ dẫn đến phát triển thêm các nghĩa mới của từ.