Hoàn thiện phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Đức Mạnh (Trang 71)

- Nhận xét, đánh giá và viết báo cáo: trên cơ sở các số liệu phân tích đã được tính toán, cán bộ phân tích cần tổng hợp, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh

3.2.3. Hoàn thiện phương pháp phân tích

Việc hoàn thiện phương pháp phân tích chỉ tiêu tài chính được tiến hành theo hai hướng là hoàn thiện các phương pháp đang sử dụng và bổ sung thêm một số phương pháp mới phù hợp.

* Hoàn thiện các phương pháp đang sử dụng: các phương pháp đang sử dụng được hoàn thiện là phương pháp so sánh, phân tích tỷ lệ và phân tích chi tiết.

- Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh đang được sử dụng tại công ty TNHH Đức Mạnh hiện nay mới chỉ dừng ở mức so sánh các số liệu tài chính năm báo cáo với năm ngay trước đó nên chưa phản ánh được chính xác xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Hơn nữa so sánh mới chỉ giới hạn trong phạm vi so sánh với chính công ty chứ chưa so sánh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề và sản phẩm tương đương khác. Để phát huy đầy đủ hiệu quả của phương pháp này cần mở rộng gốc so sánh. Khi so sánh số liệu của bản thân đơn vị cần sử dụng số liệu của nhiều năm liên tiếp, ít nhất là từ 3 đến 5 năm, từ đó mới thấy rõ xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Bên cạnh đó, cần so sánh số liệu của công ty với các doanh nghiệp khác về danh mục sản phẩm, hệ thống quản trị, quy mô, chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh, chỉ tiêu tài chính, hiệu quả hoạt động tài chính….Qua kết quả so sánh này có thể thấy được tầm lớn mạnh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác.

- Phương pháp phân tích tỷ lệ:

Phương pháp phân tích tỷ lệ cần được áp dụng một cách đầy đủ, tính toán tất cả các chỉ tiêu tài chính đã được đề cập đến trong hệ thống chỉ tiêu đã nêu ở trên giúp cho phân tích được thực hiện trên tất cả các khía cạnh nhằm đánh giá toàn diện tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phương pháp phân tích chi tiết:

Phương pháp phân tích chi tiết cần hoàn thiện trên cả hai mặt: chi tiết theo yếu tố cấu thành và chi tiết theo bộ phận. Hiện tại phương pháp phân tích chi tiết mới được áp dụng để chi tiết hoá các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí theo yếu tố cấu thành nhưng chưa phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố đến những chỉ tiêu đó. Để phân tích đạt hiệu quả tốt hơn, cần nêu rõ sự biến động của các chỉ tiêu chịu tác động của

các yếu tố cấu thành như thế nào, do yếu tố nào là chính, từ đó có được giải pháp phù hợp để cải thiện các chỉ tiêu theo chiều hướng tốt. Bên cạnh đó, cần thực hiện phân tích chi tiết theo bộ phận, đặc biệt áp dụng khi phân tích nhóm chỉ tiêu doanh thu, chi phí và năng lực hoạt động theo đặc điểm riêng của ngành kinh doanh thiết bị công nghệ cao. Việc phân tích chi tiết này sẽ giúp cho người quản lý đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng bộ phận đối với các đối tượng chuyên chở khác nhau. Trên cơ sở đó, người quản lý có thể đề ra các giải pháp phù hợp trong kinh doanh. Mặt khác, phân tích chi tiết sẽ tạo cơ sở để so sánh giữa các thị trường, các khu vực khai thác kinh doanh, đối tượng khách hàng, đặc điểm sản phẩm…. Qua đó, người quản lý sẽ thấy được mức độ đóng góp, ưu điểm và nhược điểm của các bộ phận trong việc tạo ra kết quả chung để có những chính sách và biện pháp quản lý thích hợp. Như vậy, phương pháp phân tích chi tiết có thể kết hợp với phương pháp so sánh giúp cho kết quả phân tích đa dạng và đạt hiệu quả cao hơn.

* Bổ sung một số phương pháp phù hợp: một số phương pháp cần bổ sung bao gồm phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp Dupont và phương pháp đồ thị.

- Phương pháp thay thế liên hoàn:

Phương pháp này chỉ thích hợp trong phân tích các chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có mối quan hệ với nhau theo mô hình tích số hoặc thương số. Chẳng hạn khi phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, có thể phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hệ số quay vòng của tài sản.

Theo mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên, chúng ta có công thức: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng

tài sản

= Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu * Hệ số quay vòng tài sản

Khi áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, có thể xác định ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hệ số quay vòng tài sản đến sự biến động của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản như sau:

Sự biến động của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

= Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm nay

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm trước = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm

năm nay *Hệ số quay vòng tài sản năm nay

trước * Hệ số quay vòng tài sản năm trước

Ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đến biến động của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm nay * Hệ số quay vòng tài sản năm nay

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm trước * Hệ số quay vòng tài sản năm trước

Ảnh hưởng của hệ số quay vòng tài sản đến sự biến động của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm nay * Hệ số quay vòng tài sản năm nay

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm nay * Hệ số quay vòng tài sản năm trước

-Phương pháp Dupont:

Với phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như: ROA, ROE, thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.

Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont, người phân tích có thể đánh giá được tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính nhằm phục vụ cho việc sư dụng vốn chủ sở hữu sao cho hiệu quả sinh lợi là cao nhất. Đẳng thức Dupont là sự kết nối các báo cáo tài chính để cho biết các nhân tố cấu thành và ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu tài chính quan trọng là ROA và ROE. Người ta sử dụng 3 đẳng thức Dupont như sau:

Đẳng thức Du-Pont thứ nhất

Tổng tài sản bq

ROA = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần x Doanh thu thuầnTổng tài sản bq

ROA = ROS x VQTTS

- Dựa vào công thức ta thấy có 2 hướng tăng ROA: tăng ROS và VQTTS

+ Muốn tăng ROS cần phấn đấu tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán.

+ Muốn tăng VQTTS cần phấn đấu tiết kiệm tài sản, tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động bán hàng, chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Đẳng thức Du-Pont thứ hai

ROE = Vốn chủ sở hữu bình quânLợi nhuận sau thuế

ROE = Lợi nhuận sau thuế X Vốn kinh doanh bq Vốn kinh doanh bq Vốn chủ sở hữu bq

ROE = ROS X Vốn kinh doanh bq

Vốn chủ sở hữu bq - Dựa vào công thức có 2 hướng tăng ROE: tăng ROAvà tỷ số (Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu)

- Muốn tăng ROA cần làm theo đẳng thức Du-Pont 1

- Muốn tăng tỷ số (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu) cần phấn đấu giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao. Tuy nhiên khi tỷ số nợ tăng thỉ rủi ro cũng sẽ tăng.

Đẳng thức Du - Pont tổng hợp

ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần X Tổng tài sản bq Doanh thần thuần Tổng tài sản bq Vốn chủ sở hữu bq

ROE = ROS x VQTTS X Tổng tài sản bq

Vốn chủ sở hữu bq - Phương pháp số chênh lệch:

Phương pháp này cũng được áp dụng trong phân tích các chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có mối quan hệ với nhau theo mô hình tích số. Mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hệ số quay vòng tài sản đến sự biến động

của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cũng có thể được xác định theo phương pháp số chênh lệch như sau:

Ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

năm nay

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm trước * Hệ số quay vòng tài sản năm trước

Ảnh hưởng của hệ số quay vòng của tài sản: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm nay * Hệ số quay vòng tài sản năm nay

- Hệ số quay vòng tài sản năm trước

- Phương pháp đồ thị:

Phương pháp đồ thị được sử dụng để minh họa các tỷ lệ hoặc biểu diễn sự biến động của các chỉ tiêu tài chính hoặc so sánh chỉ tiêu tài chính giữa các doanh nghiệp khác nhau. Phương pháp này giúp cho phân tích thể hiện được rõ ràng, trực quan mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, xu hướng biến động tăng giảm hay so sánh chỉ tiêu trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác.

Đồ thị gồm nhiều dạng, trong đó các dạng thích hợp được dùng phổ biến là hình tròn, hình cột hoặc đồ thị đường. Đồ thị hình tròn nên sử dụng để phản ánh tỷ lệ kết cấu giữa các thành phần của một chỉ tiêu tổng thể, chẳng hạn tỷ lệ kết cấu của tài sản hay nguồn vốn. Đồ thị hình cột hoặc đồ thị đường nên sử dụng để phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm hoặc so sánh chỉ tiêu của công ty với các đơn vị khác như các hãng hàng không trong khu vực.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Đức Mạnh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w