Cơ sở để xây dựng nên mô hình môi trường học tập kiến tạo là khái niệm
“vùng phát triển gần nhất” – đó là vùng mà với trình độ tâm lý hiện tại, với những
tri thức, kĩ năng đã có và dưới sự hướng dẫn của GV, HS có thể vươn tới để tiếp thu những tri thức mới gần gũi nhất với những tri thức đã có để đạt đuợc một trình độ phát triển cao hơn.
Dạy học không tồn tại độc lập, cũng không trùng khớp mà có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển. Dạy học đi trước để kích thích, dẫn dắt, định hướng sự phát triển, và ngược lại, quá trình phát triển phải đi liền sau quá trình dạy học, tạo ra “vùng phát triển gần nhất”. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường phù hợp, thân thiện đối với học tập là một công việc quan trọng trong dạy học theo LTKT. GV cần phải xây dựng môi trường học tập phù hợp, sao cho người học vừa có thể
22
làm việc độc lập vừa có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc sử dụng đa dạng các công cụ và nguồn thông tin để cùng nhau lĩnh hội và vận dụng tri thức. Mô hình dạy học theo LTKT được mô tả theo hình sau
Hình 1.1.Mô hình dạy học theo lí thuyết kiến tạo Đặc điểm cơ bản của mô hình dạy học theo lí thuyết kiến tạo:
- Bài giảng của GV sẽ không theo một khuôn mẫu cứng nhắc, cố định nào đó mà có thể theo nhiều kịch bản khác nhau. Điều này sẽ tạo điều kiện cho GV và HS tham gia vào quá trình dạy học theo nguyên tắc: HS - tìm kiếm; GV - tư vấn và trợ giúp. Giáo viên khuyến khích HS tự đưa ra các câu hỏi, tình huống để khám phá đối tượng, giúp HS mở rộng kiến thức và vận dụng tốt hơn các kiến thức thu được vào các tình huống khác nhau. Trong quá trình tư vấn - trợ giúp GV đặc biệt chú ý truyền đạt cho HS phương pháp khái quát, tổng hợp kiến thức từ các dữ liệu, tình huống học tập mà HS đã kiến tạo.
- Khi kiến tạo kiến thức không chỉ dựa vào bài giảng, nội dung kiến thức GV đưa cho mà còn căn cứ vào các hoạt động tương tác đối thoại giữa GV với HS, giữa HS với HS, thông tin từ nguồn tài liệu khác qua sách, báo, tra cứu trên mạng…
- Việc kiểm tra đánh giá, thi cử không chỉ là công cụ đôn đốc, bắt buộc HS phải thực hiện theo yêu cầu của chương trình, của GV mà còn phải là công cụ để GV và HS đánh giá đúng trình độ của HS và kết quả đào tạo. Như vậy cần đa dạng hóa các hình thức kiểm tra để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn bảo đảm khả năng phân loại HS theo các tiêu chí khác nhau một cách khách quan. Thi và kiểm tra không phải là mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học [27, tr.83].
HỌC SINH (Cá nhân và nhóm)
NỘI DUNG HỌC TẬP Giáo viên tạo môi trường và nội
dung học tập phức hợp
23
1.5. Một số phương pháp và kĩ thuật sử dụng trong dạy học theo QĐKT
1.5.1. Về PPDH tích cực
1.5.1.1. Khái niệm PPDH tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là các PPDH hướng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học dưới sự tổ chức, điều khiển và định hướng của người dạy nhằm đạt được kết quả tối ưu của quá trình hoạt động nhận thức. Bản chất của PPDH tích cực cũng là xuất phát từ quan điểm dạy học “lấy HS làm trung tâm” và quan điểm dạy học “Hoạt động hóa người học”.
Dạy học tích cực đồng nghĩa với việc HS là chủ thể hoạt động nhận thức, tích cực hoạt động để tìm ra kiến thức mới. Giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Việc đánh giá HS dựa trên sự hứng thú học tập, hiểu và vận dụng được các kiến thức đã học.
1.5.1.2. Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
- Đặt trọng tâm vào hoạt động của người học. - Coi trọng hoạt động tổ chức, điều khiển của GV.
- Các mối quan hệ tương tác thầy – trò, trò – trò phong phú và đa dạng. - Tính vấn đề cao của nội dung dạy học.
- Mang lại kết quả học tập cao.
1.5.1.3. Đổi mới PPDH theo định hướng dạy học tích cực
Các PPDH truyền thống tuy đã khẳng định được những thành công nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Phổ biến vẫn là PPDH thuyết trình - thiên về truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt, không đáp ứng với các yêu cầu đã nêu. Do đó chúng ta phải đổi mới PPDH theo hướng dạy cách học, cách suy nghĩ, dạy PP tư duy:
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình nhận thức, vận dụng. - Tạo điều kiện để HS tự phát hiện, tìm hiểu, đặt và giải quyết vấn đề. - Tăng cường trao đổi, thảo luận.
- Tạo điều kiện hợp tác trong nhóm.
- Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
- Tận dụng tri thức thực tế của học sinh để xây dựng kiến thức mới.
Như vậy đổi mới PPDH nói chung và PPDH hóa học nói riêng là một yêu cầu khách quan và là một nhu cầu tất yếu của xã hội học tập.
24
Dưới đây là một số phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực theo quan điểm kiến tạo: Dạy học theo dự án, dạy học nhóm và tự học có hướng dẫn
1.5.2. Phương pháp dạy học theo dự án 1.5.2.1. Khái niệm 1.5.2.1. Khái niệm
Là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Học theo dự án (Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống [11, tr.125 ]. Học theo dự án đặt người học vào tình huống có vấn đề nhưng việc giải quyết vấn đề đòi hỏi sự tự lực cao của người học.
1.5.2.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án
Có rất nhiều kiểu dự án được tiến hành trong lớp học. Một dự án được coi là hiệu quả khi nó đạt được sự cân bằng giữa khả năng thực hiện của HS với ý đồ thiết kế của GV, chỉ rõ những công việc HS cần làm. Những đặc điểm dưới đây sẽ giúp nhận diện rõ thế nào là bài học theo dự án hiệu quả:
- Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học.
- Dự án tập trung vào các mục tiêu học tập, những hiểu biết của HS sau quá trình học. - Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên.
- Dự án có liên hệ với thực tiễn.
- Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá trình thực hiện. - Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của HS.
- Thời gian thực hiện dự án kéo dài.
1.5.2.3. Quy trình thực hiện a. Giai đoạn chuẩn bị
Bước 1. Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo dự án được hiệu quả
- Lựa chọn nội dung học tập: thực hiện trong phạm vi một môn học hay liên môn. Từ đó, xác định chủ đề cho HS nghiên cứu.
25
- Phân bố thời gian học tập: Có thể thực hiện trong phân phối chương trình chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc trong hoạt động ngoại khóa.
- Thời lượng: tùy thuộc vào quy mô và nội dung dự án
- Tài liệu: Tư liệu sẵn có mà GV cung cấp cho HS, thư viện, internet, bạn bè…
- Các công cụ hỗ trợ khác: các phần mềm (word, Excel, powerpoint….), máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, máy ghi âm…
Bước 2. Thiết kế kế hoạch bài học theo dự án- Thiết kế mục tiêu: Căn cứ vào chuẩn
kiến thức, kỹ năng trong chương trình và những kỹ năng tư duy bậc cao mong muốn đạt được.
- Thiết kế bộ câu hỏi khung: gồm 3 dạng
+ Câu hỏi khái quát: là các câu hỏi mở rộng, có tính mở, đề cập đến các ý tưởng
lớn và các khái niệm xuyên suốt.
+ Câu hỏi bài học: thể hiện mức độ hiểu những khái niệm cốt lõi về dự án của HS,
phải có đáp án mở, lôi cuốn HS vào việc khám phá những ý tưởng cụ thể đối với từng chủ đề, môn học, bài học.
+ Câu hỏi nội dung: Mang tính thực tiễn cao, bám sát các chuẩn và mục tiêu đã đề ra; giúp HS xác định “ai?”, “cái gì?”, “ở đâu?”… giúp HS tập trung vào những thông tin xác thực với nội dung và mục tiêu bài học.
- Lập kế hoạch đánh giá: Nên tập trung vào những câu hỏi cụ thể như “HS hướng
đến các mục tiêu học tập như thế nào?”, “HS sử dụng những kỹ năng tư duy nào?”, “liệu HS có nâng cao được khả năng tự quản lý, tư duy sâu để học tốt hơn hay không?”.
- Thiết kế các hoạt động: Để lôi cuốn HS tham gia tích cực vào việc học, GV cần xây
dựng các tình huống, áp dụng các kỹ thuật học tích cực để thiết kế các hoạt động.
b. Tổ chức cho học sinh học theo dự án
Bước 1. Quyết định chủ đề dự án
- Giáo viên tạo điều kiện để HS đề xuất chủ đề, xác định mục tiêu dự án.
- Chủ đề khởi đầu bằng 1 ý tưởng có liên quan đến nội dung học tập mà gắn liền với thực tiễn mà HS quan tâm, yêu thích.
26
- Xây dựng tiểu chủ đề và xác định các vấn đề nghiên cứu cụ thể. Giáo viên hướng dẫn HS làm việc theo nhóm sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn… để xác định các tiểu chủ đề từ các ý tưởng lớn ban đầu.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch
- Học sinh lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học sinh xây dựng những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
- Có thể sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H, trong đó câu hỏi “tại sao? Như thế nào?” là quan trọng nhất.
Bảng 1.2: Bảng phân công nhiệm vụ trong dạy học dự án
STT Tên thành viên Nhiệm vụ Thời gian hoàn thành ...
…. ….
Bước 3. Thực hiện dự án
- Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch; kết hợp lý thuyết và thực hành tạo ra sản phẩm.
- Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Bước 4. Giới thiệu sản phẩm dự án
- Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu và công bố sản phẩm.
- Kết quả thực hiện dự án có thể được công bố dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo bằng văn bản, bài trình diễn powerpoint.
- Sản phẩm có thể là sản phẩm vật chất hay phi vật chất.
- Sản phẩm được trình bày giữa các nhóm HS trong một lớp hoặc được giới thiệu trước toàn trường hay ngoài xã hội.
Bước 5. Đánh giá dự án
- Giáo viên và HS đánh giá kết quả và quá trình; rút ra kinh nghiệm. - Cần phải trả lời được các câu hỏi:
+ Dự án vừa được thực hiện có cho phép một sự học tập tích cực nào không? + Trong tương lai dự án có thể thực hiện khác được không?
27
- Cần tiến hành hoạt động nhìn lại quá trình thực hiện dự án để thực hiện công việc tổng kết và đưa ra kết luận rộng hơn bằng cách xoay quanh các câu hỏi:
+ Mục đích học tập đạt được hay chưa?
+ Liệu sản phẩm của dự án có dùng được hay không? + Những thiếu sót gì đã bỏ qua?
- Sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau như: Trao đổi bằng thư, đánh giá toàn lớp, đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá, HS nêu câu hỏi, đánh giá các nhóm…
1.5.2.4. Ưu và nhược điểm của dạy học theo dự án a. Ưu điểm:
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học
- Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm của HS
- Phát triển khả năng sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự đánh giá - Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính tích hợp - Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn
- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp
- Cho phép phân hóa trình độ.
b. Hạn chế
- Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản.
- Đòi hỏi nhiều thời gian để HS nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu... Vì vậy, dạy học dự án không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống.
- Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
- Đòi hỏi GV phải nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ nhất định.
1.5.3. Phương pháp dạy học nhóm 1.5.3.1. Khái niệm 1.5.3.1. Khái niệm
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
28
1.5.3.2. Tiến trình dạy học theo nhóm
Tiến trình dạy học nhóm được chia thành 3 giai đoạn cơ bản
Hình 1.2. Tiến trình dạy học theo nhóm a. Nhập đề và giao nhiệm vụ
Giai đoạn này được thực hiện trong toàn lớp, bao gồm những hoạt động chính sau: - Giới thiệu chủ đề chung của giờ học: Thông thường GV thực hiện việc giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung cũng như những chỉ dẫn cần thiết thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu. Đôi khi việc này cũng được giao cho HS trình bày với điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị từ trước cùng GV
- Xác định nhiệm vụ của các nhóm: Xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể của các nhóm, xác định rõ những mục tiêu cụ thể cần đạt được. Thông thường, nhiệm vụ của các nhóm là giống nhau, nhưng cũng có thể khác nhau.
- Thành lập các nhóm làm việc: Có rất nhiều phương án thành lập nhóm khác nhau. Tùy theo mục tiêu dạy học để quyết định thành lập nhóm.
1. NHẬP ĐỀ VÀ GIAO NHIỆM VỤ • Giới thiệu chủ đề • Xác định nhiệm vụ các nhóm • Thành lập nhóm 2. LÀM VIỆC NHÓM • Chuẩn bị chỗ làm việc • Lập kế hoạch làm việc • Thỏa thuận quy tắc làm việc • Tiến hành giải quyết nhiệm vụ • Chuẩn bị báo cáo kết quả
3.TRÌNH BÀY KẾT QUẢ /ĐÁNH GIÁ Các nhóm trình bày kết quả. Đánh giá kết quả Làm việc toàn lớp Làm việc toàn lớp Làm việc nhóm
29
b. Làm việc nhóm
Trong giai đoạn này các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó có những hoạt động chính là:
- Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm: Cần sắp xếp bàn ghế phù hợp với công việc nhóm, sao cho các thành viên có thể đối diện nhau để thảo luận. Cần làm nhanh để không