3.4.1. Điều tra số liệu sơ cấp
- Thu thập tài liệu từ cơ sở, phòng ban có liên quan đến công tác bồi thường GPMB.
30
- Thu thập tài liệu từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các Nghị định, Quyết định, Công văn và Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác GPMB.
3.4.2. Điều tra các số liệu thứ cấp
- Sử dụng phương pháp phiếu điều tra nông hộ để thu thập thông tin trong quá trình điều tra.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp, phân tích xử lý số liệu: Các số liệu qua các phiếu điều tra sẽ được tổng hợp, xử lý theo phương pháp thống kê trên phần mềm Excel để nhập và xử lý số liệu.
31
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Minh Thanh nằm ở phía đông nam của huyện Nguyên Bình, cách trung tâm huyện 9 km, cách trung tâm TP Cao Bằng 30 KM. Với vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp: xã Thái Học ( huyện Nguyên Bình ). + phía Nam giáp: xã Tam Kim ( huyện Nguyên Bình ).
+ phía Đông giáp: xã Bắc Hợp – xã Hoa Thám ( huyện Nguyên Bình ). + phía Tây giáp: Thị trấn Nguyên Bình.
Xã được chia thành 8 xóm
4.1.1.2. Khí hậu.
Xã Minh Thanh nằm trong vung khí hậu nhiệt đới gió mùa, phan thanh 4 mùa rõ rệt Xuân - Hạ - Thu – Đông
- Nhiệt độ: nhiệt đọ trung bình trong năm đạt 18,60C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 35,50C và trung bình tháng thấp nhất -3,50
C.
- Mưa:Lượng mưa trung bình năm 1.736,90mm mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8; chiếm 70% lượng mưa cả năm. Mưa ít nhất trong các tháng 1, 2, 3.
- Độẩm: độ ẩm trung bình 81% cao nhất là cao nhất vào tháng 7, 8 lên
đến 86% thấp nhất vào tháng 3 là 36%.
- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4
32
4.1.1.3. Thủy văn
Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của dòng sông Hồng. Đoạn sông chảy qua địa bàn xã dài 9 km. Lưu lượng bình quân mùa cạn là 3,5 m3/s; Độ dốc bình quân là 2,16%. Ngoài ra trên địa bàn xã còn nhiều khe suối nhỏ tổng diện tích là 1,83 ha
4.1.1.4. Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã đa dạng và phức tạp chủ yếu là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, độ chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe ven sông, suối.
4.1.1.5. Thổ nhưỡng
Xã có các loại đất sau:
+ Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ven sông Nguyên Bình tập trung ở các xóm: Vũ Ngược, xóm Nà Khoang . Loại đất này đang chủ yếu được trồng lúa, ngoài ra còn trồng các loại rau màu như ngô, lạc, mía, đỗ.
+ Đất nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazơ (Fk): Phân bố tận trung ở các xóm: xóm Bản Hỏ, xóm Cô Ba.Loại đất này thích hợp với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, ở nhưng nơi có độ cao lớn thường thích hợp với cây lâm nghiệp.
+ Đất đỏ vàng: Phân bố tập ở các xóm: xóm nà rỏng. xóm nà luộc Loại đất này thích hợp với cây lâm nghiệp.
•Tóm lại
Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của xã như được nêu ở trên, về quy hoạch sử dụng đất của xã cần chú ý giải quyết một số vấn về sau đây nhằm khai thác những thuận lợi và khắc phục những hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên thiên của huyện.
33
- Với nguồn thổ nhưỡng nêu trên, cần có những biện pháp sử dụng và cải tạo đất hợp lý nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, đa dạng hoá cây trồng, ổn định, bền vững và hợp lý.
- Chế độ nhiệt phong phú, độ ẩm tương đối khá, quy hoạch sử dụng đất cần tận dụng ưu thế này để bố trí đa dạng hoá cây trồng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều, về mùa mưa lượng mưa lớn thường gây ra lũ lụt. Do vậy cần cố biện pháp bố trí hệ thống cây trồng phù hợp, tránh được lũ quét ở vùng thấp và hạn chế được rửa trôi xói mòn ở vùng đồi núi có độ dốc cao.
- Tỷ lệ che phủ thảm thực vật hiện nay trong xã tương đối tốt tuy nhiên vẫn còn một số đồi núi trọc, cần tổ chức giao đất giao rừng cho hộ gia đình, tổ chức trồng, khoanh nuôi bảo vệ để tăng độ che phủ.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã MinhThanh
4.1.2.1. Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê tháng 10 năm 2011 dân số của xã có 321 hộ, với 1407 khẩu.Trong đó nam có 778 người, nữ là 629 người. Mật độ dân số của xã là người/km2 . Tỷ lệ lao động nông nghiệp: 643 chiếm 77,54% lao động trong toàn xã Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: 186 người chiếm 22,46% lao động trong toàn xã
Hiện có 829 người trong độ tuổi lao động chiếm 58,92% tổng dân số. Lao động trên địa bàn chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp chiếm 77.54%; TTCN và xây dựng chiếm khoảng 8,20%; Dịch vụ, hành chính sự nghiệp khoảng 14,26% tổng số lao động tham gia làm việc. Lao động mang tính thời vụ, người lao động có nhiều việc làm vào thời gian giao trồng và thu hoạch nông sản, thu nhập chủ yếu của người dân trong xã là nhờ vào kinh tế nông lâm nghiệp.
34
Sự phát triển nhanh của nền kinh tế nên đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Các lĩnh vực giao thông vận tải, văn hóa, thônh tin, y tế, giáo dục... đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân dân.
4.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Giao thông
Xã có đường QL 34 chạy qua địa bàn với tổng chiều dài khoảng 9km, đường liên xã: Trong xã có hai tuyến liên xã rộng 3-5m ( Minh Thanh – Bắc hợp; Minh Thanh – Thái Học ) đều là đường cấp phối đất gồ ghề khó đi lại, hư hỏng nặng khi có mưa lớn. Tổng chiều dài liên xã khoảng 1,1km. Giao thông liên xóm vá đường nội đồng: chủ yếu là đường đất do dann tự mở hoặc do thời gian đi lại lâu ngày tạo thành.
- Thủy lợi
Xã Minh Thanh được cung cấp nước tạo nguồn tưới tự chảy, tiêu úng cho toàn xã bởi sông nguyên bình.
Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được xây dựng với tổng chiều dài khoảng 18km. tuy nhiên cần cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới một số tuyến mương để đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con nông dân.
- Điện sinh hoạt
Hiện nay trên địa bàn xã có 100% số hộ gia đình sử dụng điện. Sóng điện thoại di động đã được phủ sóng trên toàn địa bàn xã.
- Về vệ sinh môi trường:
Xã chưa có khu xử lý rác thải tập trung, chất thải rắn được xả thải tự do ra môi trường
35
Nghĩa địa: khi có việc mai táng, người dân chôn cất người quá cố được tổ chức theo dòng tộc, từng thôn bản rải rác.
4.1.2.3. Tình hình văn hóa xã hội
- Y tế
Xã có 1 trạm y tế gồm 4 cán bộ, 8/8 xóm đều có Y tế thôn bản - Giáo dục
Hệ thống trường, lớp đã được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn quốc gia. Toàn xã có 3 trường học (1 Trường Mầm non, 1 Trường Tiểu học cơ sở, 1 Trường Trung học cơ sở).
- Văn hóa – xã hội
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm là: 1,08% Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,82%
Thành phần dân tộc xã Minh Thanh có 5 dân tộc cùng sinh sống ở 8 xóm (Kinh, Tày, Mông, Dao, Nùng). Người Tày chiếm 68,01% người Dao chiếm 20,19%, người Mông chiếm 7,45%, người Nùng chiếm 4,35%
Trên địa bàn xã có các công trình công cộng như nhà văn hoá xóm, trạm y tế, trường học, điểm Bưu điện văn hoá xã.
4.1.2.4. Về kiến trúc cảnh quan
Kiến trúc cảnh quan mang nét của nông thôn miền núi, các công trình, nhà ở được bố trí hai bên đường và ven các đồi gò. Xen kẽ các cụm dân cư là các tràn ruộng, trên địa bàn xã có nhiều hệ thống suối nhỏ.
4.1.2.5. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế của xã Minh Thanh
Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế xã MinhThanh
STT Cơ cấu kinh tế Tỷ lệ (%)
1 Nông nghiệp – lâm nghiệp 94,35
2 Dich vụ - thương mại – du lịch 5
36 - Về phát triển kinh tế:
Kinh tế liên tục phát triển, tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 5,45%. Trong đó cơ cấu kinh tế: Thương mại dịch vụ chiếm 5%; Nông lâm nghiệp chiếm 95%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 5 triệu đồng/ người/ năm.
- Về thương mại dịch vụ:
Dịch vụ cung ứng phân bón trả chậm cho nhâm dân. Các dịch vụ tại doanh nghiệp và hợp tác xã như dịch vụ nông nghiệp, xây dựng giao thông vận tải… mức lưu chuyển hàng hóa cơ bản đáp ứng những yêu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2010 đạt 0,35 tỷ đồng.
- Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp như đan lát chủ yếu là dân tộc dao không có thu nhập ổn định, sử chữa nhỏ trên địa bàn có nhưng không đáng kể. trên địa bàn xã hiện nay có 1 doanh nghiệp và 5 hợp tác xã đang hoạt động.
- Về sản xuất nông lâm nghiệp:
Sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhưng vẫn tập trung chủ yếu phát triển trồng lúa, chè, trồng rừng và chăn nuôi. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2010 đạt 6,65 tỷ đồng.
* Thuận lợi của xã Minh Thanh
- Tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và canh tác vùng đồi núi. Đây sẽ là điều kiện hết sức quan trọng và thuận lợi thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã.
- Có đường đường quốc lộ 34 chạy qua rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh, làm cho kinh tế của xã ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên người dân có ý thức chấp hành luật tốt hơn.
37
- Điều kiện tự nhiên của xã tương đối thuận lợi cho đất đai không bị sụt lún, nhiệt độ thích hợp cho vi sinh vật phát triển
- Hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện truyền thanh được phủ khắp là điều kiện thuận lợi để người dân nắm bắt các chương trình pháp luật.
- Được sự quan tâm của UBND Huyện, các ban ngành cùng sự ủng hộ của người dân địa phương.
* Khó khăn của xã Minh Thanh
- Tuy đời sống nhân dân trong các năm qua đã được nâng cao nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao ở các thôn, người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp, chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. Rừng đầu nguồn bị mất dẫn tới hậu quả đất bị xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán.
- Kinh tế có sự chuyển biến trong những năm qua nhưng tốc độ tăng trưởng còn thấp, kinh tế lạc hậu, thu chi ngân sách hạn hẹp, kinh phí chi cho hoạt động vệ sinh môi trường còn thấp.
- Người dân làm nông nghiệp là chính, họ thường chăn nuôi nhỏ lẻ để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Chưa có tính chất sản suất theo hướng hàng hóa.
- Vào mùa mưa ( nhất là vào tháng 8) vẫn còn hiện trạng ngập lụt ở ven sông Nguyên Bình gây ảnh hưởng không nhỏ cho đời sống sản xuất của người dân.
4.1.2.6. Tình hình sử dụng đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2011, tổng diện tích tự nhiên năm 2012 của xã Minh Thanh là 2.324,70 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp có diện tích là 2.184,41 ha, chiếm 93,97 % diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có diện tích là 56,57 ha, chiếm 2,44 % diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng có diện tích là 83,62 ha, chiếm 3,60% diện tích tự nhiên
38
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Minh Thanh năm 2010
STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 2.324,41 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 2.184,44 15,31 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 417,39 37,85 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 338,61 14,57
1.1.1.1 Đất trồng lúa nước LUA 179,39 7,72
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 159,22 6,85 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 17,41 0,75 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.827,13 78,60 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 73.00 3,14 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.754,13 75,46 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,26 0,05 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 56,67 2,44
2.1 Đất ở tại nông thôn ODT 13,60 0,59 2.2 Đất chuyên dùng CDG 21,77 0,94
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS 0,23 0,01
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQP 1.35 0,06
2.2.3 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
SKK 0,04 0,00
2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 20,15 0,87
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 0,00 0,00
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,25 0,05 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên
dung
SMN 20,05 0,86
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00
3 Đất chưa sử dụng CSD 83,62 3,60
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 16,55 0,71 3.2 Đất đồi chưa sử dụng DCS 47,24 2,03 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 19,83 0.85
Tổng diện tích đất toàn xã (ha) 2.324,70 100,00
39
Xã Minh Thanh là xã đang trong quá trình đô phát triển cùng với sự phát triển của hệ thống các cơ sở hạ tầng giao thôngtrường học và cơ sở dịch vụ … phát triển, nhu cầu sử dụng các loại đất ngày càng tăng, do vậy đất đai biến động lớn.
4.2. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp quốc lộ 34 Từ km 0-km 36 đoạn chạy qua địa bàn xã Minh Thanh – Huyện Nguyên Bình - Tỉnh Cao Bằng.
4.2.1. Văn bản pháp lý
- Luật đất đai năm 2003
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất .
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Quyết định số 3336/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
- Quyết định số 52/2008/QĐ-UNBD ngày 11/01/2008 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 776/2009/QĐ-UNBD ngày 18/04/2009 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành bảng giá nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất;