7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng và không thể thiếu trong cơ cấu nền kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột. Thời gian tới, nông nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột đóng vài trò tích cực hơn, không chỉ góp phần vào tăng trƣởng chung của nền kinh tế mà còn liên kết chặc chẽ với phần còn lại của nền kinh tế để đạt đƣợc mục tiêu đƣa thành phố trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trƣớc năm 2020.
Dựa trên căn cứ một số dự báo cơ hội và thách thức, quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển luận văn đã đƣa ra 8 giải pháp triển nông nghiệp
thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian đến năm 2020 nhƣ sau: (1) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; (2) Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực; (3) Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; (4) Tăng cƣờng thâm canh trong nông nghiệp; (5) Lựa chọn các mô hình liên kết; (6) Phát triển và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; (7) Tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; (8) Phát triển công nghiệp chế biến nông sản.
KẾT LUẬN
Phát triển nông nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột toàn diện theo hƣớng hiện đại, đa dạng, sản xuất hàng hóa có giá trị cạnh tranh cao, bền vững và đảm bảo môi trƣởng sinh thái và an ninh lƣơng thực là mục tiêu của thành phố trong thời gian đến. Những năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nƣớc bị suy giảm nhƣng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản của thành phố vẫn duy trì mức tăng trƣởng ổn định. Cơ cấu ngành nông nghiệp có xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng phù hợp, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp. Đã quan tâm đƣa các giống mới, áp dụng khoa kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản cây trồng, vật nuôi.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện này ở thành phố, phát triển kinh tế nông nghiệp thời gian qua chƣa ổn định, vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, mang nặng tính tự phát và chƣa gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa quy mô lớn. Phần lớn nông sản sản xuất ra chƣa gắn với xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm, do vậy sản phẩm hàng hóa chƣa nhiều, chất lƣợng nông sản hàng hóa thấp, chƣa có tính cạnh tranh, chƣa có nhiều sản phẩm chế biến theo công nghệ cao, gắn với thị trƣờng tiêu thụ. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản, cũng nhƣ cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, nội bộ ngành trồng trọt, chăn nuôi vẫn diễn ra chậm. Việc chuyển giao, ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp còn chậm và mang tính tự phát. Công tác phát triển thị trƣờng chƣa đƣợc chú trọng.
Trên cơ sở chủ trƣơng chính sách chỉ đạo của Nhà nƣớc, các dự báo xu thế phát triển kinh tế của thành phố, dựa vào phân tích các nhân tố ảnh hƣởng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố và nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp, luận văn đã đƣa ra quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển nông nghiệp của thành phố đến năm 2020.
Để mô hình phát triển đã đƣợc đề ra trở thành hiện thực, nông nghiệp thành phố trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt 8 giải pháp cơ bản sau: (1) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; (2) Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực; (3) Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; (4) Tăng cƣờng thâm canh trong nông nghiệp; (5) Lựa chọn các mô hình liên kết; (6) Phát triển và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; (7) Tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; (8) Phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Các giải pháp trên phải đây phải đƣợc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả.
KIẾN NGHỊ 1. Kiến nghị Trung ƣơng
- Đề nghị Chính phủ quan tâm triển khai đầu tƣ tuyến Đƣờng sắt Phú Yên – Buôn Ma Thuột tạo khâu đột phá trong giao thông với các cảng biển miền Trung; đầu tƣ nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột theo hƣớng trở thành Cảng hàng không Quốc tế, đầu mối vận tải hàng không của khu vực Tây Nguyên với trong nƣớc và quốc tế; hoàn thiện xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông đƣờng bộ, trong đó chú trọng dự án đƣờng Hồ Chí Minh, các tuyến Quốc lộ 14, 26, 27 để tạo điều kiện hàng hóa nông sản thành phố Buôn Ma Thuột thông thƣơng đi các tỉnh và quốc tế, đồng thời tạo điều kiện phát triển thị trƣờng.
- Đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tƣ mở rộng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên để nâng cao, mở rộng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực nông lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghệ sinh học, bảo vệ môi trƣờng sinh thái phục vụ cho sự phát triển nông lâm nghiệp vùng Tây Nguyên nói chung, Buôn Ma Thuột nói riêng.
- Đề nghị Chính phủ đầu tƣ mở rộng Đại học Tây Nguyên để trƣờng cung cấp nguồn nhân lực ngày càng nhiều, chất lƣợng trong lĩnh vực nông nghiệp cho khu vực nói chung, Buôn Ma Thuột nói riêng.
- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét điều chỉnh lại Thông tƣ Số: 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về “Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại”, vì hiện nay việc đăng ký trang trại để đƣợc cấp giấy chứng nhận chỉ căn cứ vào diện tích đất canh tác và doanh số, cần có sự thông thoáng hơn (kể cả việc nên xem xét lại tiêu chí) để các hộ kinh doanh có điều kiện đƣợc hƣởng lợi từ chính sách phát triển trang trại.
- Chính phủ cần có chính sách ƣu đãi đặc biệt cho những nông dân có diện tích tái canh cà phê nhƣ: cho vay với lãi suất thấp, thời gian trả nợ chậm, thủ tục đơn giản, thuận tiện.
2. Kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk
- Thƣờng xuyên tổ chức các Hội nghị xúc tiến thƣơng mại, thu hút các nguồn lực đầu tƣ vào thành phố Buôn Ma Thuột, trong đó tập trung thu hút đầu tƣ vào phát triển nông nghiệp. Ủy quyền cho thành phố đƣợc kêu gọi đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản. Trong thời gian tới nghiên cứu xây dựng Trung tâm xúc tiến đầu tƣ vào nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Đề nghị tỉnh tăng nguồn kinh phí và mức hỗ trợ cho Thành phố thực hiện chƣơng trình MTQG xây dụng nông thôn mới nhƣ: tăng nguồn vốn đầu tƣ cho chƣơng trình ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp, chƣơng trình phát triển cà phê bền vững, chuyển giao tiến bộ, khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn Thành phố, nuôi trồng thuỷ sản, kiên cố hoá kênh mƣơng, đầu tƣ xây dựng đƣờng giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng …
- Tăng cƣờng bố trí vốn để đầu tƣ hoàn chỉnh hệ thống kênh cấp I do tỉnh quản lý, thƣờng xuyên nâng cấp duy tu, bảo dƣỡng công trình thủy lợi mà tỉnh quản lý để nâng cao năng lực tƣới tiêu của hệ thống thủy lợi thành phố.
- Đề nghị UBND tỉnh tạo điều kiện kêu gọi đầu tƣ hoàn chỉnh các chợ của 3 xã còn lại (xã Hòa Xuân, xã Ea Tu, xã Cƣ Êbur) theo hình thức xã hội hóa. Tiến hành nâng cấp các chợ đã xuống cấp, cùng với hệ thống siêu thị, trung tâm thƣơng mại trên địa bàn thành phố các chợ là kênh phối phối hàng nông sản hết sức cần thiết.
Ma Thuột có hiệu quả trên một số lĩnh vực nông nghiệp và hình thành một khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở khu vực ngoại thành.
- Đánh giá tình hình và kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn thành phố rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra giải pháp phù hợp với tình hình mới để tập trung thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch đề ra.
- Cần có sự vào cuộc cả hệ thống chính trị thành phố, thực hiện các giải pháp đồng bộ, vận động các nguồn lực của toàn xã hội của thành phố thực hiện thành công Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn, với mục tiêu năm 2015 có 3/8 xã đạt nông thôn mới, năm 2020 có 8/8 xã đạt nông thôn mới.
- Đề nghị thành phố tập trung thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 04/8/2011 của Thành ủy “Về phát triển kinh tế - xã hội các buôn, cụm dân cƣ dồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015” có hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ con giống, cây trồng cho các hộ đồng bào dân tộc.
4. Đề nghị UBND 8 xã
Tập trung các nguồn lực, thực hiện sáng tạo, thành công Chƣơng trình mục tiêu quốc về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn 8 xã thuộc thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020 xây dựng thành công nông thôn mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Thông tƣ Số: 27/2011/TT-BNNPTNT về “Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại”.
[2] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2006), Thông tƣ số 01/2006/TT-BKH hƣớng dẫn tiêu chí đánh giá và phân loại Hợp tác xã.
[3] Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông.
[4] Bùi Quang Bình (2013), Dân số và phát triển kinh tế Miền Trung – Tây
Nguyên, NXB Thông tin và Truyền thông.
[5] Vũ Trọng Khải (2008), Tích tụ ruộng đất – trang trại và nông dân.
[6] Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
[7] Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Buôn Ma Thuột, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
[8] Niêm giám thống kê thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2008 đến năm 2013.
[9] Hoàng Ngọc Hòa Sa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta.
[10] Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và mai sau.
[11] Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa.
[12] Nguyễn Trần Trọng (2012), Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
[13] Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 936/QĐ-TTg về “ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến
[14] UBND thành phố Buôn Ma Thuột (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020.
[15] UBND thành phố Buôn Ma Thuột (2014), Điều chỉnh quy hoạch chung
xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025.
[16] UBND thành phố Buôn Ma Thuột (2013), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) - TP. Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk.
[17] UBND thành phố Buôn Ma Thuột (2008), Quy hoạch thủy lợi chi tiết
các lưu vực sông suối trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
[18] Nguyễn Chí Vỳ và Hoàng Xuân Nghĩa – Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Bốn hướng đột phá chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn hiện nay.
Phụ lục 2: Diện tích, dân số và mật độ dân số thành phố năm 2013 STT Phƣờng, xã Diện tích Dân số Mật độ dân số (ngƣời/km2) Số lƣợng (km2) Tỷ lệ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ Tổng số 377,18 100 344.637 100 914 1 P. Tân Lập 9,69 2,57 23.271 6,75 2.402 2 P. Tân Hòa 5,37 1,42 11.912 3,46 2.218 3 P. Tân An 10,87 2,88 17.264 5,01 1.588 4 P. Thống Nhất 0,34 0,09 5.895 1,71 17.338 5 P. Thành Nhất 10,4 2,76 13.820 4,01 1.329 6 P. Thắng Lợi 0,87 0,23 8.122 2,36 9.336 7 P. Tân Lợi 14,28 3,79 21.383 6,20 1.497 8 P. Thành Công 1,13 0,30 16.049 4,66 14.203 9 P. Tân Thành 5,16 1,37 18.356 5,33 3.557 10 P. Tân Tiến 2,51 0,67 15.983 4,64 6.368 11 P. Tự An 5,26 1,39 18.659 5,41 3.547 12 P. Ea Tam 13,78 3,65 28.748 8,34 2.086 13 P. Khánh Xuân 21,84 5,79 24.488 7,11 1.121 14 Xã Hòa Thuận 16,9 4,48 14.225 4,13 842 15 Xã Cƣ Êbur 42,45 11,25 16.981 4,93 400 16 Xã Ea Tu 28,62 7,59 15.775 4,58 551 17 Xã Hòa Thắng 31,63 8,39 17.472 5,07 552 18 Xã Ea Kao 46,96 12,45 16.956 4,92 361 19 Xã Hòa Phú 51,04 13,53 16.625 4,82 326 20 Xã Hòa Khánh 33,94 9,00 15.563 4,52 459 21 Xã Hòa Xuân 24,14 6,40 7.090 2,06 294
Phụ lục 3: Sơ đồ chế biến cà phê theo phƣơng pháp ƣớt
Cà phê tƣơi sau thu hoạch
Sàn lọc nguyên liệu Đất, cành, que…
Rửa thô Xay vỏ Đánh nhớt Làm ráo Sấy khô Đóng bao cà phê thành phẩm Nƣớc thải Nƣớc thải, vỏ cà phê Hạt xanh Nƣớc cấp Enzim pectinaza Quạt gió Nhiệt Nƣớc thải Khí thải Khí thải Xay vỏ Vỏ khô Đánh bóng Phân loại hạt
Phụ lục 4: Sơ đồ chế biến cà phê theo phƣơng pháp khô
Cà phê tƣơi sau thu hoạch
Phơi, sấy khô
Xay, sát Hệ thống sàn phân loại Đánh bóng Thành phẩm Vỏ quả khô Tạp chất