7. Bố cục của luận văn
2.2.1. Hiện tượng mở rộng nghĩa
Mở rộng nghĩa là một quá trình phát triển nghĩa đi từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tƣợng. Cơ sở của việc mở rộng nghĩa của từ chính là sự chuyển di tên gọi đẫn đến việc chuyển nghĩa theo xu hƣớng mở rộng. Đồng thời với mở rộng nghĩa, tất yếu là mở rộng phạm vi định danh của từ. Nghĩa đƣợc hình thành nhờ quá trình này gọi là nghĩa rộng. Bản thân từ bắt đầu biểu thị khái niệm rộng hơn, trong khi nó vẫn không thay đổi nghĩa cơ sở của mình.
Ví dụ: Động từ cắt trong tiếng Việt vốn có nghĩa là: làm đứt bằng vật
sắc. Hiện nay nghĩa của từ này mở rộng ra gồm cả việc chấm dứt hành động,
việc làm nào đó (cắt viện trợ, cắt quan hệ, cắt đƣờng chuyền bóng...) hoặc
phân công làm việc gì đó theo luân phiên hoặc thứ tự lần lượt: cắt trực nhật,
cắt ngƣời canh đê, cắt lƣợt đi tuần...
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số từ ngữ trên ngôn phẩm truyền hình tƣơng tác đƣợc thanh thiếu niên hiện nay sử dụng theo nghĩa có đƣợc nhờ quá trình mở rộng nghĩạ
“Thánh” vốn để chỉ một ngƣời đƣợc nhân dân tôn thờ, thì nay đƣợc mở rộng và mang nghĩa là những ngƣời rất giỏi một việc gì đó (nhƣ “thánh trèo”, “thánh hát”), hoặc mang nghĩa chế giễu ai đó thƣờng nói quá khả năng của mình (nhƣ “Đấy, lại thêm một thánh nữa!”).
“Thím” là từ vốn dùng để chỉ vợ của chú (em trai của bố), tuy nhiên, một số thanh thiếu niên hiện nay lại sử dụng từ này để ám chỉ một ngƣời thanh niên ngoa ngoắt, rồi dần dần trở thành từ dùng để xƣng hô nói chung cho giới nữ không phân biệt tuổi tác, có gia đình hay không có gia đình (ví nhƣ: “Các thím cho em hỏỉ”).
“Chém gió”, trƣớc đây dùng để diễn tả một hành động vô nghĩa thì nay đƣợc mở rộng nghĩa để ám chỉ ngƣời thiếu hiểu biết, hay nói phét, tức là lời nói của ngƣời hay “chém gió” cũng không đáng tin và vô nghĩa nhƣ chính nghĩa gốc của từ nàỵ
Tƣơng tự nhƣ vậy, “ném đá” vốn là từ chỉ hành động vứt viên đá ra xa bằng tay, thì giờ lại mang nghĩa chỉ trích, phản đối, lên án ai đó, nghĩa là khi ai đó bị phản đối, bị chỉ trích, lên án, ngƣời ta sẽ nói rằng ngƣời đó "bị ném đá".
Từ “dã man” nghĩa đầu tiên chỉ dùng để chỉ những hành động, tính chất rất xấu xa, có khả năng gây hại cho ngƣời khác. Từ này hiện nay đƣợc không chỉ thanh thiếu niên mà cả nhiều nhóm xã hội khác sử dụng theo nghĩa rộng là để nói về mức độ rất cao của một tính chất, trạng thái nào đó. Ví dụ:
đẹp dã man, xấu dã man, ngon dã man, vui dã man,…
Một vài trƣờng hợp, từ ngữ đƣợc thanh thiếu niên mở rộng nghĩa và dùng theo nghĩa rộng nhƣng gây nên sự khó hiểu cho ngƣời nghe, ví dụ:“tối nay go out nhé. Nếu OK thì phone cho tuị Đồn có địch, no table” (Tạm dịch: “Tối nay đi nhé. Nếu được thì gọi điện cho tôị Nhà đang có khách. Không bàn tiếp”,… (VTV6 – 5S Online)
“Thần dân”, vốn là từ dùng để chỉ ngƣời dân ở một nƣớc quân chủ, trong quan hệ với vua; thì nay lại đƣợc một số bạn thanh thiếu niên dùng với
nghĩa mở rộng là thành viên. Ví dụ: “Tất cả các thần dân lớp 10C11 (trường THPTN) vẫn cười hề hề như không có gì xảy ra”.
(VTV6 – Đối thoại trẻ)