Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Đức Mạnh (Trang 80)

- Nhận xét, đánh giá và viết báo cáo: trên cơ sở các số liệu phân tích đã được tính toán, cán bộ phân tích cần tổng hợp, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh

3.2.6. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính gắn liền với mức độ sử dụng nợ, với cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra rủi ro tài chính còn được phản ánh qua hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Đòn bẩy tài chính

Đòn bảy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bảy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bảy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.

Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.

Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp. Những doanh nghiệp không mắc nợ (tỷ số bằng không) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào tỷ số nợ. Khi đòn bảy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Về thực chất, đòn bảy tài chính phản ánh sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Như vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Độ lớn đòn bảy tài

chính (DFL) =

Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Trong đó:

Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

= Chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốnchủ sở hữu kỳ phân tích so với kỳ gốc Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu kỳ gốc

Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay =

Chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay kỳ phân tích so với kỳ gốc

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay kỳ gốc

Cũng như sử dụng đòn bẩy kinh doanh, sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng "con dao hai lưỡi". Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở

hữu bị giảm sút. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy, thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu sẽ còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng được hưởng. Đòn bẩy tài chính được các nhà quản lý sử dụng để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. công thức xác định sự tác động của đòn bảy tài chính đến tỷ suất suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu như sau:

Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

=

Độ lớn đòn bảy tài chính (DFL) * Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Khái niệm đòn bảy tài chính cung cấp cho các nhà phân tích một công cụ quan trọng để dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý là khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đẻ trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.

Phân tích điểm hòa vốn

Rủi ro tài chính cũng liên quan đến kết quả kinh doanh của công ty cụ thể lãi hay lỗ trong kinh doanh. Các nhà quản lý cần phải xác định rõ mức độ hoạt động nào là doanh nghiệp phải gánh chịu các khoản lỗ, ở mức độ nào sẽ có lợi nhuận. Những thông tin này sẽ được giải đáp qua phân tích thông tin điểm hòa vốn.

Điểm hòa vốn là mức doanh thu tạo ra bằng tổng chi phí hoạt động, hay chính xác hơn điểm hòa vốn là tại mức doanh thu đó doanh nghiệp không có lợi nhuận. Trong phân tích điểm hòa vốn chi phí được xác định theo 2 loại: Chi phí biến đổi và chi phí cố định. Công thức xác định doanh thu tại điểm hòa vốn:

DH = *P = CD 1-CB/P

Trong đó DH: Doanh thu tại điểm hòa vốn P: Giá bán sản phẩm

Q: Là số lượng sản phẩm CD: Là tổng chi phí cố định

CB: Chi phí biến đổi một đơn vị sản phẩm

Điểm hòa vốn ngoài việc sử dụng để đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, còn được nhà quản lý sử dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất, đánh giá hiệu quả sản phẩm mới và nhiều vấn đề quan trọng khác trong quản trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Đức Mạnh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w