Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế xã MinhThanh
STT Cơ cấu kinh tế Tỷ lệ (%)
1 Nông nghiệp – lâm nghiệp 94,35
2 Dich vụ - thương mại – du lịch 5
36 - Về phát triển kinh tế:
Kinh tế liên tục phát triển, tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 5,45%. Trong đó cơ cấu kinh tế: Thương mại dịch vụ chiếm 5%; Nông lâm nghiệp chiếm 95%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 5 triệu đồng/ người/ năm.
- Về thương mại dịch vụ:
Dịch vụ cung ứng phân bón trả chậm cho nhâm dân. Các dịch vụ tại doanh nghiệp và hợp tác xã như dịch vụ nông nghiệp, xây dựng giao thông vận tải… mức lưu chuyển hàng hóa cơ bản đáp ứng những yêu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2010 đạt 0,35 tỷ đồng.
- Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp như đan lát chủ yếu là dân tộc dao không có thu nhập ổn định, sử chữa nhỏ trên địa bàn có nhưng không đáng kể. trên địa bàn xã hiện nay có 1 doanh nghiệp và 5 hợp tác xã đang hoạt động.
- Về sản xuất nông lâm nghiệp:
Sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhưng vẫn tập trung chủ yếu phát triển trồng lúa, chè, trồng rừng và chăn nuôi. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2010 đạt 6,65 tỷ đồng.
* Thuận lợi của xã Minh Thanh
- Tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và canh tác vùng đồi núi. Đây sẽ là điều kiện hết sức quan trọng và thuận lợi thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã.
- Có đường đường quốc lộ 34 chạy qua rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh, làm cho kinh tế của xã ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên người dân có ý thức chấp hành luật tốt hơn.
37
- Điều kiện tự nhiên của xã tương đối thuận lợi cho đất đai không bị sụt lún, nhiệt độ thích hợp cho vi sinh vật phát triển
- Hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện truyền thanh được phủ khắp là điều kiện thuận lợi để người dân nắm bắt các chương trình pháp luật.
- Được sự quan tâm của UBND Huyện, các ban ngành cùng sự ủng hộ của người dân địa phương.
* Khó khăn của xã Minh Thanh
- Tuy đời sống nhân dân trong các năm qua đã được nâng cao nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao ở các thôn, người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp, chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. Rừng đầu nguồn bị mất dẫn tới hậu quả đất bị xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán.
- Kinh tế có sự chuyển biến trong những năm qua nhưng tốc độ tăng trưởng còn thấp, kinh tế lạc hậu, thu chi ngân sách hạn hẹp, kinh phí chi cho hoạt động vệ sinh môi trường còn thấp.
- Người dân làm nông nghiệp là chính, họ thường chăn nuôi nhỏ lẻ để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Chưa có tính chất sản suất theo hướng hàng hóa.
- Vào mùa mưa ( nhất là vào tháng 8) vẫn còn hiện trạng ngập lụt ở ven sông Nguyên Bình gây ảnh hưởng không nhỏ cho đời sống sản xuất của người dân.