Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 80)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

- Mục tiêu tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 với tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 10,5% và giai đoạn 2016 – 2020 đạt 12%.

- Mục tiêu về cơ cấu kinh tế của thành phố phấn đấu đạt chỉ tiêu đến năm 2015 cơ cấu nhƣ sau: nông nghiệp 11%, công nghiệp - xây dựng 48,51% và thƣơng mại - dịch vụ 40,49%; đến năm 2020 lần lƣợt là 7,08%; 48,61%; 44,32%.

đề ra ở trên, cần phải khai thác và phát huy tốt các tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp của thành phố. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, hƣớng đến các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nâng cao giá trị sản xuất, giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác và nâng cao năng suất lao động của ngƣời nông dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp theo hƣớng tăng dần tỷ trọng đóng góp của ngành trồng trọt, chăn nuôi, phát triển các mô hình nông nghiệp tập trung, chăn nuôi trang trại…

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng tiến bộ tạo ra động lực kích thích sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho ngƣời nông dân, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng, phù hợp với xu hƣớng phát triển nền sản xuất nông nghiệp trong đô thị.

- Trên cơ sở tổng kết các mô hình kinh tế nông nghiệp hiện đang thực hiện, xây dựng và triển khai thực hiện Đề án nông nghiệp công nghệ cao. Thực hiện hiệu quả Chƣơng trình phát triển cà phê bền vững trên diện rộng. Triển khai nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp có năng suất, chất lƣợng cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đặc biệt là công nghệ sinh học ở các vùng có điều kiện; mô hình các đồng mẫu lớn đối với lúa nƣớc và cà phê. Nghiên cứu cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi hợp lý, có hiệu quả từng địa phƣơng; từng bƣớc thay đổi cơ cấu giống và sử dụng các giống mới có năng suất cao.

- Đẩy mạnh tái canh diện tích cà phê già cỗi của các hộ nông dân, hợp tác xã nông nghiệp nằm trong quy hoạch trồng cà phê đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt đã già cỗi, năng suất bình quân dƣới 1,5 tấn/ha, đƣợc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay tối đa 150 triệu đồng/ha với mức lãi suất từ 9 – 9,5%/năm để tái canh vƣờn cà phê trong thời gian 84 tháng 30 . Theo tính toán của Trung tâm Khuyến nông quốc gia chi phí tái canh cà phê rất lớn (khoảng 100 triệu đồng/ha) để giảm bớt rủi ro trong quá trình tái canh, nông

dân nên chọn những vƣờn cà phê già cỗi nhƣng lá vẫn xanh, không bị sâu bệnh, năng suất những năm trƣớc đó cao để trồng mới thay thế; còn những vƣờn cà phê già cỗi, năng suất thấp vàng lá, bị bệnh thì chuyển đổi sang trồng các loại cây khác, phải xử lý đất kỹ trƣớc khi tái canh, hạn chế sử dụng phân hữu cơ vi sinh, trồng thêm cây che bóng, chắn gió….để cây cà phê phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 80)