Định hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 76)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.4. Định hƣớng phát triển

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá phải gắn với các vùng, tiểu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng phục vụ nhu cầu chế biến nông lâm sản và xuất khẩu nông sản; phát triển sản xuất và chế biến gắn với yêu cầu đa dạng của thị trƣờng để nâng cao giá trị xuất khẩu, đặc biệt là nâng cao giá trị kinh tế và văn hoá của thƣơng hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề nông thôn, nhất là ngành nghề truyền thống của đồng bào dân tộc và với việc phát triển ngành du lịch nhằm thực hiện đƣợc sự phân công lại lao động trong nông thôn và cho phép khai thác tối đa lợi thế của thành phố; phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tăng diện tích cây xanh của thành phố. Hình thành vùng chuyên canh sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, sản xuất rau xanh, hoa,...

a. Về trồng trọt: Phát triển ngành trồng trọt theo hƣớng thâm canh tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Đầu tƣ phát triển hệ thống thuỷ lợi, thực hiện tƣới chủ động và khoa học, tăng cƣờng áp dụng cơ giới hoá, sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, kiểm soát việc sử dụng hoá chất, tăng cƣờng đổi mới công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch, tổ chức tốt tiêu thụ sản phẩm,...

- Bố trí các vùng chuyên canh nông nghiệp chủ yếu

Cây lương thực: Lúa vẫn là cây lƣơng thực chủ lực và đƣợc bố trí ổn định diện tích gieo trồng lúa có xu hƣớng giảm, đến 2015 diện tích trồng lúa là 2.321ha và đến năm 2020 diện tích trồng lúa giảm đi còn 2.303 ha, do nhu cầu và khả năng chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác. Để phát triển sản xuất lúa cần phát triển các vùng lúa cao sản theo quy trình công nghệ mới cho năng suất chất lƣợng cao, cần tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác thủy lợi để tƣới tiêu chủ động tại phƣờng Khánh Xuân, xã Ea Kao, xã Hòa Thắng, xã Cƣ Êbur...

Cây rau và hoa, cây cảnh: Năm 2015 diện tích trồng các loại rau và hoa, cây cảnh sẽ bố trí khoảng trên 2.000ha. Một phần diện tích đƣợc bố trí ở vùng

chuyên canh rau an toàn, hoa tập trung đƣợc bố trí ở khu vực phƣờng Tân Tiến, Ea Kao, Khánh Xuân, Hòa Khánh, Cƣ Êbur. Định hƣớng đến năm 2020 diện tích trồng rau, đậu các loại và hoa, cây cảnh sẽ tăng lên khoảng 2.800ha. Nghiên cứu xây dựng một khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất rau quả an toàn, sản xuất giống cây, hoa kiểng,..tại khu vực xã Hòa Thắng, xã Hòa Khánh.

Cây công nghiệp lâu năm: Cây công nghiệp tập trung phát triển các cây chủ lực là cây cà phê, cao su, tiêu, điều, trong đó cây cà phê vẫn là cây trồng chủ lực nhất, năm 2015 diện tích trồng cà phê có thể giữ ổn định khoảng 13.000ha, tại các vùng chuyên canh ở các xã nhƣ Hòa thuận, Ea Tu, Hòa Thắng, Cƣ Êbur, nhƣng phải đầu tƣ thâm canh theo hƣớng tăng năng suất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Định hƣớng đến năm 2020 diện tích trồng cà phê giảm còn 12.000ha. Các loại cây lâu năm khác, nhƣ ca cao, hồ tiêu cần đƣợc đầu tƣ, diện tích trồng các loại cây này tăng lên do sử dụng một phần giảm của đất trồng cà phê và một phần đất nông nghiệp khác.

Cây ăn quả: Năm 2015 bố trí khoảng 800ha đất trồng cây ăn quả, tập trung phát triển các loại cây truyền thống và có thể phát triển thêm dứa, nhãn, cây khác. Phát triển cây ăn quả cần xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, mô hình vƣờn quả thu nhập cao, cần lựa chọn các giống cây ăn quả có chất lƣợng cao và hình thành các vùng cây ăn quả tập trung ở xã Cƣ Êbur, xã Ea Kao. Năm 2020 diện tích chính trồng cây ăn quả giảm còn khoảng 500ha. Cần lựa chọn đƣợc giống cây ăn quả chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu khách du lịch và ngƣời tiêu dùng đô thị.

b. Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, đại gia súc, gia cầm theo mô hình chăn nuôi trang trại công nghiệp và bán công nghiệp, mô hình chăn nuôi gia đình quy mô nhỏ và vừa. Tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm, phòng trừ dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm để ngƣời tiêu dùng yên tâm

trong việc sử dụng sản phẩm chăn nuôi.

- Bố trí sản xuất

Đối với đàn trâu: Định hƣớng đến năm 2020 ổn định quy mô đàn trâu là 200 con, tuy nhiên tùy theo yêu cầu của thị trƣờng để định hƣớng tăng hay giảm.

Đối với đàn bò: Đầu tƣ đàn bò phát triển chất lƣợng. Đàn Bò đƣợc tập trung phát triển ở các xã nhƣ: Ea Kao, Cƣ Êbur, Hòa Thắng, Hoà Phú, Hoà Xuân, Ea Tu. Định hƣớng đến năm 2020 quy mô đàn bò có thể tăng ở mức phù hợp với vùng nguyên liệu chăn nuôi bò khoảng 750con, cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trƣờng tại thành phố và các khu du lịch và công nghiệp, các khu đô thị.

Chăn nuôi gia cầm: đến năm 2015 đàn gia cầm khoảng 1.100.000 con và vào năm 2020 đạt ổn định 1.200.000 con. Đàn gia súc, gia cầm đƣợc tập trung phát triển ở các xã Hoà Khánh, Cƣ Êbur. Triển khai đầu tƣ xây dựng khu chăn nuôi gia cầm và cơ sở giết mổ gia cầm tập trung ở xã Cƣ Êbur và xã Hòa Khánh; nâng cấp các cơ sở giết mổ gia súc hiện có. Phát triển chăn nuôi gia cầm, lợn tập trung tại khu quy hoạch xã Hòa Thuận, xã Ea Tu.

Đầu tƣ phát triển chăn nuôi dê, các loại thú quý hiếm nhƣ nai, heo rừng, rắn ... nhằm cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng, khách sạn, cũng nhƣ phục vụ xuất khẩu.

Khuyến khích phát triển chăn nuôi ong lấy mật và thụ phấn cho cây. Để phát triển chăn nuôi gia súc, đại gia súc, gia cầm, cần khuyến khích phát triển chăn nuôi theo 2 mô hình chủ yếu, đó là mô hình trang trại chăn nuôi tập trung theo kiểu bán công nghiệp và mô hình hộ gia đình chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi thành phố phải tập trung mọi nỗ lực phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Để nâng cao chất lƣợng sản phẩm cần đầu tƣ nâng cao chất lƣợng con giống, cần chú ý nâng cáo chất lƣợng dịch vụ thú y, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh đảm bảo cho chăn nuôi phát triển,

kiểm soát tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để ngƣời tiêu dùng yên tâm trong việc sử dụng sản phẩm chăn nuôi ở thành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (full) (Trang 76)