KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 68)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua phân tích có thể thấy rằng thế mạnh nông nghiệp của thành phố Buôn Ma Thuột là phát triển các loại cây công nghiệp, trong đó cây cà phê là cây cho giá trị kinh tế cao, là cây thế mạnh của ngành đóng góp chính vào giá trị sản xuất ngành trồng trọt; cây lƣơng thực chủ yếu là cây lúa, cây ngô để giải quyết lƣơng thực tại chỗ cho dân; các loại cây trồng khác nhƣ mía và rau đậu các loại đƣợc chú trọng phát triển; chăn nuôi chú trọng đến đàn bò, cũng tập trung phát triển đàn lợn, đàn gia cầm. Tuy nhiên, thời gian qua thành phố Buôn Ma Thuột vẫn chƣa tận dụng đƣợc lợi thế so sánh này.

Kết quả là tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2008 – 2013 luôn thấp (3,00%) hơn so với tốc độ tăng trƣởng của cả tỉnh (6,88%); chuyển dịch cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản, cũng nhƣ cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, nội bộ ngành trồng trọt, chăn nuôi vẫn diễn ra chậm; đất đai có xu hƣớng thu hẹp do quá trình đô thị hóa, lao động trong nông nghiệp còn cao (36,52%), vốn đầu tƣ cho nông nghiệp còn nhiều hạn chế và sử dụng chƣa hợp lý. Kinh tế HTX nông nghiệp đƣợc duy trì phát triển nhƣng hoạt động hiệu quả chƣa cao. Lâm nghiệp phát triển chƣa ổn định, có xu hƣớng thu hẹp. Công tác phát triển thị trƣờng chƣa đƣợc chú trọng.

Do một số nguyên nhân sau: tình hình thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; lao động trong nông nghiệp có xu hƣớng giảm, chất lƣợng lao động còn thấp nhất là vùng đồng bào dân tộc tại chỗ, đa số lao động chƣa qua đào tạo, trong đó có một phần lao động lớn tuổi; nông dân chƣa có ý thức trong việc sản xuất hàng hóa; Liên kết trong sản xuất nông nghiệp chƣa có liên kết tiến bộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất; trình độ thâm canh trong nông nghiệp còn thấp; năng lực quản lý trong các loại hình kinh tế còn thấp nên chƣa phát huy hiệu quả; chính sách khoa học và công nghệ chƣa đủ tầm tác động.

Ngoài những điểm yếu và tồn tại trên, nông nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột vẫn có những mô hình sản xuất hiệu quả cần đƣợc nghiên cứu triển khai cho các địa phƣơng khác nhƣ: mô hình cách đồng mẫu lớn tại buôn Kao, xã Ea Kao; mô hình cà phê bền vững tại xã Hòa Thuận, xã Hòa Thắng, xã Ea Kao; mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Phú, phƣờng Khánh Xuân; mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ tại hồ Ea Kao, tại xã Hòa Phú…

Tóm lại, việc phát hiện những nguyên nhân tồn tại, hạn chế làm cho nông nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột chậm phát triển rất có ý nghĩa, từ đó nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)