0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC LOÀI CÂY SỬ DỤNG LÀM THUỐC TẠI XÃ HOÀNG TUNG - HUYỆN HÒA AN - TỈNH CAO BẰNG. (Trang 60 -60 )

- Rừng tự nhiên tại xã Hoàng Tung chủ yếu thuộc trạng thái IIA, đường kính trung bình của rừng từ 14,86cm – 16,32cm, chiều cao trung bình từ 14,06m - 15,23m, đường kính tán trung bình từ 5,64m - 6,63m.

- Chuyên đề đã xác định được CTTT của tầng cây cao của khu vực: 1,41Ch+1,26Mt+1,06Rx+1,01Ng+0,91Dg+0,81Mđ+0,61Sp-0,45Bđ+2,47Lk. Như vậy trong khu vực nghiên cứu tổ thành rừng phức tạp, không rõ loài ưu thế. Những loài cây có hệ số tổ thành cao là Chẹo, Màng tang, Ràng ràng xanh, Ngát, Dẻ gai, Sồi phảng…

- Mật độ hiện tại của tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu dao động từ 610 ÷ 710 cây/ha . Mật độ ở mức trung bình nhưng chủ yếu là các loài cây ưa sáng, đường kính còn nhỏ.

- Độ tàn che tại khu vực nghiên cứu dao động từ 0.63 ÷ 0.76. Với độ tàn che như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài cây dưới tán rừng phát triển, trong đó có nhiều loài cây dược liệu.

- CTTT cây tái sinh: 2,58Ch+1,88Rx+1,80Mt+1,41Mđ+2,34Lk. Thành phần loài cây tham gia CTTT trong khu vực không có sự khác biệt so với CTTT tầng cây cao, hệ số tổ thành cao vẫn là Chẹo, Màng tang, Ràng rang xanh… Những loài khác như Sồi phảng, Ngát, Kháo vàng,… có hệ số tổ thành nhỏ.

- Chất lượng cây tái sinh: Số cây tái sinh có phẩm chất trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (42,22% - 46,15%), số cây phẩm chất xấu chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (17,95% - 24,45%), còn số cây phẩm chất tốt cũng chiếm tỷ lệ khá cao (35,90% - 36,36%). Do đó cần có những biện pháp lâm sinh như: phát dọn

52

thực bì, tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng, phát triển.

- Lớp cây bụi, thảm tươi ở khu vực có độ che phủ cao từ 82% ÷ 84% và chiều cao trung bình từ 0.83 ÷ 1.04m. Với các loài thực vật chủ yếu là Dương xỉ, Bòng bong, Cỏ lá tre, Bùm bụp… Một số loài giá trị thấp nhưng lại phát triển mạnh nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lớp cây tái sinh. Do đó, cần có những biện pháp bảo vệ các loài có giá trị là Sa nhân, Thảo quả và hạn chế sự phát triển của Dương xỉ, Bòng bong, Cỏ lá tre, guột...

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC LOÀI CÂY SỬ DỤNG LÀM THUỐC TẠI XÃ HOÀNG TUNG - HUYỆN HÒA AN - TỈNH CAO BẰNG. (Trang 60 -60 )

×