Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 42)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

a. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông – lâm – thủy sản

Bảng 2.4. Tỷ trọng của các ngành nông nghiệp giai đoạn 2008-2013

Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Cơ cấu NLTS (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1. Nông nghiệp 97,78 97,81 97,69 97,72 97,67 97,55 2. Thủy sản 1,70 1,82 2,00 2,04 2,15 2,27 3. Lâm nghiệp 0,52 0,37 0,31 0,24 0,19 0,18

Cơ cấu nội bộ ngành

NN (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

+ Trồng trọt 74,92 74,01 71,19 69,56 73,13 72,66

+ Chăn nuôi 19,16 20,16 21,67 23,90 19,73 19,86

+ Dịch vụ 5,92 5,84 7,14 6,54 7,14 7,47 Năm 2008, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 97,78%, thủy sản 1,7%, lâm

nghiệp 0,52%; đến năm 2013, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 7,55%, thủy sản tăng lên là 2,27%, lâm nghiệp giảm xuống còn 0,18%. Cho thấy tỷ trọng ngành nông nghiệp là chủ yếu, ngành thủy sản và lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (Bảng 2.4).

b. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp

Tỷ trọng trồng trọt đã giảm xuống, năm 2008 chiếm 74,92%, đến năm 2013 giảm xuống còn 72,66%, tỷ lệ giảm này là không đáng kể.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2013 - 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 + Trồng trọt + Chă n nuôi + Dịch vụ

Tỷ trọng chăn nuôi chiếm tỷ lệ còn nhỏ nhƣng đã có xu hƣớng tăng lên, tuy cũng chƣa thật ổn định. Năm 2008, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 19,16%, đến năm 2013 tăng lên chiếm 19,86%, cho thấy ngành chăn nuôi tăng chậm.

Đối với dịch vụ nông nghiệp năm 2008, có tỷ trọng từ 5,92%, năm 2013 tăng lên 7,47%, cho thấy tăng chậm (Bảng 2.4).

Bảng 2.5: Cơ cấu cây trồng tại thành phố Buôn Ma Thuột Loại cây 2008 2013 Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Tổng số 26.949 100 26.526 100 Cây lƣơng thực 6.606 24,5 7.128 26,9 Rau, đậu 2.094 7,8 1.790 6,7 Cây công nghiệp hàng

năm 1.924 7,1 1.450 5,5

Cây CN lâu năm 15.885 58,9 15.593 58,8 Cây ăn quả 440 1,6 565 2,1

Nguồn: Niên giám thống kế thành phố Buôn Ma Thuột năm 2013

Năm 2008, diện tích cây lƣơng thực chiếm tỷ trọng 24,5%, rau đậu 7,8%, cây công nghiệp hàng năm 7,1%, cây công nghiệp lâu năm 58,9%, cây ăn quả 1,6%; đến năm 2013, diện tích cây lƣơng thực chiếm tỷ trọng 26,9%, rau đậu 6,7%, cây công nghiệp hàng năm 5,5%, cây công nghiệp lâu năm 58,8%, cây ăn quả 2,1%. Cây lƣơng thực, cây ăn quả có xu hƣớng tăng; rau đậu, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm có xu hƣớng giảm; cây công nghiệp lâu năm giảm nhẹ, chiếm tỷ trọng lớn 58,8% trong cơ cấu (Bảng 2.5).

Nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao đƣợc triển khai, nhân rộng. Mô hình Cánh đồng mẫu lúa nƣớc tại thôn Tân Hƣng, xã Ea Kao, với quy mô 10ha, năng suất đạt 10,1 tấn/ha (tăng 2,4 tấn/ha), hiệu quả kinh tăng trên 16 triệu đồng/ha so sản xuất truyền thống. Thực hiện triển khai mô hình cánh đồng mẫu cà phê tại xã Hòa Thuận với diện tích 38,6ha. Thực hiện Chƣơng trình phát triển sản xuất cà phê bền vững theo hình thức công – tƣ phối hợp tại xã Hòa Thuận, xã Hòa Thắng, xã Ea Kao. Mô hình cánh đồng mẫu lúa lại PAC 807. Mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lƣới tại phƣờng Khánh

Xuân, xã Hòa Phú.

d. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi

Bảng 2.6: GTSX và cơ cấu ngành chăn nuôi của TP Buôn Ma Thuột

Năm Tổng số Gia súc Gia cầm

1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành (triệu đồng)

2008 382.857 315.069 67.788

2013 689.709 572.825 116.884

2. Cơ cấu (%)

2008 100,00 82,29 17,71

2013 100,00 83,05 16,95

Nguồn: Niên giám thống kế thành phố Buôn Ma Thuột năm 2013

Trong nội bộ ngành chăn nuôi, thì chăn nuôi gia súc chiếm tỷ lệ lớn hơn so với chăn nuôi gia cầm. Qua bảng số liệu ta thấy, đã có sự dịch chuyển cơ cấu giữa gia súc và gia cầm; trong khi cơ cấu giá trị sản xuất của gia súc đã tăng từ 82,29% năm 2008 lên 83,05% năm 2013; ngƣợc lại, gia cầm đã giảm từ 17,71% xuống còn 16,95% tƣơng ứng cùng kỳ (Bảng 2.6).

Bảng 2.7: Số lƣợng gia súc, gia cầm của thành phố Buôn Ma Thuột

ĐVT: Con TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Trâu 292 308 252 228 221 330 2 Bò 12.048 9.886 8.808 7.085 7.537 7.583 3 Lợn 81.843 91.597 81.343 95.657 82.721 99.694 4 Gia cầm 685.849 803.067 912.007 1.081.647 1.053.425 1.294.645

Nguồn: Niên giám thống kế thành phố Buôn Ma Thuột năm 2013

Đối với cơ cấu đàn gia súc, gia cầm cũng biến động, năm 2008, đàn trâu 292 con, đàn bò 12.048 con, đàn lợn 81.843 con, gia cầm 81.843 con; đến năm 2013, đàn trâu 330 con, đàn bò 7.583 con, đàn lợn 99.694 con, gia cầm 1.294 ngàn con (Bảng 2.7).

Từng bƣớc chuyển dịch từ giống truyền thống năng suất thấp sang giống lai cho năng suất cao hơn. Nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế

cao, nhất là chăn nuôi động vật hoang dã phát triển mạnh; xây dựng đƣợc thƣơng hiệu đàn nai tại xã Cƣ Êbur với 2.500 con; hình thành làng nghề nuôi thỏ tại xã Ea Tu với 6.000 con, quy mô tăng 150% so với năm 2008.

e. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành thủy sản:

Bảng 2.8: GTSX và cơ cấu ngành thủy sản của TP Buôn Ma Thuột

Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng

1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành (triệu đồng)

2008 30.672 2.640 28.032

2013 76.001 8.164 67.837

2. Cơ cấu (%)

2008 100,00 8,61 91,39

2013 100,00 10,74 89,26

Nguồn: Niên giám thống kế thành phố Buôn Ma Thuột năm 2013

Trong nội bộ ngành thủy sản thì ngành nuôi trồng chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngành khai thác và có sự chuyển dịch cơ cấu, năm 2008 ngành khai thác chiếm 8,61%, đến năm 2013 tăng lên 10,74%, năm 2008 ngành nuôi trồng chiếm 91,39% đến năm 2013 giảm xuống còn 89,26% (Bảng 2.8).

f. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành lâm nghiệp

Bảng 2.9: GTSX và cơ cấu ngành lâm nghiệp của TP Buôn Ma Thuột

Năm Tổng số Trồng và chăm sóc rừng khai thác lâm sản Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác 1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành (triệu đồng)

2008 10.123 319 5.657 4.147

2013 4.613 344 159 4.111

2. Cơ cấu (%)

2008 100,00 3,15 55,88 40,97

2013 100,00 7,46 3,44 89,10

Nguồn: Niên giám thống kế thành phố Buôn Ma Thuột năm 2013

sản xuất lĩnh vực trồng và chăm sóc rừng và giảm khai thác lâm sản, dịch vụ các hoạt động lâm nghiệp khác, cơ cấu năm 2008 tƣơng ứng 3,15%, 55,58%, 40,97% đến 2013 là 7,46%, 3,44%, 89,10%. Cho thấy thành phố quan tâm công tác trồng và chăm sóc rừng hằng năm (xem Bảng 2.9).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 42)