Giải pháp về phát triển các loài cây dược liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và quản lý các loài cây sử dụng làm thuốc tại xã Hoàng Tung - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng. (Trang 55)

Qua điều tra và đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng các loài cây tại địa phương, chuyên đề đã phát hiện 109 loài cây dược liệu. Tuy thành phần các loài quý hiếm không nhiều nhưng qua điều tra và phân tích ta thấy rằng ở địa phương vẫn có tiềm năng phát triển một số loài cây có giá trị như: Thảo quả, Sa nhân, Hoàng đằng… Đặc biệt là loài Thảo quả, Hoàng đằng đã được gây trồng và đem lại thu nhập cao cho người dân. Phát triển các loài cây dược liệu này không những đem lại hiệu quả kinh tế mà còn giữ được rừng tự nhiên nơi đây.

Sau đây chuyên đề đề xuất kỹ thuật gây trồng một số loài cây dược liệu dưới tán rừng:

a. Kỹ thuật trồng cây Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên

Hình 9 : Vườn ươm cây Thảo quả dưới tán rừng

47

3m. Thân khí sinh do bẹ lá tạo thành, có khía dọc, màu lục. Lá mọc so le, cuống ngắn hình dải dài 50 – 70cm, gốc hẹp, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới màu nhạt hơn. Cụm hoa dạng bông, hoa mọc từ gốc thân, dài 15 – 20cm. Quả mọc thành chùm, hình trứng màu đỏ tía, đường kính 2,2 – 2,7cm, có núm, trong quả chia thành 3 ô. Hạt màu vàng nâu, áo hạt có vị ngọt, mùi thơm hơi cay, hạt có nhiều tinh dầu. Thảo quả có tác dụng chữa sốt rét, đau bụng, nôn mửa, suy nhược, rối loạn tiêu hoá…

* Kỹ thuật trồng và chăm sóc

- Nguồn giống: Trồng Thảo quả có thể sử dụng hạt hoặc hom gốc

+ Trồng Thảo quả bằng hom gốc: Chọn những cây 1 – 2 năm tuổi, trong các bụi cây đã ra hoa. Đào tách lấy cây chồi (bao gồm cả thân ngầm và thân khí sinh). Chặt bớt đoạn thân khí sinh (đoạn thân trên mặt đất), để một đoạn dài 35 – 40cm.

+ Trồng Thảo quả bằng cây con gieo từ hạt:

Kỹ thuật làm đất vườn ươm: Vườn ươm có thể được tận dụng ngay trong rừng tự nhiên. Chọn những nơi tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt. Sau đó phát dọn cỏ dại, cuốc xới đất tạo thành luống có chiều rộng từ 1 – 1,2m, chiều dài luống tùy thuộc vào số lượng hạt cần gieo hoặc địa hình, khoảng cách rãnh luống từ 35 – 40cm, chiều cao luống từ 15 – 20cm, độ tàn che của rừng từ 0,3 – 0,5.

Thu hái giống vào tháng 10 và tháng 11. Chọn những quả quả to, đều trong bụi thường xuyên sai quả. Sau khi thu hoạch, phơi qua một nắng nhẹ sau đó dùng dao tách vỏ quả để lấy hạt. Hạt sau khi tách cần gieo ngay vì hạt Thảo quả chứa tinh dầu để lâu sẽ mất sức nảy mầm.

Kỹ thuật gieo: Rắc hạt đều trên luống sau đó rắc đất nhỏ lên trên lớp hạt sao cho vừa đủ lấp kín hạt giống rồi dùng tay xoa nhẹ, đều trên mặt luống.

Chăm sóc: Tưới nước đủ ẩm, nhặt lá rơi, cành rụng, cỏ dại trên luống, làm hàng rào hoặc quây lưới xung quanh để ngăn chặn chim, thú phá hoại.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Có tuổi từ 12 – 24 tháng, chiều cao cây con tối thiểu ≥ 40cm, cây to mập, không sâu bệnh.

48

so với mực nước biển, có độ dốc < 250. Đất đai thuộc loại đất feralit mùn trên núi cao, tầng đất mặt có màu xám đen, dày, thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, độ ẩm cao, chua yếu, thoát nước, có nhiều đá lẫn, độ che phủ rừng 0,3 – 0,5.

- Mật độ trồng: 1100 cây/ha (3 x 3m) hoặc 1660 cây/ha (2 x 3m).

- Làm đất: Xử lí thực bì, điều chỉnh độ tàn che của tầng cây cao trong khoảng 0,3 – 0,5, cuốc hố song song với đường đồng mức, kích thước hố 30 x 30 x 30cm.

- Kỹ thuật trồng:

+ Trồng bằng hom gốc: Trước khi trồng chặt bỏ 4 – 5cm phần đầu hom. Dùng cuốc moi đất, khơi rộng lòng hố, vừa đủ để đặt hom giống. Sau đó đặt hom giống vào đúng giữa hố, nghiêng 1 góc 25 – 300, lấp đất đầy hố, lèn chặt xung quanh gốc (Hình 10).

+ Trồng bằng cây con gieo từ hạt: Dùng cuốc moi đất, khơi rộng lòng hố, vừa đủ để cây con. Sau đó đặt cây con thẳng đứng vào đúng giữa hố, lấp đất đầy hố, lèn chặt xung quanh gốc, không lấp đất sâu quá cổ rễ.

Hình 10: Kỹ thuật trồng Thảo quả bằng hom gốc dưới tán rừng

- Chăm sóc:

49

+ Năm đầu: Chăm sóc sau khi trồng 1- 2 tháng

+ Các năm tiếp theo: Mỗi năm chăm sóc 3 lần vào các tháng 3, 7, 11. Nội dung chăm sóc: Phát dọn dây leo, cỏ dại xâm lấn, xới và vun đất xung quanh bụi Thảo quả với đường kính rộng từ 1 – 1,5m. Bón thúc được kết hợp với lần chăm sóc đầu tiên trong năm, liều lượng bón là 0,1kg NPK (5.10.5)/khóm. Lần chăm sóc đầu tiên kết hợp kiểm tra cây chết để trồng dặm. Khi trồng dặm phải chọn cây tốt có kích thước tương đương với cây đã trồng.

Khi cây cho ra quả

Mỗi năm chăm sóc 2 – 3 lần

+ Lần 1 (tháng 2, 3): Phát dọn dây leo, cỏ dại xâm lấn, dọn vệ sinh xung quanh gốc, không để cỏ rác phủ lên hoa và chùm quả. Rắc gio bếp rùi vun đất mặt xung quanh bụi Thảo quả, đường kính từ 1 – 1,5m.

+ Lần 2 (tháng 5, 6): Phát dọn dây leo, cỏ dại xâm lấn, dọn vệ sinh xung quanh gốc, không để cỏ rác phủ lên hoa và chùm quả.

+ Lần 3 (tháng 10, 11): Sau khi thu hái quả thì tiến hành chăm sóc lần 3. Phát dọn dây leo, cỏ dại xâm lấn, chặt bỏ thân già, để lại khoảng cách giữa các thân trong khóm từ 7 – 10 cm. Tiến hành bón thúc đón chồi bằng phân NPK (5.10.5), 100 – 200g/khóm hoặc phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục 0,5kg/khóm. Khi bón phân tiến hành rạch xung quanh phía sườn trên của bụi Thảo quả, cách bụi từ 25 – 30cm trở lên. Bỏ phân đều vào rạch rồi lấp đất và vun gốc.

- Bảo vệ: Chống côn trùng và gia súc phá hoại.

b. Kỹ thuật trồng cây Hoàng đằng(Fibraurea recisa Pierre)

Cây dây leo, rễ và thân già có màu vàng mơ. Lá mọc so le, đầu nhọn, có 3 gân chính nổi rõ. Cuống lá dài phình ra ở hai đầu. Hoa đơn tính, khác gốc, màu vàng lục nhạt, mọc thành chùm ở kẽ các lá đã rụng. Quả hình trái xoan, khi chín màu vàng, có một hạt. Mùa hoa vào tháng 5 - 8.

* Cách trồng và chăm sóc:

- Chọn đất ẩm, thoát nước, tơi xốp. Trồng dưới tán rừng có độ tàn che 0,4 – 0.5.

50

- Nguồn giống:

+ Hom thân lấy từ cây mẹ 2 - 5 tuổi. Cắt từng đoạn hom từ 20 - 30cm, mỗi đoạn có 2 - 3 mắt chồi, cắt bỏ 1/2 - 1/3 lá. Hom sau khi đã cắt cần giâm ngay trong ngày không để hom bị mất nước.

+ Hom được cắm theo rạch, cách nhau 10 - 15cm, sâu 5 - 6cm, lấp kín gốc hom. Tủ rơm rạ kín mặt rạch, tưới nước đủ ẩm, giỡ bỏ rơm rạ khi hom ra chồi. Che phên 30 - 40%, tiếp tục tưới nước đủ ẩm và chăm sóc đến khi cây con đủ tiêu chuẩn đem trồng (hình 11).

Hình 11: Giâm hom Hoàng Đằng

- Trồng:

+ Thời vụ: Mùa xuân hoặc đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm, có thể trồng ở vụ thu. + Trồng theo hố hoặc theo rạch rộng 0,8 - 1m.

+ Làm đất theo hố, kích cỡ 30x30x30cm.

+ Đào đất đặt cây ngay ngắn, lấp đất đầy hố, nén chặt. Tiếp tục lấp đất mặt cao khỏi miệng hố 3 - 4cm, tủ lá cây hoặc cỏ khô kín mặt hố.

+ Làm cọc cho cây leo. - Chăm sóc:

+ Phát dọn cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc. + Làm cọc cho cây leo.

+ Điều chỉnh độ tàn che của rừng từ 0,4 - 0,5. * Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế:

- Có thế thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu.

51

Phần 4

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và quản lý các loài cây sử dụng làm thuốc tại xã Hoàng Tung - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)