Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 84)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Tăng cƣờng đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả. Phát triển kinh tế trang trại, củng cố doanh nghiệp nhà nƣớc, kinh tế hợp tác và nâng cao năng lực kinh tế hộ.

a. Nâng cao năng lực kinh tế hộ

Để kinh tế hộ có đầy đủ nguồn lực nhƣ: đất đai, lao động, vốn, khoa học kỹ thuật công nghệ mới và thị trƣờng nhằm phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn cần phải có một số giải pháp sau:

- Khuyến khích các đối tƣợng hộ nông dân thiếu đất đai, lao động, vốn, khoa học kỹ thuật công nghệ mới và thị trƣờng cần tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, tích tụ đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, tăng cƣờng sản xuất để tăng thu nhập…từng bƣớc để các nông hộ nhỏ liên kết tăng quy mô sản suất, trao đổi kinh nghiệm. Có chính sách giải quyết đúng đắn quy luật tích tụ, tập trung ruộng đất, xu hƣớng phát triển nông trang, nông trại trong nền kinh tế thị trƣờng hƣớng tới

hình thành tiểu vùng sản xuất tập trung với khối lƣợng hàng hóa lớn có chất lƣợng cao.

- Khuyến khích phát triển kinh tế hộ chuyên sâu phù hợp với lợi thế so sánh của từng địa phƣơng, từng vùng; khuyến khích các hộ có vốn, có kỹ thuật, có khả năng kinh doanh phát triển mạnh sản xuất kinh doanh; khuyến khích các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp chuyển sang các nghề phi nông nghiệp theo hƣớng mở rộng các hoạt động lƣu thông hàng hóa và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Nâng cao năng lực kinh tế và quản lý kinh tế cho hộ nông dân, gồm: năng lực về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ; trình độ kinh doanh và quản lý kinh tế của các chủ thể kinh tế hộ nông dân. Quá trình xây dựng kinh tế hộ nông dân thành những đơn vị sản xuất hàng hóa cũng là quá trình không ngừng biến đổi về quy mô và cơ cấu sản xuất tổ chức và phân công lại lao động, hình thành và phát triển các loại hộ sản xuất kinh doanh khác nhƣ các loại hộ chuyên ngành, chuyên nghề, hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp, tiến dần lên hình thức trang trại nông nghiệp với quy mô và trình độ khác nhau.

b. Phát triển các tổ hợp tác

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân thƣờng mang tính nhỏ lẻ, manh mún, giá cung cấp đầu vào nhƣ cây, con giống, phân bốn thƣờng cao nhƣng sản phẩm nông sản bán ra thì thấp, vì vậy có nhiều bất lợi cho ngƣời dân. Để đảm bảo lợi ích cho ngƣời nông dân, phù hợp với yêu cầu sản xuất nhằm phát triển nông nghiệp cần phải nâng cao năng lực và phát triển các tổ hợp tác, vì tổ hợp tác sẽ hỗ trợ và thay đổi lớn trong quá trình sản xuất và khắc phục những khó khăn cho các hộ sản xuất nông nghiệp còn tồn tại. Tổ hợp tác tăng cƣờng đóng góp rất quan trọng vào việc giải quyết giữa sản xuất nhỏ manh mún thành sản xuất hàng hóa lớn hơn, là cơ sở hình thành

hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…nhằm tiếp cận thị trƣờng đầu vào đầu ra và các dịch vụ, tăng vốn đầu tƣ cho sản xuất, giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.

Hiện nay, thành phố đang phát triển các loại hình tổ hợp tác nhƣ: tổ hợp tác dệt; tổ hợp tác sản xuất cà phê, bở; tổ hợp tác chăn nuôi nai.

Để tăng cƣờng nguồn lực phát triển nông nghiệp trên bàn thành phố các nông hộ cần phát triển các loại hình tổ hợp tác sau: tổ hợp tác dịch vụ tổng hợp; tổ hợp tác sản xuất cây, con giống; tổ hợp tác cung ứng vật tƣ nông nghiệp; tổ hợp tác tiêu thụ sản phẩm; tổ hợp tác chung vốn xây dựng cơ sở vật chất.

c. Củng cố và phát triển hợp tác xã: - Củng cố các HTX hiện có

Tập trung xử lý dứt điểm các hợp tác xã hoạt động kém hiểu quả thuộc diện giải thể, đất đai thuộc sở hữu nhà nƣớc giao cho các tổ chức mới thành lập quản lý và hoạt động.

Tiếp tục đổi mới và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các HTX đã ổn định và đạt khá. Hƣớng dẫn và hỗ trợ các HTX hiện có hoạt động đúng luật HTX, ổn định, tiếp tục đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động và hoạt động có hiệu quả, nhất là các HTX ngành nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc tại chỗ để giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, góp phần xoá đói, giảm nghèo, an ninh trật tự tại địa phƣơng.

Soát xét lại Điều lệ, quy chế, cam kết kinh tế trong HTX phải đảm bảo điều kiện thành viên của HTX phải có vốn góp trên cơ sở có nhu cầu hợp tác và tự nguyện; dù là hình thức tập trung hay dịch vụ thì HTX đều phải đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên HTX; bảo đảm HTX là tổ chức kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh.

học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

Tạo điều kiện cho các đơn vị liên kết, liên doanh phát huy sức mạnh kinh tế tập thể, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng, nâng cao trình độ quản lý, tay nghề cho các cán bộ quản lý, xã viên các HTX.

Lồng ghép chƣơng trình phát triển kinh tế tập thể với các chính sách dân tộc thiểu số tại chỗ.

Khuyến khích thành lập các liên hiệp HTX để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong xu hƣớng hội nhập.

- Phát triển thêm các HTX mới

Song song với việc củng cố các HTX hiện có, thành phố hết sức coi trọng việc phát triển mới các loại hình kinh tế hợp tác trên địa bàn thành phố.

Xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác, trọng tâm là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời, đặc biệt trong nông lâm nghiệp phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại và phục vụ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại, phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nắm bắt thế mạnh về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu nông lâm sản tại chỗ để thành lập các tổ chức kinh tế hợp tác và HTX, thu hút lao động trẻ trên địa bàn để phát triển các ngành nghề sản xuất nhằm giải quyết việc làm, nâng thu nhập cho lao động tại chỗ.

d. Phát triển kinh tế trang trại

Trang trại là đơn vị cơ sở sản xuất rất quan trọng, cần tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nhƣ tinh thần Nghị quyết 06/NQ-HĐND của HĐND tỉnh “Về một số chính sách phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk Lắk” 28 . Việc đăng ký trang trại để đƣợc cấp giấy chứng nhận cần có sự thông thoáng hơn, kể cả việc nên xem xét lại tiêu chí vì không nên chỉ căn cứ vào diện tích đất canh tác và doanh số. Khuyến khích những hộ gia đình có đất đai

dƣới 3 ha nhƣng doanh số trên 100 triệu đồng đƣợc công nhận là trang trại. Trong điều kiện nông dân chƣa tích tụ đƣợc ruộng đất, chƣa có điều kiện thuê đất thì việc xem xét tiêu chí này là cần thiết.

Khuyến khích các trang trại tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay các trang trại diện tích đất nông nghiệp cho thấy quy mô còn nhỏ, khuyến khích tích tụ ruộng đất nhằm tạo điều kiện cho các trang trại đầu tƣ mở rộng sản xuất từ đó mới có khả năng áp dụng công nghệ, cơ khí hoá, hiện đại hoá, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Khuyến khích các trang trại kinh doanh tổng hợp, nâng cao chất lƣợng hàng hoá, xây dựng thƣơng hiệu để có thể đứng vững trên thƣơng trƣờng, không những trong nƣớc mà còn tham gia xuất khẩu.

Nâng cao trình độ quản lý, trình độ kinh doanh cho chủ trang trại cần phải phải làm ngay. Nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi phải có những kiến thức về các quy luật của nền kinh tế thị trƣờng. Tỷ lệ 87,3% chủ trang trại chƣa qua đào tạo cho thấy mặt yếu của quản lý và định hƣớng kinh doanh của các trang trại. Cần phải khuyến khích các thành phần khác tham gia phát triển trang trại, vì hiện nay trang trại xuất thân từ nông dân chiếm 83%, các thành phần khác chỉ chiếm 17%.

Hỗ trợ các trang trại đầu tƣ vào công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, xây dựng thƣơng hiệu, đầu tƣ cho công tác nâng cao chất lƣợng hàng hoá để tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 84)