- Nhận xét, đánh giá và viết báo cáo: trên cơ sở các số liệu phân tích đã được tính toán, cán bộ phân tích cần tổng hợp, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh
3.2.6. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty
Ngoài chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận gộp, những chỉ tiêu như: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, EBIT, EBITDA cũng có thể sử dụng để tính toán khả năng sinh lời thay cho chỉ tiêu lợi nhuận thuần tùy thuộc vào mục đích của nhà phân tích.
Về đánh giá hiệu qủa của chi phí trong việc tạo ra lợi nhuận, nhà phân tích có thể sử dụng những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí trong việc tạo ra doanh thu.
Những chỉ tiêu cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.5 : Biểu mẫu chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận HĐSXKD/ Doanh thu thuần
Lợi nhuận HĐSXKD
17,63% 23,1%
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay/doanh thu thuần
EBIT
20,27 25%
Doanh thu thuần
Tỷ suất chi phí quản lý
trên doanh thu thuần Chi phí quản lý 8,98% 13,94%
Doanh thu thuần
Tỷ suất chi phí bán hàng/doanh thu thuần
Chi phí bán hàng 1,09% 1,59% Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư
LNST+ Chi phí lãi vay ( 1- Thuế suất thuế TNDN)
14.04% 12,9%
(Vốn vay+VCSH) bình quân
Nhìn vào bảng phân tích cho thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty có xu hướng tăng. Trongg đó Tỷ suất lợi nhuận HĐSXKD/ Doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay/doanh thu thuần gia tăng mạnh nhất điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2013 được đánh giá là khá tốt, bên cạnh đó tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư có xu hướng giảm, Việc quản lý chi phí kinh doanh của công ty cần được cải thiện trong thời gian tới.