0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC LOÀI CÂY SỬ DỤNG LÀM THUỐC TẠI XÃ HOÀNG TUNG - HUYỆN HÒA AN - TỈNH CAO BẰNG. (Trang 34 -34 )

a. Đặc điểm sinh trưởng tầng cây cao

Thông qua việc điều tra về đặc điểm sinh trưởng (D1.3, Hvn, DT) làm cơ sở đánh giá tình hình sinh trưởng rừng tốt hay xấu, trữ lượng cao hay thấp, từ đó có những giải pháp tác động sao cho phù hợp. Kết quả điều tra ở các OTC tại rừng tự nhiên ở xã Hoàng Tung được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.1: Các giá trị sinh trưởng của tầng cây cao ở rừng tự nhiên tại xã Hoàng Tung

OTC D1.3 (cm) HVN (m) DT (m)

1 16,32 15,23 6,14

2 14,86 14,06 5,64

3 15,70 14,84 6,63

Qua kết quả bảng 3.1 trên ta thấy đường kính các cây còn nhỏ, dao động từ 14,86cm – 16,32cm, chiều cao còn thấp, từ 14,06m - 15,23m, nhưng đường kính tán tương đối rộng, dao động từ 5,64m - 6,63m.Tuy nhiên với đường kính tán như vậy sẽ tạo ra độ tàn che tương đối lớn, là điều kiện thuận lợi cho các loài cây dược liệu sinh trưởng, phát triển dưới tán rừng.

b. Tổ thành tầng cây cao

Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị số loài và tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây nào đó trong lâm phần, là nhân tố cấu thành sinh thái và hình

26

thái khác nhau của rừng. Tổ thành khác nhau dẫn đến sự khác nhau về mặt đặc trưng cấu trúc của lâm phần. Ngoài ra tổ thành rừng còn là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, ổn định, sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái có ảnh hưởng lớn tới các định hướng kinh doanh, lợi dụng rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học, phản ánh năng lực bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái rừng. Kết quả xác định tổ thành ở các OTC được lập tại khu vực rừng tự nhiên của xã Hoàng Tung được nêu ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Công thức tổ thành tầng cây cao ở các OTC TTR OTC S loài N/ha (Cây) Công thức tổ thành IIA 01 13 660 1,79Mt+1,34Ng+1,10Sp+1,05Mđ+0,89Rx+0,89 Dg+0,89Ch+1,94Lk(5 loài) 02 18 710 1,12Ch+1,12Mđ+0,98Bđ+0,98Mt+0,98Dg+0,84 Ng+2,95Lk(12loài) 03 15 610 2,29Ch+1,31Rx+0,98Mt+0,98Kv+0,82Ng+0,82 Dg+2,78Lk(9 loài) Chung TTR 660 1,41Ch+1,26Mt+1,06Rx+1,01Ng+0,91Dg+0,81 Mđ+0,61Sp-0,45Bđ+2,47Lk

(Nguồn: theo điều tra) Chú thích:

Ch : Chẹo Mt : Màng tang Rx : Ràng ràng xanh Dg : Dẻ gai Bđ : Bồ đề Mđ : Mán đỉa

Ng : Ngát Kv : Kháo vàng Lk : Loài khác

Kết quả từ biểu 3.2 cho thấy:

OTC 01: Có tổng số 13 loài và 7 loài tham gia vào công thức tổ thành trong đó Màng tang là loài chiếm tỉ lệ cao nhất sau đó đến Ngát, Sồi phảng, Mán đỉa, Ràng ràng xanh, Dẻ gai, Chẹo. Những loài này tham gia vào công thức tổ thành, 6 loài khác có số cây nhỏ hơn số cây bình quân trong OTC nên

27 được cộng gộp lại thành nhóm loài khác.

OTC 02: Có tổng số 18 loài trong OTC và 6 loài tham gia vào công thức tổ thành trong đó Chẹo là loài chiếm tỉ lệ cao nhất sau đó đến Mán đỉa, Bồ đề, Màng tang, Dẻ gai, Ngát. Những loài khác (12 loài) có số cây nhỏ hơn số cây bình quân trong OTC nên được cộng gộp lại thành nhóm loài khác.

OTC 03: Tổng số 15 loài, số loài trong công thức tổ thành cao nhất với 6 loài. Ngát là loài chiếm tỉ lệ cao nhất sau đó đến Ràng ràng xanh, Màng tang, Kháo vàng, Ngát, Dẻ gai. Những loài khác (9 loài) có số cây nhỏ hơn số cây bình quân trong OTC nên được cộng gộp lại thành nhóm loài khác.

Như vậy trong 3 OTC ở trạng thái IIA có tổng số 19 loài, số loài cây tham gia vào công thức tổ thành không có sự khác biệt nhiều. Những loài cây ít giá trị kinh tế như Màng tang, Ngát..., chỉ ít loài có giá trị như Dẻ gai, Sồi phảng, Kháo vàng.

Nguyên nhân chủ yếu là do trước đây rừng chưa được quản lý chặt chẽ thì tình trạng khai thác cây gỗ diễn ra mạnh mẽ làm chất lượng rừng suy giảm, cụ thể là những loài gỗ quý như: Chò chỉ, Giổi, Lim… mà trước đây đã có, song hiện nay gần như cạn kiệt.

Tuy nhiên các loài cây có khả năng cung cấp dược liệu khá phong phú như: Màng tang, Chẹo…

c. Mật độ tầng cây cao

Mật độ rừng biểu thị mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây cùng loài hoặc khác loài, nói lên nguồn sống trong sinh cảnh đó, khả năng thích ứng của cây rừng đối với những thay đổi của cuộc sống, biểu thị khoảng cách giữa các cây rừng, khả năng cạnh tranh giữa các cây trong quần thể hoặc quần xã. Cho nên mật độ rừng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành hoàn cảnh rừng và mức độ tận dụng tiềm năng sản xuất của lập địa.

28

Mật độ trung bình, phân bố không đều trong khu vực, chủ yếu là các loài cây ưa sang, có đường kính còn nhỏ.

c. Độ tàn che

Độ tàn che là tỉ lệ phần mười giữa diện tích tán cây so với diện tích đất rừng. Hay nói cách khác, là mức độ che phủ của tán cây rừng. Độ tàn che tại khu vực nghiên cứu dao động từ 0.63 ÷ 0.76. Với độ tàn che còn cao như trên có khả năng chống xói mòn, giữ ẩm cho đất tốt nên thuận lợi cho các loài cây dưới tán rừng phát triển, trong đó có nhiều loài cây dược liệu.


Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC LOÀI CÂY SỬ DỤNG LÀM THUỐC TẠI XÃ HOÀNG TUNG - HUYỆN HÒA AN - TỈNH CAO BẰNG. (Trang 34 -34 )

×