Cấu trúc chương trình

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học kiến tạo trong dạy học chương nhóm oxi hóa học 10 nâng cao (Trang 48)

2.1.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình hóa học nâng cao

Chương trình môn Hóa học THPT nâng cao được xây dựng theo những quan điểm sau:

1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu môn Hóa học THPT.

2. Đảm bảo tính phổ thông, nâng cao, tính khoa học, tính thực tiễn, tính hiện đại, tính khả thi.

3. Đảm bảo tính đặc thù của môn Hóa học:

- Tăng cường thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm chứng minh và thực hành hóa học. - Chú ý đến PP nghiên cứu, hình thành các khái niệm, định luật, lí thuyết cơ bản của hóa học và việc hình thành kiến thức về các chất cụ thể.

4. Đảm bảo tính định hướng đổi mới PPDH hóa học theo hướng tích cực hóa: - Giáo viên là người thiết kế, tổ chức các hoạt động; HS tự giác, tích cực hoạt động nhận thức và hình thành kĩ năng cho bản thân.

- Sử dụng các thí nghiệm hóa học có hiệu quả trong quá trình nghiên cứu các loại hình bài học.

5. Đảm bảo việc thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS:

- Xác định mức độ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng học tập của HS ở các mức độ biết, hiểu và vận dụng.

- Khả năng giải các loại hình bài tập trắc nghiệm, tự luận ( định tính và định lượng) và phong phú về nội dung.

- Đánh giá trình độ tư duy cũng như khả năng vận dụng kiến thức để phát hiện và giải quyết một vấn đề nào đó.

6. Đảm bảo được tính kế thừa những thành tựu dạy học Hóa học trong nước và thế giới: - Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình hóa học cải cách, chương trình hóa học chuyên ban.

42

- Nghiên cứu và học tập có chọn lọc những kinh nghiệm tốt từ chương trình hóa học của các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

7. Đảm bảo tính phân hóa của chương trình hóa học phổ thông, có các loại chương trình sau:

- Chương trình hóa học cơ bản - Chương trình hóa học nâng cao

- Chương trình hóa học tự chọn nâng cao

2.1.1.2. Cấu trúc của chương trình hóa học 10 nâng cao

Chương trình môn Hóa học lớp 10 nâng cao có nội dung cấu trúc như sau:

a. Hệ thống kiến thức cơ sở hóa học

Chúng được dùng làm lí thuyết chủ đạo để nghiên cứu các chất hóa học, đó là: - Cấu tạo nguyên tử.

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.

- Liên kết hóa học (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại).

- Phản ứng hóa học (phản ứng oxi hóa – khử và phản ứng không oxi hóa – khử; phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt). Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa- khử.

- Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

b. Các nhóm nguyên tố hóa học

- Nhóm halogen ( Các đơn chất và hợp chất của clo, flo, brom, iot).

- Nhóm oxi (Oxi, ozon, hidro peoxit, đơn chất lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh)

2.1.2.Chuẩn kiến thức và kĩ năng SGK hóa học 10 nâng cao 2.1.2.1. Về kiến thức

- Biết thành phần cấu tạo, điện tích và khối lượng của hạt nhân nguyên tử, sự chuyển động của các electron trong nguyên tử; Hiểu được mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học của các nguyên tố.

- Biết được quy luật biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron nguyên tử, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, độ âm điện, hóa trị, tính kim loại và tính phi kim, tính axit – bazơ của oxit và hidroxit trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Biết sự hình thành các liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại trong hợp chất và đơn chất.

- Biết cấu tạo và tính chất các loại mạng tinh thể phổ biến ( mạng tinh thể nguyên tử, mạng tinh thể phân tử, mạng tinh thể ion, mạng tinh thể kim loại).

43

- Hiểu được thế nào là chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử.

- Hiểu được tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen, của các đơn chất và hợp chất của flo, clo, brom, iot. Biết nguyên tắc và phương pháp điều chế, những ứng dụng của đơn chất và hợp chất của các nguyên tố halogen.

- Hiểu được tính chất hóa học cơ bản của nhóm oxi, tính chất hóa học của oxi, ozon, hidro peoxit, lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh. Biết nguyên tắc, phương pháp điều chế và ứng dụng của oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của chúng.

- Hiểu được các khái niệm cân bằng hóa học, sự chuyển dịch cân bằng và những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Biết vận dụng biểu thức hằng số cân bằng trong bài tập, biết ý nghĩa của tốc độ phản ứng và tính tốc độ trung bình của phản ứng.

2.1.2.2. Về kĩ năng

- Biết tiến hành những thí nghiệm với mục đích nghiên cứu và minh họa trong quá trình học tập hóa học.

- Biết lập kế hoạch để giải các bài tập hóa học, một đề tài nghiên cứu nhỏ liên quan đến hóa học.

- Biết vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong đời sống sản xuất.

- Biết cách nghiên cứu SGK và các tài liệu tham khảo như: tóm tắt, hệ thống hóa, phân tích, kết luận…

2.1.2.3. Về thái độ

- Say mê, hứng thú học tập môn Hóa học.

- Ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật nói chung, của hóa học nói riêng vào đời sống, sản xuất.

- Rèn luyện các đức tính: cẩn thận, trung thực, kiên nhẫn, tỉ mỉ, khoa học trong công việc. Tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

2.2. Mục tiêu bài học và một số chú ý về PPDH chương nhóm oxi

2.2.1. Mục tiêu của chương 2.2.1.1.Về kiến thức 2.2.1.1.Về kiến thức

HS biết vận dụng các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử … để hiểu được:

44

- Tính chất hóa học của các hợp chất của oxi (H2O2) và của lưu huỳnh (H2S, SO2, SO3, H2SO4).

- Những ứng dụng quan trọng của oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của chúng.

2.2.1.2.Về kĩ năng

Tiếp tục hình thành và củng cố các kĩ năng:

- Thực hành, thí nghiệm về tính chất hóa học của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của chúng.

- Quan sát, giải thích, kết luận các hiện tượng thí nghiệm, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (ô nhiễm không khí, đất, nước; sự suy giảm tầng ozon, mưa axit,…)

- Xác định chất khử, chất oxi hóa, cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp cân bằng electron hoặc cân bằng số oxi hóa.

- Giải các bài tập liên quan đến kiến thức của chương.

2.2.1.3. Tình cảm, thái độ

Có ý thức bảo vệ môi trường, chống gây ô nhiễm các nguồn: không khí, đất đai, nước.

2.2.2. Một số điểm cần lưu ý khi dạy học chương nhóm oxi

- Giáo viên cần biết những kiến thức, kĩ năng mà HS đã được trang bị ở lớp 8, lớp 9 để kế thừa và phát triển, tránh trùng lặp.

- Triệt để vận dụng những kiến thức đã có ở HS về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử,…để nghiên cứu các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong nhóm.

2.3. Tổ chức quá trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo

2.3.1. Một số biện pháp tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập của HS 2.3.1.1. Mục đích

Nhìn chung, các kiến thức hóa học ở bậc trung học cơ sở là gần gũi và thực tế với HS. Học sinh đã có trước vốn kiến thức khá nhiều có liên quan đến các nội dung cần nghiên cứu ở bậc trung học phổ thông. Đặc biệt, chương nhóm oxi hóa học lớp 10 là sự phát triển cao hơn nội dung kiến thức lớp 9 và đó cũng là những nội dung kiến thức có tính thực tiễn cao, rất gần với cuộc sống đời thường của HS. Do vậy việc điều tra, tìm hiểu kiến thức vốn có cũng như nhu cầu học tập của HS là nhằm xác định:

45

- Những kiến thức đã có của HS tạo thuận lợi hay cản trở như thế nào cho việc lĩnh hội các nội dung kiến thức của chủ đề sắp học?

- Nhu cầu cần tìm hiểu, nghiên cứu, biết thêm của HS là ở các nội dung nào? Trên cơsở đó, GV sẽ giúp HS củng cố, bổ sung và phát triển thêm những nội dung kiến thức cần thiết. Đồng thời, qua khâu tìm hiểu sẽ giúp cho GV nắm bắt thêm tâm tư, nguyện vọng, các suy nghĩ, sở thích, … của HS để định hướng xây dựng, phát triển nội dung bài học phù hợp và một điều quan trọng khác là giúp cho GV thiết kế các hoạt động học tập mang lại hiệu quả cao nhất.

2.3.1.2. Các biện pháp sư phạm

Trong quá trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo và thực nghiệm sư phạm ở các trường trung học phổ thông, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau đây:

a. Kết hợp tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập với kiểm tra miệng

Trong biện pháp này, GV có thể tiến hành: - Đặt các câu hỏi kiểm tra kiến thức của bài trước.

- Đặt các câu hỏi kiểm tra kiến thức đã có về nội dung bài sắp học.

b. Tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập của học sinh qua phiếu điều tra

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thấy rằng việc tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập của HS qua phiếu điều tra cho kết quả tốt bởi vì kết quả điều tra bằng phiếu giúp cho GV thu nhận được rất nhiều thông tin nội dung kiến thức của HS về chủ đề sắp dạy, mặt khác sử dụng phiếu điều tra được áp dụng dễ dàng và rất thuận lợi đối với tất cả các loại bài học.

c. Sử dụng phiếu học tập

Sử dụng phiếu học tập để tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập của HS được áp dụng trong các bài học có nội dung kiến thức hoàn toàn mới, HS chưa được nghiên cứu ở các lớp dưới hoặc các bài tập cần có sự hỗ trợ của cả nhóm.

d. Sử dụng trò chơi để tìm hiểu kiến thức đã có của HS

Giáo viên có thể thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ, đố vui… với nội dung câu hỏi là phần kiến thức HS đã học trước đó hay kiến thức có liên quan đến bài mới. Biện pháp này vừa có thể giúp HS ôn lại kiến thức cũ, vừa giúp GV tìm hiểu được kiến thức đã có của HS, đồng thời tạo không khí lớp học sôi nổi, gây hứng thú học tập cho học sinh.

46

Qua thực nghiệm nhận thấy: các yếu tố “thời gian hạn chế” và “lớp HS quá đông” là những nguyên nhân quan trọng đã ảnh hưởng tới việc GV quan tâm đến các ý kiến của HS cũng như nắm bắt được các kiến thức và nhu cầu học tập của các em. Vì vậy, GV cần lựa chọn và phối hợp các biện pháp điều tra một cách thích hợp để có sự quan tâm một cách thích đáng đối với việc tiếp thu kiến thức mới của HS, đồng thời kết quả của công việc này sẽ giúp cho GV xây dựng hoặc lựa chọn được các tình huống học tập khác nhau sao cho phù hợp nhất với HS của mình.

2.3.2. Tạo môi trường học tập cho HS kiến tạo kiến thức 2.3.2.1. Mục đích

Tạo môi trường học tập thuận lợi cho HS kiến tạo kiến thức là thể hiện nét đặc thù trong dạy học theo lí thuyết kiến tạo và là một điều kiện quan trọng trong quá trình học tập của HS. Môi trường học tập thuận lợi sẽ giúp HS trao đổi – thảo luận, tìm tòi – phát hiện và giải quyết các vấn đề học tập. Mặt khác, môi trường học tập tích cực sẽ tạo cho mỗi cá nhân HS nhận thấy được nhu cầu, hứng thú và nhiệm vụ phải giải quyết các vấn đề học tập.

2.3.2.2. Các biện pháp cụ thể

Biện pháp 1. Giáo viên tạo tình huống có vấn đề, HS giải quyết vấn đề, kết quả là HS kiến tạo được kiến thức. Biện pháp này đóng vai trò quan trọng trong dạy học theo lí thuyết kiến tạo và thể hiện nét đặc trưng là học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá để xây dựng kiến thức.

Ví dụ: Nghiên cứu tính oxi hóa của axit sunfuric đặc GV tạo tình huống có vấn đề bằng thí nghiệm “Cu tác dụng với axit sunfuric đặc ”.

- Giáo viên đặt câu hỏi chung cho cả lớp: “ Cu đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với axit sunfuric loãng. Vậy liệu Cu có tan trong axit sunfuric đặc không và nếu có thì sản phẩm tạo thành là những chất nào?”

- Giáo viên lắng nghe câu trả lời, ghi lại những ý kiến của HS.

- Cho HS quan sát video thí nghiệm. Tự HS nêu hiện tượng, giải thích hiện tượng, viết PTHH, nêu vai trò của H2SO4 đặc trong phản ứng.

- Giáo viên quan sát chỉ giúp đỡ khi cần thiết

Biện pháp 2. Giáo viên tạo tình huống cho HS dự đoán tính chất và tự đề xuất, xây dựng phương hướng kiểm chứng bằng thực nghiệm. Khi đó, GV phải chuẩn bị, tạo

47

điều kiện về các phương tiện và định hướng cách thức tổ chức để HS thực hiện theo dự định của mình.

Biện pháp 3. Giáo viên xây dựng các bài tập nhận thức có liên quan đến thực tiễn để HS thấy có nhu cầu, hứng thú tìm hiểu từ đó làm thay đổi nhận thức và kiến tạo được kiến thức

- Ví dụ 1. Giáo viên có thể xây dựng bài tập thực tiễn như sau: Điều gì xảy ra khi nhỏ axit sunfuric đặc vào đường glucozo, giấy, vải, gỗ…?

Giáo viên cho các nhóm dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm. Nêu hiện tượng, giải thích viết PTHH từ đó rút ra những lưu ý khi làm việc với H2SO4 đặc. - Ví dụ 2. Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?

A. Ozon trơ về mặt hóa học

B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng

C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh

D. Ozon không tác dụng được với nước

Biện pháp 4. Giáo viên cung cấp các điều kiện, tư liệu học tập để HS kiến tạo kiến thức. Giáo viên có thể cung cấp cho HS:

- Các phim thí nghiệm: Tư liệu này giúp cho HS quan sát, nhận xét các thí nghiệm độc hại hoặc khó mà trong phòng thí nghiệm hoặc ở lớp học không có điều kiện tiến hành. - Các mô hình, sơ đồ biểu diễn quy trình sản xuất, các hình ảnh minh họa ứng dụng, lợi ích hay tác hại của các hợp chất.

- Các tư liệu trên mạng internet, các sách tham khảo liên quan đến nội dung học tập để giúp cho HS đọc, nghiên cứu và thảo luận.

- Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.

Để kiến tạo kiến thức, HS phải tự tiến hành thí nghiệm dưới sự quản lí giúp đỡ và hướng dẫn của GV từ đó HS rút ra kết luận. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện thì cung cấp thêm các phương tiện hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng, … nhằm giúp cho HS có được môi trường học tập hiệu quả hơn.

Biện pháp 5. Tổ chức các hoạt động học tập hợp tác theo nhóm Có thể tổ chức học tập nhóm hợp tác theo các cách sau:

48

- Trao đổi, thảo luận bình đẳng: cách tổ chức này được thực hiện khi nhóm học sinh nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của chất hoặc thảo luận nhóm để tìm ra lời giải, nhận xét, kết luận cho một vấn đề học tập hay

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học kiến tạo trong dạy học chương nhóm oxi hóa học 10 nâng cao (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)