Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 93)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ nông sản vƣớng mắc chung hiện nay là tình trạng đƣợc mùa mất giá, giá bán biến động, lợi nhuận ngƣời sản xuất thấp, việc thâm nhập vào kênh phân phối còn hạn chế, việc cung ứng hàng hóa mang tính riêng lẻ nên không khai thác đƣợc hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Tính riêng lẻ làm mất khả năng gặp nhau giữa ngƣời bán và ngƣời mua về giá bán, do vậy thƣờng bị ép giá. Chất lƣợng nông sản không đồng nhất nhau do các hộ sản xuất sản xuất, thu hoạch, bảo quản khác nhau và không duy trì chất lƣợng sản phẩm một cách ổn định. Việc cung ứng nông sản chƣa thực hiện tốt cam kết hợp đồng tiêu thụ, khi giá thị trƣờng tăng lên thì không giao hàng theo cam kết mà bán cho ngƣời khác, làm mất đi niềm tin ở doanh nghiệp thu mua.

Còn các doanh nghiệp chƣa quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện chuỗi cung ứng đầy đủ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Do vậy, doanh nghiệp chƣa xây dựng một chiến lƣợc ổn định và phát triển nguồn cung cấp một cách bền vững trong liên kết liền mạch giữa các khâu sản xuất – thu hoạch – thu mua – chuyên chở - bán buôn – bán lẻ.

Hiện nay, giữa sản xuất và tiêu thụ chƣa thiết lập một mô hình tổ chức hoạt động phân phối phù hợp. Các doanh nghiệp không thể thu mua hàng nông sản từ từng hộ riêng lẻ vốn có số lƣợng hàng hóa không đủ lớn, địa điểm giao hàng lại cách xa nhau, mong đợi về giá bán và phƣơng thức thanh toán khác nhau.

Thị trƣờng là nhân tố quyết định sự sống còn của sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng. Trong nền công nghiệp sản xuất hàng hóa, nhu cầu của thị trƣờng nhƣ thế nào thì bắt buộc ngƣời nông dân phải cung cấp các sản phẩm đó, với điều kiện các sản phẩm này phù hợp với đặt tính sinh thái và điều kiện tự nhiên tại nơi thị trƣờng cần. Sản xuất nông nghiệp phải nghĩ ngay đến thị trƣờng và không thể không nói đến thị trƣờng khi lập kế hoạch sản xuất cho bất kỳ một sản phẩm nào của ngành nông nghiệp. Trong nền nông nghiệp đô thị, giải quyết tốt vấn đề thị trƣờng lại là một nhiệm vụ cần thiết và khó khăn vì nhu cầu của ngƣời dân đô thị về các sản phẩm cao cấp và các sản phẩm văn hóa tinh thần ngày càng cao và phức tạp. Nhƣ cầu này luôn gắn chặt với việc cung cấp các sản phẩm an toàn, có chất lƣợng cao trong một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững. Nhƣ vậy muốn phát triển nông nghiệp thành phố theo hƣớng đô thị điều đầu tiên phải nghĩ đến là tạo ra một thị trƣờng tốt để thúc đẩy nhanh quá trình này.

Thị trƣờng cho nông nghiệp thành phố trong thời gian qua còn nhiều bất hợp về thông tin, kênh tiêu thụ, giá cả, chất lƣợng sản phẩm, về trật tự và quy mô thị trƣờng làm cho công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trên góc độ nông nghiệp đô thị, để giải quyết tốt khâu thị trƣờng cần tập trung vào những giải pháp sau:

- Tổ chức tốt khâu bao tiêu sản phẩm cho ngƣời nông dân, đặc biệt có thể gắn kết các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức

ký hợp đồng trực tiếp với dân cùng đầu tƣ sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm. Đối với các vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm, cần đầu tƣ xây dựng liên kết từ cung cấp nguyên liệu đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ, xây dựng mối liên kết 4 nhà ( Nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp), thực hiện tốt Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với thị trƣờng nông sản, xây dựng cách đồng lớn.

- Rà soát lại quy hoạch để triển khai xây dựng kênh phân phối đến các trung tâm thƣơng mại, chợ đầu mối …, các hợp tác xã tiêu thụ ở các vùng chuyên canh, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các khu dân cƣ hoặc công nghiệp phù hợp với trình độ đô thị hóa.

- Đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ nông sản cho nông dân, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho kinh tế tƣ nhân tham gia chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức tốt các hoạt động thông tin, tiếp thị và nâng cao trình độ tiếp thị cho hộ nông dân và các tổ chức kinh doanh nông sản, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong quảng cáo và môi giới xuất khẩu.

- Đối với sản phẩm nông sản cà phê:

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại để quảng bá sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Ban hành khung pháp lý để quản lý, khai thác và sử dụng thƣơng hiệu cà phê Buôn Ma Thuột có hiệu quả. Tiếp tục định kỳ 2 năm tổ chức lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột để quảng bá sản phẩm. Rà soát hoạt động của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột đánh giá và tổ chức, xấp sếp lại để Trung tâm hoạt động thực sự hiệu quả với mục tiêu nhằm giảm khâu trung gian, tạo môi trƣờng mua bán trực tiếp, công khai, minh bạch, an toàn, nhanh chóng, thuận tiện,... và tạo điều kiện cho ngƣời sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ các nhà đầu tƣ tài chính sử dụng các

dịch vụ: gửi kho, kiểm định chất lƣợng, chế biến, tín dụng,... để phục vụ mục đích giao dịch của mình.

Để nâng cao chất lƣợng cà phê đáp ứng yêu cầu của các thị trƣờng quốc tế cần tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp tích cực để nâng cao chất lƣợng cà phê xuất khẩu nhƣ thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc và đến khi thu hoạch chỉ chọn những quả chín, chế biến bằng công nghệ chế biến ƣớt… mở rộng việc sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận nhƣ UTZ Certifed (chứng nhận cà phê toàn cầu), Rainforest Alliance (tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững), Fairtrade (thƣơng mại công bằng) và sản xuất cà phê có xác nhận 4C (bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê)… đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà buôn, nhà rang xay quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 93)