liệu tại xã Hoàng Tung.
Căn cứ vào kết quả điều tra thành phần loài cây cung cấp dược liệu hiện có của khu vực nghiên cứu có thể thấy rằng khu vực này chứa đựng một tiềm năng to lớn trong việc phát triển nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ nói chung, nguồn tài nguyên dược liệu nói riêng. Tuy nhiên cũng tồn tại một số những khó khăn cần có giải pháp khắc phục. Chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về quản lý sử dụng bền vững các loài cây dược liệu của xã Hoàng Tung :
Bảng 3.12: Bảng đánh giá SWOT S (Điểm mạnh)
- Rừng tự nhiên của xã còn nhiều (65 ha) chủ yếu là trạng thái IIA, thành phần thực vật khá đa dạng và phong phú. Trong đó thành phần loài cây dược liệu là 109 loài, có 16 loài quý hiếm và 11 loài đã được gây trồng.
- Có điều kiện khí hậu, đất đai rất thuận lợi cho các loài cho lâm sản ngoài gỗ phát triển đặc biệt là các loài cây dược liệu. - Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hái, chế biến và sử dụng các loài cây dược liệu.
W (Điểm yếu)
- Địa bàn phức tạp, các loài cây cung cấp dược liệu phân bố phân tán nên việc khai thác gặp khó khăn.
- Sự hiểu biết của người dân về giá trị của nguồn lâm sản ngoài gỗ nói chung, về cây dược liệu nói riêng còn nhiều hạn chế dẫn đến việc khai thác thiếu bền vững.
- Việc quản lý, bảo vệ rừng của xã cũng như lực lượng kiểm lâm còn lỏng lẻo. - Trên địa bàn chưa phát triển cơ sở chế biến mà chủ yếu là sơ chế bằng tay nghề thủ công.
- Việc khai thác còn mang tính chất tận thu chưa có biện pháp bảo vệ và phát triển. - Thị trường tiêu thụ chưa phát triển mạnh
O (Cơ hội)
- Việc giao khoán đất đến từng hộ gia đình là điều kiện tốt để
T (Thách thức)
- Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ nói chung, nguồn tài nguyên dược liệu nói riêng đang
44 tiến hành các mô hình sản xuất,
đặc biệt là mô hình kết hợp giữa cây lâm nghiệp với cây dược liệu (Trồng Thảo quả dưới tán rừng)
- Là xã nằm trong vùng khó khăn do đó nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền.
- Hệ thống giao thông đang được nâng cấp dần hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi sản phẩm hàng hóa.
bị suy giảm mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt các loài có giá trị.
- Khả năng tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật của người dân vào sản xuất còn khó khăn, là trở ngại lớn cho công tác khuyến nông lâm.
- Số hộ nghèo trong thôn còn nhiều.
- Còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu.
- Nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên rừng còn nhiều hạn chế.
Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn của khu vực nghiên cứu cùng với kết quả điều tra về hiện trạng, tình hình khai thác, sử dụng và quản lý thì chuyên đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ về cây dược liệu, hướng tới một sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên này góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ rừng ở địa phương.
3.6.1.Giải pháp về quản lý, bảo tồn
- Diện tích rừng tự nhiên sản xuất được giao cho xã quản lý là 65 ha, chủ yếu là trạng thái rừng IIA. Địa phương đã thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho người dân, do đó hầu hết các diện tích rừng đã có chủ rừng và được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là điều kiện tốt để tiến hành các mô hình sản xuất, đặc biệt là mô hình kết hợp giữa cây lâm nghiệp với cây dược liệu.
- Sau khi giao rừng cho người dân tự quản lý thì hiện tượng khai thác rừng, lạm dụng rừng có giảm đi so với trước đây. Tuy nhiên, do đời sống còn khó khăn, kiến thức còn hạn chế người dân vẫn vào rừng khai thác lâm sản mang tính hủy diệt (nhổ cả cây), nếu cứ khai thác như vậy sẽ không đảm bảo tính bền vững. Do đó chính quyền địa phương kết hợp với lực lượng Kiểm lâm và cán bộ Lâm nghiệp giám sát và hướng dẫn người dân khai thác đúng kĩ thuật là khai thác đảm bảo tái sinh, nghĩa là trong quá trình khai thác cần để
45
lại cây mẹ gieo giống hoặc số lượng chồi nhất định để phát triển.
- Hiện nay tại địa phương đã có 10 hộ gia đình trồng thử nghiệm cây Thảo quả dưới tán rừng và bước đầu đã đạt hiệu quả cao, mỗi năm thu nhập hơn trăm triệu đồng như gia đình ông Hoàng Văn Học, Phùng Văn Thao... Như vậy, cần có giải pháp nghiên cứu và tổ chức học tập kinh nghiệm, tập huấn kĩ thuật để có thể nhân rộng mô hình này, đưa người dân thoát nghèo, không còn sống phụ thuộc nguồn tài nguyên có sẵn, đảm bảo tính bền vững.
- Trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là rừng phục hồi sau khai thác kiệt, số lượng và chất lượng còn thấp cho nên cần tiến hành các biện pháp lâm sinh như khoanh nuôi bảo vệ kết hợp trồng bổ sung nhằm nâng cao chất lượng rừng và tránh những tác động xấu của gia súc và con người.
- Các loài cây dược liệu quý chủ yếu phân bố ở các vùng núi cao, địa hình phức tạp, mọc phân tán ở những vị trí khác nhau. Do đó, cần nghiên cứu nhân giống để trồng ở nơi có điều kiện lập địa thích hợp hoặc trồng trong vườn hộ, như vậy vừa chủ động thu hái lại bảo tồn tính đa dạng sinh học.
- Xã Hoàng Tung là một trong những xã còn khó khăn của huyện, còn thiếu thốn về mọi mặt, tỷ lệ các hộ gia đình thuộc diện nghèo và cận nghèo còn khá cao, mặt khác trình độ dân trí lại thấp. Cho nên cần tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ người dân về mọi mặt cả vật chất lẫn tinh thần.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hái, chế biến và sử dụng các loài cây dược liệu. Do đó cần tổng hợp kinh nghiệm và kiến thức bản địa về cách thu hái, chế biến và sử dụng cây rừng làm thuốc để lưu truyền cho thế hệ sau.
- Do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, đường giao thông còn khó khăn. Do vậy cần xây dựng kế hoạch và đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, đương giao thông nhằm phục vụ tốt cho việc giao lưu và trao đổi hàng hóa.
- Tại địa phương có nguồn lao động dồi dào nhưng lại hầu hết trình độ còn thấp do đó chưa có công việc ổn định. Do đó cần có những giải pháp hỗ trợ và tạo công ăn việc làm ổn định.
- Khu vực nghiên cứu chủ yếu là các dân tộc thiểu số sinh sống do đó vẫn còn tồn tại một số phong tuc, tập quán lạc hậu như đốt nương làm rẫy, du canh du cư, chăn thả gia súc... Giải pháp đặt ra là phải hạn chế được những
46
phong tục, tập quán đó như khuyến khích và hỗ trợ người dân ổn định chỗ ở, trồng lúa nước, có vùng chăn thả riêng.
- Tại địa phương chưa có cơ sở chế biến mà các loài cây dược liệu sau khi khai thác về chủ yếu là chế biến thủ công. Các sản phẩm sau chế biến thường được ra chợ bán hoặc các thương buôn đến mua tại nhà nhưng giá cả thấp do bị ép giá. Do đó cần phải mở rộng thị trường hơn nữa, quản lý, giám sát và ổn định giá, vì các sản phẩm sau khi chế biến từ Thảo quả và Sa nhân vẫn được tiêu thụ mạnh với thu nhập cao (với Thảo quả giá bán từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, với Sa nhân có giá bán từ 40.000 – 60.000 đồng/kg).