0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thành phần loài cây cung cấp dược liệu tại xã Hoàng Tung

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC LOÀI CÂY SỬ DỤNG LÀM THUỐC TẠI XÃ HOÀNG TUNG - HUYỆN HÒA AN - TỈNH CAO BẰNG. (Trang 28 -28 )

2.3.3. Tình hình khai thác nguồn tài nguyên dược liệu

2.3.4. Tình hình sử dụng nguồn tài nguyên dược liệu 2.3.5. Tình hình quản lý nguồn tài nguyên dược liệu 2.3.5. Tình hình quản lý nguồn tài nguyên dược liệu 2.3.5. Tình hình quản lý nguồn tài nguyên dược liệu

2.3.6. Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững các loài cây cung cấp dược liệu tại xã Hoàng Tung cấp dược liệu tại xã Hoàng Tung

20

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp

2.4.1.1. Phương pháp kế thừa

+ Kế thừa số liệu thống kê từ Ban quản lý rừng xã về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất, các văn bản, quy phạm có liên quan.

+ Kế thừa các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến chuyên đề.

2.4.1.2. Phương pháp điều tra thực địa

* Điều tra đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại xã Hoàng Tung: - Tiến hành lập 3OTC mỗi OTC có diện tích là 1000m2

(...)Các OTC được chọn đại diện cho khu vực nghiên. Trong mỗi OTC tiến hành điều tra theo các chỉ tiêu sau: Tên loài cây, sinh trưởng đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán, đánh giá chất lượng cây theo chỉ tiêu: tốt, trung bình, xấu của tất cả các cây thuộc tầng cây cao trong OTC. Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu điều tra tầng cây cao tại bảng 2.1

Bảng 2.1: Mẫu biểu điều tra tầng cây cao

ÔTC:... Ngày điều tra:... Trạng thái:... Người điều tra... Vị trí:... Hướng dốc:... STT Tên loài D1,3 (cm) H (m) Dt (m) Phân cấp (A,B,C) Ghi chú ĐT NB TB Hvn Hdc ĐT NB TB

- Điều tra độ tàn che: Điều tra theo phương pháp mạng lưới điểm, tiến hành điều tra theo các tuyến song song cách đều trong OTC, mỗi OTC điều tra 100 điểm. Tại mỗi điểm nhìn thấy tán lá nếu các tán giao nhau mà không có ánh sáng lọt qua thì cho 1 điểm, giao nhau mà có ánh sáng lọt qua thì cho 0.5 điểm, nếu tán không giao nhau mà ánh sáng lọt qua nhiều thì cho 0 điểm.

21 Kết quả đo tính được ghi theo mẫu bảng sau:

Bảng 2.2: Điều tra độ tàn che

TT điểm Giá trịđiểm đo TT điểm Giá trịđiểm đo

1 2 Tổng

* Điều tra cây tái sinh:

- Trong mỗi OTC tiến hành lập 5ODB có kích thước 5 x 5m, bố trí 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở tâm OTC.

Các chỉ tiêu điều tra về cây tái sinh : tên loài cây, cấp chiều cao, nguồn gốc và phân cấp chất lượng. Kết quả điều tra tái sinh được ghi vào mẫu biểu điều tra cây tái sinh tại bảng 2.3

Bảng 2.3 : Mẫu biểu điều tra cây tái sinh

ÔTC:... Ngày điều tra:... Trạng thái:... Người điều tra... Vị trí:…………. Độ dốc:...

TT

ODB Loài

cây

Cấp chiều cao (m) Chất lượng Nguồn gốc

<0,5 0,5- 1 1- 1,5 1,5- 2 >2 Tốt TB Xấu Hạt Chồi 1

* Điều tra cây bụi, thảm tươi :

- Trên các ODB, sau khi điều tra tái sinh thì tiến hành điều tra cây bụi thảm tươi, chiều cao trung bình, độ che phủ, tình hình sinh trưởng. Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi được ghi vào mẫu biểu điều tra cây bụi thảm tươi tại bảng 2.4

22

Bảng 2.4 : Mẫu biểu điều tra cây bụi thảm tươi

Vị trí: ... Ngày điều tra:...

Hướng dốc:... Người điều tra:...

Độ dốc:... Số hiệu ÔTC:... STT ODB Tên loài chủ yếu Độche phủ TB(%) HTB(m)

Tình hình sinh trưởng Ghi

chú

Tốt TB Xấu

* Điều tra thành phần loài cây dược liệu theo tuyến

- Trong khu vực mở các tuyến điều tra (3 tuyến) tiến hành điều tra tên các loài cây cung cấp dược liệu. Các tuyến điều tra cụ thể như sau:

Tuyến 1: Xóm Bản Chạp ( Lô 6 – TK 243) Tuyến 2: Xóm Hào Lịch (Nặm Lìn – Lô 1) Tuyến 3: Xóm Bó Lếch

Kết quả điều tra thành phần loài cây dược liệu theo tuyến được ghi theo mẫu bảng 2.5

Bảng 2.5 : Mẫu biểu điều tra thành phần loài cây dược liệu

Stt Loài Vị trí xuất hiện Dạng sống Bộ phận sử dụng Công dụng * Điều tra phỏng vấn

+ Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn người dân trong khu vực có liên quan đến việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên dược liệu.

Tiến hành phỏng vấn 30 hộ. Kết quả phỏng vấn được ghi chép vào mẫu phiếu sau:

23

Phiếu phỏng vấn người dân

1. Thông tin chung:

Họ tên chủ hộ:... Địa chỉ:... Nghề nghiệp:... Số nhân khẩu:... Cơ cấu đất đai:

Diện tích đất Nông nghiệp:... Diện tích đất Lâm nghiệp:... Thu nhập:... 2. Kiến thức khai thác:

Những loài thường thu hái:... Bộ phận thu hái:... 3. Kiến thức sử dụng:... 4. Hình thức quản lý:...

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Tổ thành tầng cây cao:

+ Xác định loài được viết vào CTTT: Những loài có tổng số cây ≥ X

thì được viết vào CTTT.

X

m N

=

Trong đó: X là số cây trung bình của các loài trong OTC N là tổng số cây trong OTC

m là tổng số loài trong OTC + Xác định hệ số tổ thành:

= ∗10

N ni K

24

N là tổng số cây trong OTC + Nguyên tắc viết CTTT :

Khi viết vào CTTT loài nào có hệ số k ≥ 0.5 thì nối với nhau bằng dấu (+). Những loài có k < 0.5 thì nối với nhau bằng dấu (-). Tổng hệ số k của các loài phải bằng 10. Trong CTTT hệ số k của các loài được viết giảm dần từ cao đến thấp, tên loài viết tắt. Những loài không tham gia vào CTTT thì được gộp lại và kí hiệu là loài khác (Lk).

- Tổ thành cây tái sinh : Xác định tương tự như CTTT tầng cây cao - Mật độ : / = ∗10.000 OTC OTC S N ha N (cây/ha)

Trong đó : N/ha là mật độ cây rừng

NOTC là tổng số cây trong OTC SOTC là diện tích OTC

- Mật độ cây tái sinh :

/ = ∗10.000 ODB S n ha n (cây/ha)

Trong đó : n/ha là mật độ cây tái sinh n là tổng số cây tái sinh điều tra ∑SODB là tổng diện tích các ODB

- Độ tàn che :

Độ tàn che = Tổng giá trị điểm đo/Tổng số điểm đo

- Chất lượng cây tái sinh, tỷ lệ cây tái sinh đạt triển vọng :

% Cây tái sinh tốt = (∑Cây tốt/ ∑Cây tái sinh) x 100

- Cây bụi thảm tươi: tính chiều cao và độ che phủ trung bình

- Tổng hợp danh lục các loài cây cung cấp dược liệu tại khu vực nghiên cứu

25

Phần 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mt s đặc đim cu trúc rng t nhiên ti xã Hoàng Tung

3.1.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao

a. Đặc điểm sinh trưởng tầng cây cao

Thông qua việc điều tra về đặc điểm sinh trưởng (D1.3, Hvn, DT) làm cơ sở đánh giá tình hình sinh trưởng rừng tốt hay xấu, trữ lượng cao hay thấp, từ đó có những giải pháp tác động sao cho phù hợp. Kết quả điều tra ở các OTC tại rừng tự nhiên ở xã Hoàng Tung được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.1: Các giá trị sinh trưởng của tầng cây cao ở rừng tự nhiên tại xã Hoàng Tung

OTC D1.3 (cm) HVN (m) DT (m)

1 16,32 15,23 6,14

2 14,86 14,06 5,64

3 15,70 14,84 6,63

Qua kết quả bảng 3.1 trên ta thấy đường kính các cây còn nhỏ, dao động từ 14,86cm – 16,32cm, chiều cao còn thấp, từ 14,06m - 15,23m, nhưng đường kính tán tương đối rộng, dao động từ 5,64m - 6,63m.Tuy nhiên với đường kính tán như vậy sẽ tạo ra độ tàn che tương đối lớn, là điều kiện thuận lợi cho các loài cây dược liệu sinh trưởng, phát triển dưới tán rừng.

b. Tổ thành tầng cây cao

Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị số loài và tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây nào đó trong lâm phần, là nhân tố cấu thành sinh thái và hình

26

thái khác nhau của rừng. Tổ thành khác nhau dẫn đến sự khác nhau về mặt đặc trưng cấu trúc của lâm phần. Ngoài ra tổ thành rừng còn là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, ổn định, sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái có ảnh hưởng lớn tới các định hướng kinh doanh, lợi dụng rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học, phản ánh năng lực bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái rừng. Kết quả xác định tổ thành ở các OTC được lập tại khu vực rừng tự nhiên của xã Hoàng Tung được nêu ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Công thức tổ thành tầng cây cao ở các OTC TTR OTC S loài N/ha (Cây) Công thức tổ thành IIA 01 13 660 1,79Mt+1,34Ng+1,10Sp+1,05Mđ+0,89Rx+0,89 Dg+0,89Ch+1,94Lk(5 loài) 02 18 710 1,12Ch+1,12Mđ+0,98Bđ+0,98Mt+0,98Dg+0,84 Ng+2,95Lk(12loài) 03 15 610 2,29Ch+1,31Rx+0,98Mt+0,98Kv+0,82Ng+0,82 Dg+2,78Lk(9 loài) Chung TTR 660 1,41Ch+1,26Mt+1,06Rx+1,01Ng+0,91Dg+0,81 Mđ+0,61Sp-0,45Bđ+2,47Lk

(Nguồn: theo điều tra) Chú thích:

Ch : Chẹo Mt : Màng tang Rx : Ràng ràng xanh Dg : Dẻ gai Bđ : Bồ đề Mđ : Mán đỉa

Ng : Ngát Kv : Kháo vàng Lk : Loài khác

Kết quả từ biểu 3.2 cho thấy:

OTC 01: Có tổng số 13 loài và 7 loài tham gia vào công thức tổ thành trong đó Màng tang là loài chiếm tỉ lệ cao nhất sau đó đến Ngát, Sồi phảng, Mán đỉa, Ràng ràng xanh, Dẻ gai, Chẹo. Những loài này tham gia vào công thức tổ thành, 6 loài khác có số cây nhỏ hơn số cây bình quân trong OTC nên

27 được cộng gộp lại thành nhóm loài khác.

OTC 02: Có tổng số 18 loài trong OTC và 6 loài tham gia vào công thức tổ thành trong đó Chẹo là loài chiếm tỉ lệ cao nhất sau đó đến Mán đỉa, Bồ đề, Màng tang, Dẻ gai, Ngát. Những loài khác (12 loài) có số cây nhỏ hơn số cây bình quân trong OTC nên được cộng gộp lại thành nhóm loài khác.

OTC 03: Tổng số 15 loài, số loài trong công thức tổ thành cao nhất với 6 loài. Ngát là loài chiếm tỉ lệ cao nhất sau đó đến Ràng ràng xanh, Màng tang, Kháo vàng, Ngát, Dẻ gai. Những loài khác (9 loài) có số cây nhỏ hơn số cây bình quân trong OTC nên được cộng gộp lại thành nhóm loài khác.

Như vậy trong 3 OTC ở trạng thái IIA có tổng số 19 loài, số loài cây tham gia vào công thức tổ thành không có sự khác biệt nhiều. Những loài cây ít giá trị kinh tế như Màng tang, Ngát..., chỉ ít loài có giá trị như Dẻ gai, Sồi phảng, Kháo vàng.

Nguyên nhân chủ yếu là do trước đây rừng chưa được quản lý chặt chẽ thì tình trạng khai thác cây gỗ diễn ra mạnh mẽ làm chất lượng rừng suy giảm, cụ thể là những loài gỗ quý như: Chò chỉ, Giổi, Lim… mà trước đây đã có, song hiện nay gần như cạn kiệt.

Tuy nhiên các loài cây có khả năng cung cấp dược liệu khá phong phú như: Màng tang, Chẹo…

c. Mật độ tầng cây cao

Mật độ rừng biểu thị mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây cùng loài hoặc khác loài, nói lên nguồn sống trong sinh cảnh đó, khả năng thích ứng của cây rừng đối với những thay đổi của cuộc sống, biểu thị khoảng cách giữa các cây rừng, khả năng cạnh tranh giữa các cây trong quần thể hoặc quần xã. Cho nên mật độ rừng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành hoàn cảnh rừng và mức độ tận dụng tiềm năng sản xuất của lập địa.

28

Mật độ trung bình, phân bố không đều trong khu vực, chủ yếu là các loài cây ưa sang, có đường kính còn nhỏ.

c. Độ tàn che

Độ tàn che là tỉ lệ phần mười giữa diện tích tán cây so với diện tích đất rừng. Hay nói cách khác, là mức độ che phủ của tán cây rừng. Độ tàn che tại khu vực nghiên cứu dao động từ 0.63 ÷ 0.76. Với độ tàn che còn cao như trên có khả năng chống xói mòn, giữ ẩm cho đất tốt nên thuận lợi cho các loài cây dưới tán rừng phát triển, trong đó có nhiều loài cây dược liệu.

3.1.2. Đặc điểm lớp cây tái sinh

a. Tổ thành cây tái sinh

Tổ thành cây tái sinh đánh giá mức độ phong phú và mức độ ưu thế của loài cây tái sinh. Thông qua đó nó cũng thể hiện khả năng thích nghi của loài với điều kiện hoàn cảnh rừng. Tổ thành cây tái sinh còn phản ánh tổ thành rừng trong tương lai nên rất có ý nghĩa trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời nó cho chúng ta biết rừng trong tương lai nếu để tái sinh tự nhiên có phù hợp hay không, từ đó cho phép tác động các giải pháp kỹ thuật lâm sinh như khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, làm giàu rừng, trồng rừng thay thế để tạo ra khu rừng như mong muốn.

Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh từ 15 ODB trong trạng thái rừng IIA được ghi trong bảng 3.3

Bảng 3.3: Công thức tổ thành cây tái sinh

TTR ÔTC Số loài Công thức tổ thành

IIA 01 06 2,22Ch+2Mt+2Rx+1,78Dg+2Lk 02 07 2,73Ch+2.05Bđ+1,82Mđ+1,59Mt+1,82Lk 03 08 2,82Ch+2,56Rx+1,79Mt+4,62Lk Chung TTR 2,58Ch+1,88Rx+1,80Mt+1,41Mđ+2,34Lk

29

Chú thích:

Ch : Chẹo Mt : Màng tang Rx : Ràng ràng xanh Dg : Dẻ gai Bđ : Bồ đề Mđ : Mán đỉa

Lk : Loài khác

Kết quả tại bảng 3.3 cho thấy:

Số loài cây tham gia CTTT trong cả 3 OTC hầu như không có sự khác biệt nhiều. Vẫn là những loài cây chiếm ưu thế ở tầng cây cao thì ở lớp tái sinh này nó cũng chiếm tỉ lệ lớn như: Chẹo, Màng tang,... Những loài có giá trị vẫn chiếm tỉ lệ ít như Dẻ gai, Sồi phảng. Bên cạnh đó cũng có một số loài xuất hiện rải rác ở các OTC như Mán đỉa, Ràng ràng xanh…

Tổ thành lớp cây tái sinh có số lượng loài cũng phong phú nhưng chủ yếu là các loài ít có giá trị kinh tế, cần có biện pháp bảo vệ và các biện pháp lâm sinh như làm giàu rừng để tạo rừng có sự đa dang về số lượng và có giá trị về chất lượng.

b. Chất lượng cây tái sinh

Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với cây rừng, giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh xung quanh. Mỗi loại hình kinh doanh với mục đích khác nhau thì yêu cầu về chất lượng và phẩm chất đối với các loài cây cũng khác nhau. Nhưng dù là mục đích nào cũng luôn mong muốn có phẩm chất cây tái sinh tốt. Để kiểm tra chất lượng cây tái sinh đề tài đã thống kê số lượng cây tái sinh theo phẩm chất trong bảng 3.4:

30

Bảng 3.4: Bảng thống kê phân bố cây tái sinh theo phẩm chất.

TTR ÔTC N/ôtc

(Cây)

N/ha (Cây)

Phân bố cây tái sinh theo cấp phẩm chất Tốt (A) Trung bình (B) Xấu (C) N % N % N % IIA 01 45 3600 15 33.33 19 42.22 11 24.45 02 44 3520 16 36.36 19 43.19 9 20.45 03 39 3120 14 35.90 18 46.15 7 17.95

(Nguồn: theo điều tra)

Kết quả bảng 3.4 cho thấy số cây tái sinh có phẩm chất trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất, số cây phẩm chất xấu chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, còn số cây phẩm chất tốt cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Như vậy trong tương lai thế hệ cây tái sinh này sẽ sinh trưởng, phát triển tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến chất lượng rừng sau này, đảm bảo số lượng cây cần thiết. Tuy nhiên tỉ lệ cây có phẩm chất trung bình vẫn cao điều này là do rừng đang trong quá trình phát triển nên nhiều cây bụi, dây leo mọc chèn ép cây tái sinh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Do đó cần có những biện pháp lâm sinh như: phát dọn thực bì, trồng bổ sung…

3.1.3. Đặc điểm cây bụi, thảm tươi

Cây bụi thảm tươi có ảnh hưởng rất lớn đến tái sinh rừng, đặc biệt là nó ảnh hưởng trực tiếp đến số cây tái sinh và chất lượng cây tái sinh trong lâm phần. Cây bụi thảm tươi ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh tạo ra sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng với cây tái sinh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi độ tàn che của rừng giảm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC LOÀI CÂY SỬ DỤNG LÀM THUỐC TẠI XÃ HOÀNG TUNG - HUYỆN HÒA AN - TỈNH CAO BẰNG. (Trang 28 -28 )

×