Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 50)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

- Thực trạng kinh tế trang trại

Năm 2013, toàn thành phố có 90 trang trại đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tƣ Số: 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn 13 . Trong đó: 01 trang trại lâm nghiệp, 01 trang trại nuôi trồng thủy sản, 82 trang trại chăn nuôi, 6 trang trại tổng hợp.

Bảng 2.13. Tình hình phát triển trang trại của thành phố năm 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu nghiệp Lâm Nuôi trồng thủy sản Chăn nuôi Tổng hợp Tổng cộng

1. Số trang trại 1 1 82 6 90

2. Đất đai (ha) 40 12 36 217 305

3. Tổng số vốn 500 350 99.578 12.085 112.513

4. Doanh thu 500 700 161.694 6.121 169.015

5. Lợi nhuận 318 66 31.493 2.253 34.130

Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột

Tổng diện tích phát triển trang trại là 305 ha, trong đó: 01 trang trại lâm nghiệp có diện tích 40ha, 01 trang trại nuôi trồng thủy sản có diện tích 12ha, 82 trang trại chăn nuôi có diện tích 36ha, 6 trang trại tổng hợp có diện tích 217ha.

Tổng số vốn cho phát triển trang trại là 112.513 triệu đồng, trong đó: 01 trang trại lâm nghiệp 500 triệu đồng, 01 trang trại nuôi trồng thủy sản 350 triệu đồng, 82 trang trại chăn nuôi 99.578 triệu đồng, 6 trang trại tổng hợp 12.085 triệu đồng.

Tổng doanh thu từ các trang trại là 169.015 triệu đồng, trong đó: 01 trang trại lâm nghiệp là 500 triệu đồng, 01 trang trại nuôi trồng thủy sản 700 triệu đồng, 82 trang trại chăn nuôi 161.694 triệu đồng, 6 trang trại tổng hợp 6.121 triệu đồng.

Lợi nhuận của từ các trang trại đạt 34.130 triệu đồng, trong đó lợi nhuận trang trại lâm nghiệp 318 triệu đồng, trang trại nuôi trồng thủy sản 66 triệu đồng, 82 trang trại chăn nuôi 31.493 triệu đồng, 6 trang trại tổng hợp 2.253 triệu đồng (xem bảng 2.13).

dã có nhiều tiềm năng và mạng lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

- Hợp tác xã

Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có tổng số 62 Hợp tác xã, trong đó có 42 HTX đã và đang tiến hành sản xuất kinh doanh (còn 20 HTX đang trong tình trạng ngƣng hoạt động, chờ giải thể), với 7.530 xã viên, tổng số lao động 3.664 ngƣời, doanh thu bình quân 171 triệu đồng, lợi nhuận bình quân 62 triệu đồng, thu nhập bình quân khoảng 1,9 triệu đồng/tháng/xã viên.

Đánh giá kết quả thực hiện Thông tƣ số 01/2006/TT-BKH ngày 19/01/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn tiêu chí đánh giá và phân loại Hợp tác xã 14 thì trên địa bàn thành phố có 16 HTX xếp loại tốt và khá; 26 HTX xếp loại trung bình; 20 HTX xếp loại yếu.

Hợp tác xã nông nghiệp có 22 HTX, trong đó có 07 HTX ngƣng hoạt động (03 HTX đã ra quyết định giải thể bắt buộc); chủ yếu hoạt động các dịch vụ phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ: thuỷ lợi, phân bón, khuyến nông, dịch vụ điện sinh hoạt, giống cây trồng vật nuôi, bảo vệ thực vật, nuôi ong, tiêu thụ sản phẩm... nhƣng ở mức độ hạn chế do nguồn vốn của HTX còn ít. Hầu hết các HTX nông nghiệp phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, đẩy nhanh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cung ứng các dịch vụ cho xã viên nhƣ: Khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ thực vật, giao thông nông thôn, thuỷ lợi, giống, phân bón, vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm...

Các HTX sản xuất kinh doanh với ngành nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nhƣ dệt thổ cẩm, mây tre đan,... hoạt động khá hiệu quả và ngày càng đƣợc mở rộng với nhiều xã viên là ngƣời dân tộc thiểu số tại chỗ tham gia.

giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho xã viên và ngƣời lao động, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế ở địa phƣơng, xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh trật tự ở địa phƣơng.

Tuy nhiên, năng lực nội tại của các HTX còn yếu, phát triển không ổn định, quỹ vốn còn quá nhỏ, không để lại quỹ tái sản xuất, dự phòng theo quy định, nhiều HTX chƣa có trụ sở làm việc; hoạt động lúng túng, chƣa mở rộng đƣợc các hoạt động đa dạng, hiệu quả thấp, lợi ích kinh tế và xã hội đƣa lại cho xã viên chƣa nhiều, một số HTX bị thua lỗ kéo dài; đội ngũ cán bộ quản lý năng lực yếu, không an tâm làm việc lâu dài trong HTX. Các HTX chƣa gắn bó với nhau, thiếu sự liên kết cả về kinh tế xã hội và tổ chức.

- Kinh tế nông hộ

Toàn thành phố số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp 30.596 hộ, chiếm 35,21% số hộ toàn thành phố. Nông dân đã đƣợc quan tâm chỉ đạo của các cấp trong công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Do vậy thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận cƣ dân nông thôn đã đƣợc nâng lên, cụ thể: đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cƣờng tập huấn, hƣớng dẫn nông dân sản xuất để tăng thu nhập, năm 2013 thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn đạt 22,98 triệu đồng/năm.

Nhìn chung kinh tế nông hộ trong thời gian qua đã góp phần đáng kể kinh tế thành phố trong việc tăng giá trị sản xuất, bên cạnh đó nó còn nhiều mặt hạng chế chƣa thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Các doanh nghiệp nông nghiệp:

Thành phố Buôn Ma Thuột có 51 doanh nghiệp nông nghiệp thuộc nhiều thành phần nhƣ công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp nhà nƣớc, hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng, trồng cà phê,

nghiệp nông nghiệp đã giải quyết việc làm 6.093 lao động, trong đó lao động nữ 2.726 lao động, với mức tiền lƣơng bình quân là 6,1 triệu đồng/ngƣời/tháng, đã đóng góp ngân sách 69,5 tỷ đồng, doanh thu bình quân 1.504 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân 235 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn là 0,07, tức là một đồng vốn tạo ra đƣợc 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tuy nhiên đi sâu phân tích các doanh nghiệp này, thì thấy một số doanh nghiệp có nguồn vốn lớn hoạt động trong lĩnh vực trồng cà phê, trồng khai thác chế biến cao su, sản xuất cây giống làm ăn có hiệu quả, phần lớn các doanh nghiệp còn lại làm ăn chƣa hiệu quả nhất là doanh nghiệp trồng rừng và khai thác gỗ.

- Tình hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp

Liên kết kinh tế trong nông nghiệp luôn là hƣớng đƣợc khuyến khích phát triển, đó là hƣớng đi tất yếu, cần thiết hơn bao giờ hết vì nƣớc ta phát triển kinh tế thị trƣờng.

Nhìn chung trong nông nghiệp của thành phố đã hình thành các mô hình liên kết nhƣ: liên kết ngang trong sản xuất cà phê của các nông hộ hình thành các HTX, tổ hợp tác; liên kết dọc trong sản xuất cà phê, cao su, mía. Tuy nhiên những liên kết này chƣa chặt chẽ do các doanh nghiệp, hộ nông dân, hợp tác chƣa đủ năng lực thực hiện các khâu của quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 50)