2.4.1.1. Phương pháp kế thừa
+ Kế thừa số liệu thống kê từ Ban quản lý rừng xã về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất, các văn bản, quy phạm có liên quan.
+ Kế thừa các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến chuyên đề.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra thực địa
* Điều tra đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại xã Hoàng Tung: - Tiến hành lập 3OTC mỗi OTC có diện tích là 1000m2
(...)Các OTC được chọn đại diện cho khu vực nghiên. Trong mỗi OTC tiến hành điều tra theo các chỉ tiêu sau: Tên loài cây, sinh trưởng đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán, đánh giá chất lượng cây theo chỉ tiêu: tốt, trung bình, xấu của tất cả các cây thuộc tầng cây cao trong OTC. Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu điều tra tầng cây cao tại bảng 2.1
Bảng 2.1: Mẫu biểu điều tra tầng cây cao
ÔTC:... Ngày điều tra:... Trạng thái:... Người điều tra... Vị trí:... Hướng dốc:... STT Tên loài D1,3 (cm) H (m) Dt (m) Phân cấp (A,B,C) Ghi chú ĐT NB TB Hvn Hdc ĐT NB TB
- Điều tra độ tàn che: Điều tra theo phương pháp mạng lưới điểm, tiến hành điều tra theo các tuyến song song cách đều trong OTC, mỗi OTC điều tra 100 điểm. Tại mỗi điểm nhìn thấy tán lá nếu các tán giao nhau mà không có ánh sáng lọt qua thì cho 1 điểm, giao nhau mà có ánh sáng lọt qua thì cho 0.5 điểm, nếu tán không giao nhau mà ánh sáng lọt qua nhiều thì cho 0 điểm.
21 Kết quả đo tính được ghi theo mẫu bảng sau:
Bảng 2.2: Điều tra độ tàn che
TT điểm Giá trịđiểm đo TT điểm Giá trịđiểm đo
1 2 Tổng
* Điều tra cây tái sinh:
- Trong mỗi OTC tiến hành lập 5ODB có kích thước 5 x 5m, bố trí 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở tâm OTC.
Các chỉ tiêu điều tra về cây tái sinh : tên loài cây, cấp chiều cao, nguồn gốc và phân cấp chất lượng. Kết quả điều tra tái sinh được ghi vào mẫu biểu điều tra cây tái sinh tại bảng 2.3
Bảng 2.3 : Mẫu biểu điều tra cây tái sinh
ÔTC:... Ngày điều tra:... Trạng thái:... Người điều tra... Vị trí:…………. Độ dốc:...
TT
ODB Loài
cây
Cấp chiều cao (m) Chất lượng Nguồn gốc
<0,5 0,5- 1 1- 1,5 1,5- 2 >2 Tốt TB Xấu Hạt Chồi 1
* Điều tra cây bụi, thảm tươi :
- Trên các ODB, sau khi điều tra tái sinh thì tiến hành điều tra cây bụi thảm tươi, chiều cao trung bình, độ che phủ, tình hình sinh trưởng. Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi được ghi vào mẫu biểu điều tra cây bụi thảm tươi tại bảng 2.4
22
Bảng 2.4 : Mẫu biểu điều tra cây bụi thảm tươi
Vị trí: ... Ngày điều tra:...
Hướng dốc:... Người điều tra:...
Độ dốc:... Số hiệu ÔTC:... STT ODB Tên loài chủ yếu Độche phủ TB(%) HTB(m)
Tình hình sinh trưởng Ghi
chú
Tốt TB Xấu
* Điều tra thành phần loài cây dược liệu theo tuyến
- Trong khu vực mở các tuyến điều tra (3 tuyến) tiến hành điều tra tên các loài cây cung cấp dược liệu. Các tuyến điều tra cụ thể như sau:
Tuyến 1: Xóm Bản Chạp ( Lô 6 – TK 243) Tuyến 2: Xóm Hào Lịch (Nặm Lìn – Lô 1) Tuyến 3: Xóm Bó Lếch
Kết quả điều tra thành phần loài cây dược liệu theo tuyến được ghi theo mẫu bảng 2.5
Bảng 2.5 : Mẫu biểu điều tra thành phần loài cây dược liệu
Stt Loài Vị trí xuất hiện Dạng sống Bộ phận sử dụng Công dụng * Điều tra phỏng vấn
+ Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn người dân trong khu vực có liên quan đến việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên dược liệu.
Tiến hành phỏng vấn 30 hộ. Kết quả phỏng vấn được ghi chép vào mẫu phiếu sau:
23
Phiếu phỏng vấn người dân
1. Thông tin chung:
Họ tên chủ hộ:... Địa chỉ:... Nghề nghiệp:... Số nhân khẩu:... Cơ cấu đất đai:
Diện tích đất Nông nghiệp:... Diện tích đất Lâm nghiệp:... Thu nhập:... 2. Kiến thức khai thác:
Những loài thường thu hái:... Bộ phận thu hái:... 3. Kiến thức sử dụng:... 4. Hình thức quản lý:...