Trong mỗi kiểu nhà nước tùy theo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và những đặc điểm truyền thống, huyết thống tập tục…mà các hình thức sở hữu đất đai luôn được các giai cấp thống trị chú trọng. Ngay từ thời kỳ phát triển Nhà nước trung ương tập quyền đến thời Nguyễn, chính sách bồi thường cho người bị thiệt hại Nhà nước thu hồi đất đã được xác lập và chủ yếu tập trung vào bồi thường ruộng đất canh tác, đất ở không được quan tam nhiếu so với các loại đất khác.Hình thức bồi thường chủ yếu bằng tiền, mức bồi thường được quy định chặt chẽ tương ứng với những thiệt hại của người bị thu hồi đất. Sau cách mạng tháng 8/1945, với mục tiêu người cày có ruộng, ngày 04 tháng 12 năm 1953. Luật cải cách ruộng đất ra đời nhằm thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và tay sai bán nước ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến về chiếm hữu ruộng đất, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, đồng thời tịch thu trưng thu, trưng mua ruộng đất.
Khi trưng thu ruộng đất, Nhà nước xác định, cách bồi thường tốt nhất là vận động nông dân điều chỉnh hoặc nhượng ruộng đất cho người bị trưng dụng để họ tiếp tục sản xuất. Trường hợp không làm được như vậy, về đất sẽ được bồi thường bằng tiền từ 1- 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng dụng. Mức độ bồi thường căn cứ vào thực tế của mỗi nơi, đời sống của nhân dân cao hay thấp, ruộng ít hay ruộng nhiều, tốt hay xấu mà định. Có thể nói, Nghị định số 151/TTg ra đời phần nào đáp ứng nhu cầu trưng dụng ruộng đất trong những năm 1960. Tuy nhiên, Nghị định chưa có những quy định cụ thể về mức bồi thường mà chủ yếu dựa vào sự thỏa thuận giữa hai bên.
21
Ngày 11 tháng 01 năm 1970, Thủ trưởng Chính phủ ban hành Thông tư 1792/ TTg quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối, các hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế. mở rộng thành phố. Về thể thức bồi thường, trước hết là các ngành, các cơ quan xây dựng phải đến liên hệ với chính quyền các cấp để tiến hành thương lượng vơi nhân dân, căn cứ vào tài sản hiện có hoac hoa màu, công sức bỏ ra khai phá và phân loại đất đai của địa phương mà định giá bồi thường cho phù hợp.
Mặc dù chính sách bồi thường về đất đai chưa được quy định trong luật về thể chế thành một chính sách đầy đủ, xong quy định về bồi thường khi nhà nước trưng dụng tại Thông tư 172/TTg đã có sự thay đổi so với Nghị định 151/TTg, từ “Chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của những người có ruộng đất bị trưng thu “trước đay sang” đảm bảo thỏa đáng quyền lợi kinh tế của Hợp tác xã và nhân dân” đồng thời những quy định tại Nghị định số 151/TTg trước đây chỉ có tính nguyên tắc thì đến Thông tư 1792/TTg đã được quy dịnh cụ thể mức bồi thường nhà ở, đất đai, cây lâu năm, hoa màu trên đất. Luật đất đai năm 1988 ra đời dựa trên quy định đất đai thuộc sở hưu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho mục đích công cộng, người sử dụng đất không được Nhà nước bồi thường bằng đất, chỉ được bồi thường bằng tiền, tài sản hoa màu có trên diện tích đất bị thu hồi.
Tóm lại, do thời kỳ này đất đai chưa được thừa nhận là có giá trị cho nên chính sách bồi thường GPMB còn có nhiều hạn chế thể hiện trong cách tính giá trị bồi thường, phương thức thực hiện. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì những chính sách này cũng đã đóng vai trò tích cực trong việc GPMB để dành đất cho việc xây dựng các công trình quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng ban đầu của đất nước.
22